Luận Văn Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngoài quốc doanh ở nhtm cổ phần á châu hải phòng

Thảo luận trong 'Marketing' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NGOÀI QUỐC DOANH Ở NHTM CỔ PHẦN Á CHÂU HẢI PHÒNG

    CHƯƠNG III
    MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NGOÀI QUỐC DOANH Ở NHTM CỔ PHẦN Á CHÂU HẢI PHÒNG


    1. ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGOÀI QUỐC DOANH CỦA NHTM CỔ PHẦN Á CHÂU HẢI PHÒNG .
    Qua thực tiễn hoạt động kinh doanh trong những năm gần đây, đặc biệt là 2004, NHTM Cổ phần Á châu Hải Phòng đã rút ra được những thành công, hạn chế và bài học kinh nghiệm cho sự phát triển bền vững của Ngân hàng.
    Để ngày càng thực hiện tốt hơn chức năng nhiệm vụ của mình trong giai đoạn mới, Chi nhánh NHTM Cổ phần Á châu Hải Phòng cần phải không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng. chất lượng tín dụng chính là sự đáp ứng yêu cầu của khách hàng, phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của Chi nhánh.
    Định hướng trong công tác tín dụng ngoài quốc doanh ở NHTM Cổ phần Á châu Hải Phòng tập trung vào một số mục tiêu sau:
    Năm 2004 mở ra một triển vọng tốt đẹp, nền kinh tế Việt Nam đứng trước những cơ hội lớn, tiếp cận được nhiều thị trường như vậy, Việt Nam sẽ phải cắt giảm 775 dòng thuế nhập khẩu theo khuôn khổ AFTA và Trung Quốc đang trở thành đối thủ hết sức nặng ký đòi hỏi các doanh nghiệp phải phấn đấu hơn nữa để không để mất thị phần ngay tại Việt Nam. Mặt khác, việc thực hiện hiẹp định thương mại Việt Mỹ và những cam kết của Việt Nam khi gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO cũng đặt ra cho NHTM Cổ phần Á châu những thử thách mới. Vì vậy NHTM Cổ phần Á châu Hải Phòng xác định phải tập trung cao độ các nguồn lực để thích nghi với tình hình, nhiệm vụ đặt ra.




    - Nghiên cứu nắm chắc tình hình kinh tế xã hội đất nước, đưa ra những sách lược phù hợp cho từng thời kỳ, tránh những ảnh hưởng xấu có tính chu kỳ của nền kinh tế, đưa Ngân hàng phát triển lâu dài.
    - Chú ý vấn đề nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, tìm ra điểm mạnh, điểm yếu của họ, từ đó xây dựng chiến lược cạnh tranh phù hợp cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
    - Tiếp tục mở rộng cho vay đối với nhũng khách hàng có dự án khả thi, các công trình trọng điểm nhằm giữ vững và nâng cao chất lượng dư nợ. Để làm được việc này đòi hỏi công tác tiếp thị không chỉ thực hiện ở giai đoạn tìm kiếm, mở rộng khách hàng mà phải diễn ra trong suốt quá trình phục vụ khách hàng, trong từng nghiệp vụ, từng cán bộ giao dịch.
    - Quan tâm hơn nữa tới các doanh nghiệp, tiến hành phân tích kỹ khả năng phát triển, từng bước khắc phục những tồn tại của chất luợng tín dụng ngoài quốc doanh ở NHTM Cổ phần Á châu Hải Phòng : giảm tỷ lệ nợ quá hạn, điều chỉnh cơ cấu lãi cho vay và trình độ quản lý của họ để đầu tư vốn, bởi vì họ chính là tiềm năng lớn cần quan tâm khai thác.
    - Tiếp tục thực hiện sự chỉ đạo của NHTM Cổ phần Á châu về việc đẩy mạnh xử lý nợ tồn đọng còn lại, nhằm giảm bớt gánh nặng về tài chính, đồng thời tạo vốn hữu dụng cho Ngân hàng.

    2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHU VỰC KINH TẾ NGOÀI QUỐC DOANH Ở NHTM CỔ PHẦN Á CHÂU HẢI PHÒNG
    2.1. Kiến nghị với Chi nhánh NHTM Cổ phần Á châu Hải Phòng
    Từ những định hướng trên, có thể đặt ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng đối với khu vực ngoài quốc doanh như sau:
    Theo xu hướng chung của nền kinh tế, cùng với quá trình cổ phần hoá hàng loạt các doanh nghiệp Nhà nước, khi đó vai trò của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh là không thể phủ nhận trong quá trình phát triển kinh tế đất nước. Chính vì những lý do đó hoạt động tín dụng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh cần có sự chỉ đạo sát sao. Sau đây là một số giải pháp nhằm từng bước nâng cao chất lượng tín dụng đối với khu vực kinh tế này.
    2.1.1. Nâng cao chất lượng thẩm định dự án.
    Thực hiện đúng quy trình thẩm định dự án, nâng cao chất lượng thẩm định dự án trước khi quyết định cho vay là một việc làm rất cần thiết nhằm nâng cao chất lượng tín dụng. Để làm được điều đó, việc thẩm định dự án phải thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, đối chiếu kiểm tra nguồn thông tin đảm bảo tính chính xác của nguồn thông tin thu nhận được, xử lý các thông tin đó để quyết định có cho vay hay không.
    Trong quá trình thẩm định, cán bộ Ngân hàng phải tiến hành thẩm định khách hàng xin vay ở những vấn đề sau:
    - Tư cách pháp lý: Đó là việc căn cứ vào các văn bản, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập.
    - Qua các báo cáo thường kỳ của doanh nghiệp kết hợp với sự thanh tra, giám sát của cán bộ chuyên môn để đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, khả năng quản lý tài chính của doanh nghiệp.
    - Về vấn đề tài sản thế chấp: Chi nhánh cần phải xem xét tính hiệu quả kinh tế của dự án. Đây là yếu tố dự phòng khi sảy ra rủi ro tín dụng và là một vấn đề cần sự quan tâm hơn nữa từ phía Ngân hàng.
    - Về thẩm định hiệu quả của phương án sản xuất kinh doanh: Đây là khâu chủ chốt và quan trọng bậc nhất đối với ngân hàng nhằm đạt hiệu quả mong muốn cũng như phòng tránh rủi ro. Trong khi àans đề tài sản thế chấp đang còn nhiều vướng mắc, thì việc căn cứ vào tính hiệu quả của sản xuất kinh doanh để ra quyết định cuối cùng là điều hết sức cần thiết. Vì vậy, đòi hỏi cán bộ tín dụng phải thực sự có năng lực, kinh nghiệm đánh giá xem xét tính khả thi của dự án trên toàn bộ phương diện kỹ thuật, tài chính, kinh tế xã hội và tinh thần trách nhiệm cao trước khi đưa ra quyết định.
    2.1.2. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát trước, trong và sau khi cho vay.
    Nâng cao vai trò của công tác thanh tra, kiểm soát là yêu cầu hết sức quan trọng nhằm đảm bảo chất lượng cho vay, do đó khi ngân hàng muốn nâng cao chất lượng tín dụng đối với kinh tế ngoài quốc doanh thì vai trò của công tác thanh tra, kiểm soát phải được nâng lên ở mức tương xứng.
    Trong quá trình kiểm tra, giám sát vốn vay, Ngân hàng phải thường xuyên đánh giá mức độ tín nhiệm của khách hàng. Điều này rất cần thiết vì trong suốt quá trình sử dụng vốn vay, hoạt động khách hàng có thể bộc lộ nhiều vấn đề. Vì thế, đòi hỏi phải giám sát thường xuyên, theo dõi khả năng xảy ra rủi ro để có biện pháp đối phó kịp thời, giảm thiểu tổn thất trong đầu tư tín dụng.
    Trong thực tế, việc giám sát vốn vay của Ngân hàng lại phụ thuộc vào khả năng, trình độ và điều kiện của từng cán bộ tín dụng. Nhất là trong tình hình hiện nay, khi mà báo cáo số liệu của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh thường có độ tin cậy thấp thì việc giải quyết thông tin sẽ còn nhiều lúng túng. Vì vậy phải tăng cường hoạt động giám sát vốn vay đối với khách hàng trong mọi thời điểm.



     
Đang tải...