Luận Văn Một số giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại Sở giao dịch I-Ngân hàng Công thương

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    LỜI MỞ ĐẦU 2
    CHƯƠNG I 3
    LÝ LUẬN CHUNG VỀ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG
    MẠI. .3
    I-Những vấn đề cơ bản về đầu tư và dự án đầu tư. 3
    1. Đầu tư 3
    1.1. Khái niệm về đầu tư 3
    1.2. Phân loại các hoạt động của đầu tư 3
    2. Dự án đầu tư .4
    2.1. Khái niệm về dự án đầu tư .4
    2.2. Ý nghĩa của dự án đầu tư 4
    2.3. Phân loại dự án đầu tư 5
    II-Thẩm định dự án đầu tư .6
    1. Khái niệm, ý nghĩa, mục đích của thẩm định dự án đầu tư 6
    1.1. Khái niệm 6
    1.2. Ý nghĩa của việc thẩm định dự án đầu tư: .7
    1.3. Mục đích của thẩm định dự án đầu tư của ngân hàng thương mại7
    2. Quy trình và nội dung thẩm định dự án đầu tư 8
    2.1. Quy trình thẩm định dự án đầu tư 8
    2.1.1-Thu thập tài liệu, thông tin cần thiết .8
    2.1.2- Các tài liệu thông tin tham khảo khác 8
    2.1.3-Xử lý - phân tích - đánh giá thông tin .9
    2.1.4-Lập tờ trình thẩm định dự án đầu tư 9
    2.2. Nội dung thẩm định dự án đầu tư 10
    2.2.1. Thẩm định khách hàng vay vốn 10
    1) Thẩm định năng lực pháp lí 10
    2) Thẩm định tính cách và uy tín. .10
    3) Thẩm định năng lực tài chính của khách hàng. .12
    2.2.2. Thẩm định dự án đầu tư 15
    1) Thẩm định sự cần thiết của dự án đầu tư .15
    2) Thẩm định về mặt kỹ thuật của dự án đầu tư 16
    3) Thẩm định về mặt tài chính của dự án đầu tư 18
    4) Thẩm định về mặt kinh tế xã hội 27
    5) Thẩm định về môi trường xã hội 28
    6) Thẩm định khả năng trả nợ và tài sản đảm bảo của dự án 28
    3. Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công tác thẩm định .29
    3.1. Vấn đề thông tin và xử lý thông tin .29
    3.2. Quy trình và các phương pháp thẩm định .31
    Luận văn tốt nghiệp Trần Ngọc
    Dòng
    85
    3.3. Trình độ của đội ngũ cán bộ làm công tác thẩm định .31
    CHƯƠNG 2 33
    THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI SỞ GIAO DỊCH I -
    NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM .33
    I. Khái quát tình hình hoạt động của Sở giao dịch I- Ngân hàng công
    thương Việt Nam. .33
    1. Quá trình hình thành và phát triển của SGD I- NHCTVN 33
    2. Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Sở giao dịch I- NHCTVN 34
    3.Tình hình hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch I - NHCTVN 36
    II. Thực trạng hoạt động thẩm định dự án đầu tư tại Sở giao dịch I -
    NHCTVN 44
    1. Khái quát hoạt động thẩm định dự án đầu tư tại Sở giao dịch I -
    NHCTVN 44
    1.1. Quy trình thẩm định dự án đầu tư 44
    1.2. Nội dung thẩm định dự án đàu tư 45
    1.3. Kết qủa hoạt động cho vay trung và dài hạn theo dự án đầu tư .46
    2. Phân tích quá trình thẩm định dự án: Xây dựng khu du lịch văn phòng
    và khách sạn Bảo Sơn tại đường Láng Trung - Hà Nội .49
    2.1. Thẩm định điều kiện vay vốn .49
    2.2.Sự cần thiết để đầu tư 50
    2.3. Thẩm định về phương diện thị trường .51
    2.4.Thẩm định phương diện kỹ thuật 51
    2.5. Thẩm định về phương diện tài chính .51
    2.6. Phương án cho vay và trả nợ 61
    3. Đánh giá thực trạng hoạt động thẩm định dự án đầu tư tại Sở giao dịch
    I - NHCTVN .63
    3.1. Những kết quả đạt được .63
    3.2. Những hạn chế và nguyên nhân trong công tác thẩm định dự án
    đầu tư. .65
    CHƯƠNG 3 68
    MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI
    SỞ GIAO DỊCH I - NHCTVN 68
    I. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại Sở giao
    dịch I 68
    II. Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại Sở giao
    dịch I - NHCTVN .70
    II. Kiến nghị 77
    KẾT LUẬN 82

    LỜI MỞ ĐẦU
    Qua thực tiễn hơn 10 năm hoạt động và đổi mới, hệ thống ngân hàng
    Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể, góp phần vào việc xây dựng
    và phát triển kinh tế của đất nước. Hoạt động của ngành ngân hàng nước ta đã
    góp phần tích cực vào việc huy động vốn, mở rộng vốn đầu tư cho sản xuất
    phát triển, tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư nước ngoài để tăng trưởng kinh tế
    trong nước. Vấn đề thiếu vốn đã được đáp ứng phần nào thông qua hoạt động
    tín dụng của ngành ngân hàng nhưng một phần vốn không nhỏ được cho vay
    ra đã được các doanh nghiệp sử dụng không có hiệu quả. Điều này dẫn đến
    chất lượng tín dụng của các ngân hàng có vấn đề. Hiện nay hệ thống ngân
    hàng Việt Nam đang phải đối mặt với những khó khăn nghiêm trọng: nợ khó
    đòi ngày càng tăng, tỉ lệ nợ quá hạn vượt quá giới hạn an toàn: 15% so với
    tổng dư nợ, trong đó nợ khó đòi là 50%. Một trong những nguyên nhân dẫn
    đến tình trạng đó là do chất lượng thẩm định dự án đầu tư.
    Như vậy có thể thấy rằng muốn đạt được hiệu quả cao khi cho vay nói
    chung và cho vay trung và dài hạn nói riêng thì việc thẩm định dự án đầu tư là
    một khâu rất quan trọng trong quy trình nghiệp vụ cho vay của ngân hàng
    thương mại. Làm tốt công tác thẩm định sẽ góp phần nâng cao chất lượng tín
    dụng của ngân hàng, đảm bảo việc sử dụng vốn vay có hiệu quả và khả năng
    thu hồi vốn đầu tư, giảm rủi ro cho ngân hàng.
    Từ nhận thức trên, trong thời gian thực tập tại Sở giao dịch I-Ngân
    hàng Công thương Việt Nam em đã chọn và nghiên cứu đề tài: ”Một số giải
    pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại Sở giao dịch I-Ngân
    hàng Công thương Việt Nam.”
    Bố cục của luận văn gồm 3 chương:
    - CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU
    TƯ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.
    - CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH DỰ
    ÁN ĐẦU TƯ TẠI SỞ GIAO DỊCH I-NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG
    VIỆT NAM.
    - CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT
    LƯỢNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI SỞ GIAO DỊCH I-NGÂN
    HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM.
    Luận văn tốt nghiệp Trần Ngọc
    Dòng
    3
    CHƯƠNG I
    LÝ LUẬN CHUNG VỀ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ CỦA
    NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.
    I-NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ.
    1. Đầu tư
    1.1. Khái niệm về đầu tư
    Đầu tư là hoạt động bỏ vốn dài hạn nhằm thu lợi trong tương lai. Hoạt
    động đầu tư có vai trò vô cùng to lớn đối với sự phát triển của nền kinh tế.
    Nhờ có đầu tư mà nền kinh tế mới tăng trưởng, các xí nghiệp, nhà máy được
    mở rộng sản xuất và xây dựng mới. Nếu xem xét góc độ vi mô thì việc đầu tư
    là nhằm đạt được những mục tiêu cụ thể trước mắt và rất đa dạng, có thể là
    nhằm giảm chi phí sản xuất, tăng khối lượng sản phẩm sản xuất, nâng cao
    chất lượng sản phẩm, tận dụng năng lực sản xuất hiện có để sản xuất hàng
    xuất khẩu hoặc thay thế hàng nhập khẩu. ở góc độ vĩ mô thì hoạt động đầu tư
    góp phần vào việc thực hiện các mục tiêu phát triển của nền kinh tế, của xã
    hội, của địa phương hoặc của ngành .
    1.2. Phân loại các hoạt động của đầu tư
    Để thuận tiện cho hoạt động theo dõi, quản lý và đề ra các biện pháp
    nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư.
    Theo lĩnh vực đầu tư có các hoạt động đầu tư phát triển sản xuất kinh
    doanh, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, đầu tư phát triển khoa học kỹ thuật.
    *Theo thời gian thực hiện:
    - Đầu tư ngắn hạn: Là hình thức đầu tư có thời hạn thường nhỏ hơn 1
    năm.
    - Đầu tư trung dài hạn: Là hình thức đầu tư có thời hạn thường từ 5
    năm trở lên.
    Luận văn tốt nghiệp Trần Ngọc
    Dòng
    4
    *Theo hình thức xây dựng có:
    - Đầu tư xây dựng mới.
    - Đầu tư cải tạo mở rộng.
    *Theo quan hệ quản lý:
    - Đầu tư trực tiếp: Là hình thứcđầu tư mà người bỏ vốn trực tiếp tham
    gia quản lý điều hành quá trình thực hiện và vận hành kết quả đầu tư.
    - Đầu tư gián tiếp: Là hình thức đầu tư mà người bỏ vốn không trực
    tiếp tham gia quản lý, điều hành quá trình thực hiện đầu tư.
    *Theo cách thức đạt được mục tiêu:
    - Đầu tư thông qua xây dựng lắp đặt.
    - Đầu tư thông qua hoạt động thuê mua.
    2. Dự án đầu tư
    2.1. Khái niệm về dự án đầu tư
    Do đầu tư diễn ra rất phức tạp và nhiều loại hình đầu tư, ngoài ra các
    dự án đầu tư cũng được hình thành từ nhiều nguồn vốn khác nhau. Cho nên
    hiện nay có rất nhiều khái niệm về dự án đầu tư:
    Dự án đầu tư là tập hợp những đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để
    tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm đạt được
    sự tăng trưởng về số lượng hoặc duy trì, cải tiến, nâng cao chất lượng sản
    phẩm hoặc dịch vụ trong khoảng thời gian xác định.
    Cũng có thể nói dự án đầu tư là tập hợp các đối tượng cụ thể đạt được
    mục tiêu nhất định trong một khoảng thời gian xác định.
    2.2. Ý nghĩa của dự án đầu tư.
    Sự phát triển của nền kinh tế thị trường nước ta với sự tham gia đầu tư
    của nhiều thành phần kinh tế và việc gọi vốn đầu tư từ nước ngoài đòi hỏi
    Luận văn tốt nghiệp Trần Ngọc
    Dòng
    5
    phải đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về số lượng và nâng cao chất lượng quá
    trình lập và thẩm định dự án đầu tư.
    Dự án đầu tư là một trong những công cụ thực hiện kế hoạch kinh tế
    ngành, lãnh thổ, hoạt động trong nền kinh tế quốc dân, biến kế hoạch thành
    những hành động cụ thể và tạo ra được những lợi ích về kinh tế cho xã hội,
    đồng thời cho bản thân nhà đầu tư.
    Đối với nhà nước và các định chế tài chính thì dự án đầu tư là cơ sở để
    thẩm định và ra quyết định đầu tư, quyết định tài trợ cho dự án đó.
    Đối với các chủ đầu tư thể hiện dự án đầu tư là cơ sở để:
    - Xin phép để được đầu tư.
    - Xin phép nhập khẩu vật tư máy móc, thiết bị.
    - Xin hưởng các khoản ưu đãi về đầu tư.
    - Xin vay vốn của các định chế tài chính trong và ngoài nước.
    - Kêu gọi góp vốn hoặc phát hành cổ phiếu hoặc trái phiếu.
    2.3. Phân loại dự án đầu tư
    * Theo tính chất của dự án và quy mô đầu tư:
    - Nhóm A: Là những dự án thuộc thẩm quyền của Bộ kế hoạch đầu tư
    quyết định.
    - Nhóm B: Là những dự án thuộc thẩm quyền của Bộ, cơ quan ngang
    Bộ quyết định.
    - Nhóm C: Là những dự án thuộc thẩm quyền của Sở kế hoạch và đầu
    tư quyết định.
    *Theo hình thức thực hiện:
    - Dự án BOT: Là những dự án được đầu tư theo hợp đồng Xây dựng
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...