Luận Văn Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh Ngâ

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    89 trang

    MỤC LỤC

    Lời mở đầu

    Chương 1: Chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của Ngân hàng Thương mại 1

    1.1. Tín dụng đối với Ngân hàng vừa và nhỏ 1

    1.1.1. Vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ đối với sự phát triển của nền kinh tế 1

    1.1.1.1 Các khái niệm và đặc điểm của doanh nghiệp vừa và nhỏ 1

    1.1.1.2. Vai trò của các doanh nghiệp vừa và nhỏ 3

    1.1.2. Một số vấn đề cơ bản về tín dụng Ngân hàng 7

    1.1.2.1. Sự hình thành Ngân hàng và khái niệm tín dụng Ngân hàng 7

    1.1.2.2. Sơ lược về tín dụng Ngân hàng 9

    1.1.3. Tầm quan trọng của tín dụng tới doanh nghiệp vừa và nhỏ 13

    1.2. Chất lượng tín dụng của Ngân hàng thương mại và các nhân tố ảnh hưởng 17

    1.2.1 Quan niệm về chất lượng tín dụng 17

    1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng 18

    1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng 24

    1.2.3.1. Nhân tố ảnh hưởng từ phía Ngân hàng 24

    1.2.3.2. Nhân tố ảnh hưởng từ phía khách hàng và nền kinh tế xã hội 26

    1.2.3.3. Nhân tố từ phía nền kinh tế xã hội 28

    Chương 2: Thực trạng chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ ở chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Đông Hà Nội 30

    2.1. Giới thiệu chung về Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Đông Hà Nội 30

    2.1.1. Chức năng và nhiệm vụ của Chi nhánh 30

    2.1.2. Bộ máy tổ chức điều hành tại Đông Hà Nội 33

    2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh Đông Hà Nội 39

    2.1.3.1. Lĩnh vực kinh doanh chính 39

    2.1.3.2. Đánh giá về kết quả kinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Đông Hà Nội 42

    2.2. Thực trạng chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh Đông Hà Nội 51

    2.2.1. Những vấn đề chung về tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ 51

    2.2.1.1. Những vấn đề chung về cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ 51

    2.2.1.2. Những vấn đề chung về bảo lãnh đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ 57

    2.2.2. Tình hình thực tế chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Đông Hà Nội những năm gần đây 59

    2.3. Đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Chi nhánh 66

    2.3.1. Những kết quả đạt được 66

    2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân 68

    2.3.2.1. Một số mặt hạn chế trong tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh 68

    2.3.2.2. Nguyên nhân chủ yếu làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ 69

    Chương 3: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Đông Hà Nội 76

    3.1. Định hướng hoạt động tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh Đông Hà Nội 76

    3.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh 78

    3.2.1. Biện pháp tạo nguồn 78

    3.2.2. Nâng cao chất lượng công tác thẩm








    CHƯƠNG 1


    CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI


    1.1 Tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ

    1.1.1 Vai trò của các doanh nghiệp vừa và nhỏ đối với sự phát triển của nền kinh tế

    1.1.1.1 Các khái niệm và đặc điểm của doanh nghiệp vừa và nhỏ

    Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp được hiểu là một tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân được tổ chức ra để hoạt động kinh doanh trong một lĩnh vực nhất định với mục đích công ích hoặc thu lợi nhuận. Thông thường cần có 3 điều kiện sau để được công nhận là một doanh nghiệp :

    - Có tư cách pháp nhân đầy đủ ( doanh nghiệp được Nhà nước thành lập, công nhận hay cho phép hoạt động ) .

    - Có vốn pháp định dể kinh doanh.

    - Có tên gọi và hoạt động với danh nghĩa riêng, chịu trách nhiệm độc lập về mọi hoạt động kinh doanh của mình.

    Các loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường rất đa dạng và phong phú, có thể phân loại các doanh nghiệp theo các tiêu chí sau :

    Thứ nhất: dựa vào quan hệ sở hữa về vốn và tài sản, các doanh nghiệp được chia thành doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp sở hữu hỗn hợp.

    - Doanh nghiệp Nhà nước là doanh nghiệp do Nhà nước thành lập,đầu tư vốn và quản lý nó với tư cách là chủ sở hữu.

    - Doanh nghiệp tư nhân là những doanh nghiệp do cá nhân đầu tư vốn và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

    - Doanh nghiệp sở hữu hỗn hợp là các doanh nghiệp có sự đan xen của các hình thức sở hữu khác nhau trong cùng một doanh nghiệp.

    Cách phân loại này chỉ rõ quan hệ sở hữu về vốn và tài sản trong các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau. Đồng thời là một trong các căn cứ để Nhà nước có chính sách kinh tế và định hướng phát triển phù hợp đối với từng loại doanh nghiệp.

    Thứ hai: dựa vào mục đích kinh doanh nười ta chia doanh nghiệp thành doanh nghiệp hoạt động kinh doanh và doanh nghiệp hoạt động công ích.

    - Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh là tổ chức kinh tế do Nhà nước thành lập hoặc thừa nhận, hoạt động kinh doanh theo cơ chế thị trường.Mục tiêu số một là thu lợi nhuận tối đa.

    - Doanh ghiệp hoạt động công ích ( thường là doanh nghiệp Nhà nước ) là tổ chức kinh tế thực hiện các hoạt động về sản xuất, lưu thông hay cung cấp các dịch vụ công cộng, trực tiếp thực hiện các chính sách xã hội của Nhà nước hoặc thực hiện nhiệm vụ an ninh quốc phòng. Mục tiêu chính của các doanh nghiệp này là hiệu quả kinh tế và xã hội.

    Phân loại theo hình thức này là cơ sở để chọn tiêu thức đánh giá lợi ích xã hội của doanh nghiệp cho hợp lý và là một trong những căn cứ quan trọng để xác định chính sách tài trợ của Nhà nước.

    Thứ ba: dựa vào lĩnh vực kinh doanh, các doanh nghiệp có thể chia làm hai loại là doanh nghiệp tài chính và doanh nghiệp phi tài chính.

    - Doanh nghiệp tài chính là các tổ chức tài chính trung gian như các ngân hàng thương mại, công ty tài chính, công ty bảo hiểm .Những doanh nghiệp này có khả năng cung ứng cho nền kinh tế các loại dịch vụ về tài chính, tiền tệ, tín dụng, bảo hiểm .

    - Doanh nghiệp phi tài chính là các doanh nghiệp lấy sản xuất kinh doanh sản phẩm làm hoạt động chính.

    Phân loại theo tiêu thức này chỉ ra chức năng của từng loại doanh nghiệp. Chức năng chủ yếu của các doanh nghiệp tài chính là làm môi giới thu hút và chuyển giao vốn từ nới thừa vốn đến nơi thiếu để đầu tư phát triển kinh tế. Đối với các doanh nghiệp phi tài chính, chức năng chủ yếu là cung cấp các sản phẩm, hàng hoá hay dịch vụ phi tài chính đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nền kinh tế. Qua tiêu thức phân loại này Nhà nước có thêm căn cứ để hoạch định các chính sách quản lý phù hợp với mỗi loại hình doanh nghiệp trong từng ngành nghề,

    Thứ tư: dựa vào quy mô kinh doanh người ta chia doanh nghiệp thành các loại doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa và doanh nghiệp nhỏ.

    Việc quy định thế nào là doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ là tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế xã hội cụ thể của từng nước và nó cũng thay đổi theo từng thời kỳ, từng giai đoạn phát triển kinh tế. Tại nước ta, tiêu chí phân loại DNVVN đã được quy định tạm thời tại công văn ssố 681/CP – KTN ngày 20/6/1998 của Thủ tướng Chính phủ. Theo quy định tại công văn này, tiêu chí xác định DNVVN là vốn và số lao động. Cụ thể là DNVVN là doanh nghiệp có vốn điều lệ dưới 5 tỷ đồng và số lao động trung bình hàng năm dưới 200 người.

    Để khuyến khích và tạo thuận lợi cho việc phát triển các DNVVN, ngày 23/11/2001 Chính phủ đã ra nghị định 90/2001/NĐ - CP. Trong đó quy định DNVVN là cơ sở sản xuất kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người. Căn cứ vào tình hình kinh tế xã hội cụ thể của ngành, địa phương trong quá trình thực hiện các biện pháp, chương trình trợ giúp có thể áp dụng linh hoạt đồng thời cả hai chỉ tiêu vốn và lao động hoặc một trong hai chỉ tiêu trên.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...