Thạc Sĩ Một số giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại Bình Thuận

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 16/3/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    PHẦN MỞ ĐẦU

    Chương 1: NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC THẨM 1 ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ
    1.1 1.1 KHÁI NIỆM, VAI TRÒ VÀ MỤC ĐÍCH THẨM ĐỊNH CÁC
    DỰ ÁN ĐẦU TƯ
    1.1.1.Khái niệm về đầu tư 1
    1.1.2.Vai trò của thẩm đinh dự án đầu tư
    1.1.3.Mục đích và khuôn khổ của thẩm định dự án đầu tư
    1.2. CHIẾN LƯỢCTHẨM ĐỊNH CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ 3
    1.2.1. Nghiên cứu tiền khả thi 3
    1.2.2 Nghiên cứu khả thi 4
    1.2.3 Thiết kế chi tiết 4
    1.2.4 Thực hiện dự án
    1.2.5 Đánh giá dự án
    1.3 XÂY DỰNG BIÊN DẠNG NGÂN LƯU TÀI CHÍNH
    CHO CÁC DỰ ÁN
    1.3.1 Xây dựng báo cáo ngân lưu hoạch đinh 6
    1.3.2 Công thức báo cáo ngân lưu hoạch định 9
    1.4 CHIẾT KHẤU VÀ CÁC TIÊU CHUẨN ĐỂ ĐÁNH GIÁ ĐẦU TƯ 9
    1.4.1 Suất chiết khấu 9
    1.4.2 Các tiêu chuẩn đánh giá đầu tư khác nhau 11
    1.5. QUY MÔ VÀTHỜI ĐIỂM TRONG CHỌN LỰA DỰ ÁN 13
    1.5.1. Xác định quy mô trong lựa chọn dự án 13
    1.5.2. Thời điểm đầu tư 14
    1.6. SỬ DỤNG GIÁ CẢ TRONG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH 15
    1.6.1.Định nghĩa giá cả và chỉ số giá 15
    1.6.2.Đưa lạm phát vào phân tích tài chính 17
    1.7. PHÂN TÍCH RỦI RO
    1.7.1 Phân tích độ nhạy
    1.7.2. Phân tích các tình huống
    1.7.3. Phương pháp phân tích rủi ro Monte Carlo 1
    Chương 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC THẨM 21 ĐỊNH DỰ ÁN DẦU TƯ TẠI TỈNH BÌNH THUẬN
    2.1 KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH 21
    BÌNH THUẬN
    2.1.1 2.1.1 Vị trí địa lý 21
    2.1.2 Nguồn tài nguyên 22
    2.1.3 Dân số và nguồn nhân lực 24
    2.1.4 Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội 26
    2.2. THỰC TRẠNG VỀ ĐẦU TƯ TẠI TỈNH BÌNH THUẬN 27
    2.2.1. Khái quát về đầu tư tại Tỉnh Bình Thuận từ năm 27
    2001 đến 2005
    2.2.2. Phân tích cụ thể các dự án đầu tư tại Bình Thuận 29
    năm 2004
    2.3. HIỆU QUẢ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ 33
    2.3.1. Những thành tích đạt được 33
    2.3.2. Một số hạn chế về đầu tư tại tỉnh Bình Thuận 34
    2.4. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH 37
    DỰ ÁN ĐẦU TƯ
    2.4.1. Chưa xây dựng chi tiết khung phân tích dự án đầu tư 37
    2.4.2. Chưa quan tâm đầy đủ việc phân tích các khía cạnh của 39
    dự án đầu tư khi thẩm định dự án đầu tư
    2.4.3.Hạn chế về việc phân tích rủi ro khi thẩm định dự
    án đầu tư
    2.4.4. Hạn chế về nguồn thông tin phục vụ cho công tác
    45
    thẩm định

    2.4.5. Chưa có quy định thống nhất về các chỉ tiêu thẩm
    định dự án
    2.4.6. Chưa quan tâm tính toán các chỉ tiêu suất chiết khấu,
    lạm phát


    Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG 46 TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN
    3.1. QUY TRÌNH, THỦ TỤC CẤP PHÉP ĐẦU TƯ TẠI TỈNH 46
    BÌNH THUẬN
    3.2. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI TỈNH BÌNH 46
    THUẬN ĐẾN NĂM 2010:
    3.2.1. Mục tiêu, nhiệm vụ, và các chỉ tiêu chủ yếu 46
    3.2.2. Định hướng phát triển các lĩnh vực, các ngành, các vùng 47
    3.3. NGUYÊN NHÂN HẠN CHẾ VỀ PHÁT TRIỂN CÁC DỰ ÁN 50
    ĐẦU TƯ TẠI BÌNH THUẬN
    3.3.1 Công tác qui hoạch và triển khai thực hiện qui hoạch 50
    3.3.2 Phối hợp giữa các cơ quan 51
    3.3.3 Nguyên nhân từ phía Nhà đầu tư 51
    3.3.4 Nguyên nhân khác 52
    3.4 MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ THU HÚT ĐẦU TƯ NĂM 2005 52 VÀ CÁC NĂM TIẾP THEO
    3.4.1 Mục tiêu 52
    3.4.2. Nhiệm vụ 52
    3.5. MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CÔNG
    TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ
    3.5.1 Xây dựng quy trình thẩm định dự án đầu tư thống nhất 54
    3.5.2 Kiến nghị các chỉ tiêu cơ bản cần thiết khi đánh giá hiệu 55
    quả tài chính trong thẩm định dự án đầu tư
    3.5.3 Cần thiết phải sử dụng tỷ lệ chiết khấu phù hợp thống 56
    nhất khi thẩm định dự án đầu tư.
    3.5.4 Cần đưa yếu tố lạm phát vào thẩm định các dự án đầu tư 58
    3.5.5 Cần xây dựng chính sách lãi vay thích hợp trong việc tài 60
    trợ tín dụng đối với các dự án đầu tư
    3.5.6 Tăng cường đào tạo bồi dưởng kiến thức và kỹ năng 60
    thẩm định dự án đầu tư cho cán bộ thẩm định.
    3.5.7 Tiếp tục đổi mới công tác chuẩn bị đầu tư. 61
    3.5.8 Đổi mới công tác thẩm định dự án đầu tư. 62
    3.6. NHỮNG ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ THỰC HIỆN CÁC GIẢI
    PHÁP
    3.6.1 Đào tạo và sử dụng chuyên gia 63
    3.6.2 Hoàn chỉnh hệ thống pháp lý trong lĩnh vực thẩ định dự án đầu tư. 63
    3.6.3 Hoàn thiện và phát triển thị trường vốn. 64
    3.6.4 Đẩy mạnh quá trình cải cách hành chính nhà nước. 64
    3.6.5 Tranh thủ sự hỗ trợ của chính phủ. 65
    3.7. CÁC GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM THU HÚT ĐẦU TƯ VÀ 65
    ĐẨY NHANH TIẾN ĐỘ TRIỂN KHAI XÂY DỰNG DỰ ÁN NĂM
    2005 VÀ CÁC NĂM TIẾP THEO:
    3.7.1 Về thu hút đầu tư: 65
    3.7.2. Một số giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ triển khai xây 66
    dựng các dự án đã chấp thuận đầu tư:

    PHẦN KẾT LUẬN

    TÀI LIỆU THAM KHẢO

    PHỤ LỤC


    PHẦN MỞ ĐẦU

    I - Tính cấp thiết của đề tài
    Đầu tư là chìa khóa trong chiến lược phát triển kinh tế của mỗi quốc gia,
    một nền kinh tế muốn tăng trưởng nhanh nhất thiết phải đầu tư thỏa đáng. Điều đó
    càng đúng với các quốc gia có điểm xuất phát thấp, phát triển kinh tế từ nông
    nghiệp, nghèo nàn, lạc hậu. Chúng ta còn thua kém các nước xung quanh về trình
    độ phát triển kinh tế, công nghệ, về sức cạnh tranh. Mức tăng trưởng kinh tế còn
    thấp hơn khả năng thực tế và chủ yếu dựa vào việc tăng đầu tư vốn, ít tiến bộ về
    các nhân tố phát triển theo chiều sâu, năng suất lao động thấp, hiệu quả đầu tư kém,
    chi phí sản xuất và lưu thông cao.
    Trong những năm tới, đầu tư nhà nước tiếp tục tăng, chiếm gần một nửa tổng
    đầu tư toàn xã hội, riêng vốn từ ngân sách và vốn tín dụng đầu tư nhà nước chiếm
    khoảng 30%. Vì vậy “ Chấn chỉnh và nâng cao hiệu quả đầu tư của nhà nước có ý
    nghĩa quyết định đến hiệu quả đầu tư chung của nền kinh tế ”, trích lời phát biểu
    của Thủ tướng Phan văn Khải.
    Tuy vậy, hàng chục ngàn tỉ đồng đã bị lãng phí trong các dự án dầu khí, điện,
    cầu đường trong thời gian qua chỉ vì tiến độ thực hiện đầu tư chậm, giai đoạn
    chuẩn bị đầu tư kéo dài. Điều này không chỉ thiệt hại gián tiếp do công trình chậm
    đưa vào sử dụng, mà còn gây mất mát trực tiếp vì kinh phí đầu tư tăng lên và làm
    sai lệch các kết quả tính toán về hiệu quả của dự án. Tình trạng này hiện khá phổ
    biến ở những dự án của doanh nghiệp nhà nước và các công trình đầu tư bằng
    nguồn ngân sách. Dự án càng lớn thì thiệt hại càng nhiều. Dự án nhà máy lọc dầu
    Dung Quất là một điển hình, kinh phí đầu tư tăng tới 1 tỉ đô la Mỹ, chủ yếu là do
    trượt giá.
    Bên cạnh đó, sự hời hợt khi làm nghiên cứu khả thi cũng góp phần không nhỏ
    vào việc kéo dài thời gian thực hiện dự án và tăng chi phí đầu tư. Dành nhiều thời
    gian chuẩn bị kỹ dự án không có nghĩa là chấp nhận lãng phí thời gian vào các thủ
    tục thẩm định, xét duyệt. Theo các nhà doanh nghiệp, hiện nay quy trình xét duyệt
    thường kéo dài. Ngoài bản thân quy trình quá phức tạp còn có nguyên nhân do trình
    độ của các cán bộ đảm nhiệm công tác thẩm định còn kém.Trên đây là những vấn
    đề chung mà môn học “ Thẩm định dự án “ phải nghiên cứu. Riêng tại Bình thuận,
    để đạt mục tiêu về tăng trưởng bình quân GDP đầu người, chuyển dịch cơ cấu kinh
    tế theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa, để đạt nhịp độ tăng trưởng kinh tế như
    dự báo thì vấn đề bức xúc hiện nay đặt ra cho Bình Thuận là đầu tư phát triển của
    tỉnh.
    Hiện nay nhu cầu đầu tư vào Bình Thuận là rất cao, kể cả về mặt khách quan
    lẫn chủ quan. Về mặt chủ quan do tỉnh còn nghèo, cơ sở vật chất kỹ thuật, cũng như
    cơ sở hạ tầng còn hạn chế, việc tăng cường đầu tư phát triển nâng cao đời sống kinh
    tế xã hội là điều tất yếu, đó cũng là xu hướng chung của đất nước ta hiện nay. Về
    mặt khách quan do tỉnh thực hiện kinh tế mở, hướng ra bên ngoài, nguồn nhân lực
    dồi dào, cùng các tiềm lực sẵn có thì việc đầu tư từ bên ngoài vào để kiếm lời là
    điều tất yếu khách quan, tuân theo quy luật của thị trường. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra
    là làm sao kết hợp giữa khách quan và chủ quan để tạo ra bước nhảy vọt làm tiền đề
    phát triển lâu dài cho tỉnh.
    Trong thời gian tới theo xu hướng chung của đất nước và sẵn có những thế
    mạnh riêng của mình, Bình Thuận sẽ thu hút được nhiều vốn đầu tư, nhưng việc
    tiếp nhận và hấp thụ vốn đầu tư đó theo cách nào lại là vấn đề đặt ra cần được giải
    quyết.
    Đầu tư vào tỉnh phải ngay từ bước đầu giải quyết được những mất cân đối
    lớn về cơ cấu, giải quyết những khó khăn về đời sống của nhân dân trong tỉnh, đặc
    biệt là khu vực nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng kháng chiến. Phải
    nâng cao mức sống, trình độ dân trí và kỹ năng lao động của người dân đáp ứng
    được yêu cầu phát triển công nghiệp hóa hiện đại hóa, yêu cầu chuyển dịch cơ cấu
    kinh tế và lao động.
    Tóm lại, Bình Thuận đang đứng trước những cơ hội mới và thử thách mới,
    tỉnh cần giải quyết những khó khăn và sử dụng lợi thế so sánh của mình, đẩy mạnh
    tăng cường hòa nhập kinh tế, hòa nhập vào xu thế phát triển chung của đất nước.
    Thẩm định dự án, một môn học tuy mới ra đời nhưng đã nhanh chóng được
    hoàn thiện và phát triển, đã xây dựng được nền tảng cơ sở các chuẩn mực về thẩm
    định , góp phần vào việc nâng cao hiệu quả của việc thẩm định dự án đầu tư. Với
    việc áp dụng môn học thẩm định dự án, công tác thẩm định dự án sẽ hạn chế được
    những rủi ro của dự án, đánh giá, so sánh các dự án để chọn ra các dự án có hiệu
    quả nhất góp phần vào việc đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế tỉnh nhà một cách
    hiệu quả nhất.
    Xuất phát từ thực tiễn nêu trên , tôi đã chọn đề tài “ Một số giải pháp nâng
    cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại Bình Thuận “

    II - Mục tiêu nghiên cứu
    Trên cơ sở lý thuyết của môn học thẩm định dự án, xây dựng khung phân tích
    và đánh giá dự án, hệ thống các chỉ tiêu thẩm định phục vụ cho cán bộ thẩm định
    có chuẩn mực để đánh giá các dự án. Đồng thời, căn cứ vào thực trạng của công tác
    thẩm dịnh dự án đầu tư hiện nay, xây dựng một số giải pháp góp phần hoàn thiện
    công tác thẩm dịnh dự án đầu tư tại tỉnh Bình Thuận.
    III - Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    - Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tình hình thực tế của công tác thẩm dịnh
    dự án đầu tư tại tỉnh Bình Thuận.
    - Phạm vi nghiên cứu :
    * Nghiên cứu một số nội dung cơ bản của dự án đầu tư, các chỉ tiêu phân
    tích trong thẩm dịnh dự án đầu tư tại tỉnh Bình Thuận. Bao gồm chỉ tiêu đánh giá
    hiệu quả hoạt động của chủ đầu tư và chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của dự
    án đầu tư.
    * Nghiên cứu thực trạng công tác thẩm dịnh dự án đầu tư tại tỉnh Bình
    Thuận.
    * Nghiên cứu các giải pháp góp phần hoàn thiện công tác thẩm dịnh dự án
    đầu tư tại tỉnh Bình Thuận.
    IV – Phương pháp nghiên cứu
    Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở tổng hợp các phương pháp nghiên cứu
    như: Phương pháp phân tích, phương pháp so sánh, phương pháp thống kê, phương
    pháp đánh giá, phương pháp xác định độ rủi ro theo xác suất .Trên cơ sở lý luận
    của khoa học thẩm định, đối chiếu với công tác thẩm dịnh dự án đầu tư tại tỉnh
    Bình Thuận để đề xuất ra một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác thẩm dịnh
    dự án đầu tư tại tỉnh Bình Thuận.
    V – Kết cấu luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn gồm 3 chương:
    - Chương 1: Những cơ sở lý luận về công tác thẩm định dự án đầu tư.
    - Chương 2: Đánh giá thực trạng về công tác thẩm định dự án dầu tư tại tỉnh
    Bình Thuận.
    - Chương 3: Các giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án để có
    thể lựa chọn các dự án đầu tư hiệu quả.
    Do thời gian và khả năng nghiên cứu của bản thân còn hạn chế, luận văn
    chưa thể đề cập hết các khía cạnh của vấn đề và còn nhiều sai sót nhất định. Rất
    mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô, đồng thời xin được gởi đến
    quý thầy cô lời cảm ơn chân thành.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...