Thạc Sĩ Một số giải pháp nâng cao chất lượng nguồn lao động tại chi nhánh điện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 4/4/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Giới thiệu chung


    Lời mở đầu

    1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu.
    Nguồn lực con người là một trong những nguồn lực quan trọng nhất của mỗi quốc gia nói chung cũng như đối với mỗi doanh nghiệp nói riêng. Kinh nghiệm và thực tiễn tồn tại cho thấy sự tồn tại của mỗi quốc gia, mỗi doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào chính sách phát triển của mỗi quốc gia hay doanh nghiệp đó. Nước ta là một nước đang phát triển, đang từng bước hội nhập vào nền kinh tế thế giới nên nguồn lao động có tầm quan trọng đặc biệt. Đảng và nhà nước ta đã khẳng định nguồn lực quan trọng nhất để thực hiện quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước là con người. Văn kiện đại hội VIII của Đảng đã nhấn mạnh rằng phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững.
    Tuy nhiên nguồn lao động phát huy được vai trò của nó không phải là do số lượng mà nhân tố chủ yếu là do chất lượng. Khi nguồn lao động có quy mô lớn nhưng chất lượng thấp, năng suất lao động thấp thì lại làm hạn chế sự phát triển. Chính vì vậy vấn đề đặt ra là phải thường xuyên nâng cao chất lượng nguồn lao động để đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội.
    Là sinh viên chuyên ngành quản trị doanh nghiệp, cần phải hiểu rõ vai trò to lớn của nguồn lao động đối với sự phát triển của các doanh nghiệp nói riêng cũng như của toàn nền kinh tế nói chung, từ đó cần tìm ra các biện pháp để nâng cao chất lượng nguồn lao động. Nhận thức rõ vấn đề trên trong thời gian thực tập tại chi nhánh điện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên, kết hợp giữa lý thuyết học tại trường và quá trình tìm hiểu thực tế em đã viết đề tài:
    “Một số giải pháp nâng cao chất lượng nguồn lao động tại chi nhánh điện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên”.
    2.Mục đích nghiên cứu của đề tài.
    Mục đích nghiên cứu của đề tài là :
    - Làm rõ những vấn đề lý luận đã được nghiên cứu trong nhà trường.
    - Đánh giá thực trạng nguồn lao động của chi nhánh điện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên và những biện pháp mà chi nhánh đã sử dụng để nâng cao chất lượng nguồn lao động. Từ đó đưa ra một số hướng nhằm hoàn thiện các biện pháp mà chi nhánh đã sử dụng đồng thời đưa ra thêm một số biện pháp mà chi nhánh nên sử dụng nhằm tăng cường hơn nữa hiệu quả của nguồn lao động.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài.
    - Đối tượng nghiên cứu :
    Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nguồn lao động trong doanh nghiệp. Từ các báo cáo về tình hình lao động của chi nhánh điện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên như bảng cơ cấu lao động, trình độ lao động, các quy chế tính lương của chi nhánh em sẽ tiến hành tổng hợp phân tích để có thể làm rõ về thực trạng nguồn lao động tại chi nhánh, trên cơ sở đó nêu ra một số giải pháp tăng cường hơn nữa hiệu quả của nguồn lao động.
    - Phạm vi nghiên cứu :
    Đề tài nghiên cứu về một số giải pháp nâng cao chất lượng nguồn lao động tại chi nhánh điện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên. Các số liệu sử dụng được lấy trong năm 2009.
    4. Kết cấu của đề tài.
    Ngoài lời nói đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo thì kết cấu luận văn được chia thành 3 chương :

    Chương 1: Những vấn đề cơ bản về nguồn lao động và chất lượng nguồn lao động trong doanh nghiệp.
    Chương 2: Thực trạng chất lượng nguồn lao động tại chi nhánh điện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên.
    Chương 3 : Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn lao động tại chi nhánh điện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên.
    Để hoàn thành đề tài luận văn này, ngoài nỗ lực của bản thân, em đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của cô giáo, thạc sĩ Đặng Thị Tuyết, cùng toàn thể cán bộ công nhân viên đang làm việc tại chi nhánh điện Văn Lâm.
    Bài viết mới chỉ là những nhận xét đánh giá chủ quan của cá nhân em. Mặc dù đã cố gắng hết sức nhưng do những hạn chế về kinh nghiệm thực tế cũng như kiến thức, do vậy vẫn không tránh khỏi còn có những thiếu sót. Em kính mong các thầy cô nhận xét và chỉnh sửa giúp cho bài viết của em được hoàn thiện hơn.
    Em xin chân thành cảm ơn tất cả các thầy cô trong Học viện tài chính, đặc biệt là cô giáo, thạc sĩ Đặng Thị Tuyết, người đã trực tiếp và nhiệt tình hướng dẫn em trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
    Em cũng xin chân thành cảm ơn các anh chị trong Chi nhánh điện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên đã nhiệt tình giúp đỡ em.

    Chương 1: Những vấn đề cơ bản về nguồn lao động và chất lượng nguồn lao động trong doanh nghiệp.

    1.1.Nguồn lao động trong doanh nghiệp.
    1.1.1.Khái niệm nguồn lao động.
    Theo định nghĩa của Liên Hợp Quốc, nguồn lao động là trình độ lành nghề, là kiến thức và năng lực của toàn bộ cuộc sống con người hiện có thực tế hoặc tiềm năng để phát triển kinh tế xã hội trong một cộng đồng.
    Theo nghĩa hẹp, nguồn lao động của một doanh nghiệp được hiểu là trình độ lành nghề, là kiến thức và năng lực của toàn bộ các cá nhân đang làm việc trong doanh nghiệp. Nguồn lao động của doanh nghiệp được hình thành trên cơ sở các cá nhân có vai trò khác nhau và được liên kết với nhau theo những mục tiêu nhất định.
    Nguồn lao động khác với các nguồn lực khác của doanh nghiệp do chính bản chất của con người. Những con người trong doanh nghiệp có những năng lực, đặc điểm cá nhân khác nhau, có tiềm năng phát triển, có khả năng hình thành các nhóm hội, tham gia các tổ chức công đoàn để bảo vệ quyền lợi của họ, hành vi của họ có thể thay đổi phụ thuộc vào chính bản thân họ hoặc sự tác động của môi trường xung quanh.
    1.1.2. Vai trò của nguồn lao động đối với doanh nghiệp.
    Nguồn lao động có vai trò hết sức quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp.
    Trong các cách để tạo ra lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp thì lợi thế thông qua con người được xem là yếu tố căn bản. Con người được xem là yếu tố căn bản và có tính quyết định của mọi thời đại. Nguồn lực từ con người là yếu tố bền vững và khó thay đổi nhất trong mọi tổ chức.
    Nguồn lao động đóng góp cho sự thành công của doanh nghiệp công ty trên các khía cạnh chất lượng cao, dịch vụ tuyệt hảo, khả năng đổi mới, kỹ năng trong công việc cụ thể và năng suất của đội ngũ nhân viên. Đây là các yếu tố then chốt đem lại sự thành công cho mọi tổ chức. Tuy vậy không phải tổ chức nào cũng thành công trên tất cả các khía cạnh trên về nguồn lao động và thường người ta chọn các trọng tâm phù hợp với hoàn cảnh và chiến lược của doanh nghiệp.Ví dụ có doanh nghiệp coi trọng các yếu tố về năng suất, kỹ năng có tính chuyên nghiệp cũng có doanh nghiệp đề cao chất lượng dịch vụ và khả năng đổi mới của đội ngũ nhân viên.
    Năng lực thông qua yếu tố con người thường mang tính chất bền vững vì nó không thể được xác lập trong một thời gian ngắn. Nó liên quan đến văn hóa của tổ chức. Đây chính là các chuẩn mực bất thành văn, trở thành nếp sống và ứng xử của các thành viên trong tổ chức. Văn hóa còn đề cập tới vấn đề mà các nhân viên trong doanh nghiệp đề cao, suy tôn và cả cách thức họ chia sẻ thông tin với nhau trong tổ chức.
    Nhiều học giả cũng như các nhà quản trị cũng thừa nhận rằng những thay đổi trong môi trường kinh doanh hiện đại đã và đang tạo ra những thách thách chưa từng có so với những gì mà trước đây các tổ chức gặp phải. Trong thời đại ngày nay mỗi một thay đổi trong môi trường kinh doanh đã làm tăng thêm áp lực cho các công ty phải thay đổi chủ động sáng tạo với công nghệ mới, sản phẩm mới, dịch vụ mới nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Chính vì vậy đã đặt ra yêu cầu cho các tổ chức phải thu hút, đào tạo và duy trì lực lượng nhân viên với chất lượng cao nhất. Theo thời gian và bất chấp sự thay đổi của môi trường, chính con người trong tổ chức phải tự tạo ra khả năng duy trì lợi thế cạnh tranh. Sự biến động của môi trường kinh doanh đã đặt ra yêu cầu nhiều hơn nữa, tập trung vào yếu tố con người trong tổ chức.
    Như vậy, nguồn lao động là năng lực cốt lõi của doanh nghiệp, tạo nên sự khác biệt và tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Một doanh nghiệp muốn phát triển bền vững thì cần xem trọng yếu tố con người. Chính nguồn lực con người sẽ xây dựng lên uy tín và hình ảnh doanh nghiệp trong mắt các đối tác và trong mắt khách hàng.
    1.2.Chất lượng nguồn lao động.
    1.2.1. Khái niệm chất lượng nguồn lao động.
    Chất lượng nguồn lao động là yếu tố tổng hợp của nhiều yếu tố bộ phận như trí tuệ, trình độ, sự hiểu biết, đạo đức, kỹ năng, sức khỏe, thẩm mỹ của người lao động. Trong các yếu tố đó thì trí lực và thể lực là hai yếu tố quan trọng nhất để đánh giá chất lượng nguồn lao động.
    1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng nguồn lao động.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...