Tiểu Luận Một số giải pháp nâng cao chất lượng hai mặt giáo dục học sinh ở lớp chủ nhiệm

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN I- ĐẶT VẤN ĐỀ



    Sở dĩ bản thân tôi chọn đề tài “Công tác chủ nhiệm” vì đây là một vấn đề bức xúc và nóng bỏng nhất hiện nay. Thông qua nhiều năm chủ nhiệm bản thân tự rút ra được một số biện pháp giáo dục học sinh rất có hiệu quả. Muốn làm tốt được điều nêu trên phải thông qua công tác chủ nhiệm.

    Công tác chủ nhiệm lớp đóng vai trò rất quan trọng trong công tác giáo dục, nó góp phần hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho học sinh. Trong điều kiện kinh tế, xã hội hội nhập hiện nay, việc quản lý con em còn nhiều thiếu sót và lỏng lẻo, chưa chú trọng đúng mức, về học tập, lối sống đạo đức, giao tiếp trong cuộc sống, .ừ đó đã và đang nảy sinh rất nhiều hiện tượng tiêu cực trong học đường ( Nói năng cộc cằn, gây mất đoàn kết, thậm chí đánh nhau, nghiêm trọng hơn nữa là cư xử thiếu lễ độ với thầy cô giáo, học tập giảm sút, .), gây nhiều khó khăn trong công tác chủ nhiệm, ảnh hưởng rất lớn đến việc giáo dục và uy tín của nhà trường.

    Từ những hiện trạng xảy ra như thế đòi hỏi người giáo viên phải có một số biện pháp phù hợp để nhằm khắc phục những khó khăn bức xúc trong quá trình chủ nhiệm. Từ thực tiễn và không ngừng học hỏi ở đồng nghiệp, tôi xin nêu ra vài biện pháp giải quyết được những khó khăn đã nêu mà bản thân rút ra trong công tác chủ nhiệm lớp .


    PHẦN II –- NỘI DUNG

    I- CƠ SỞ LÝ LUẬN:

    Công tác chủ nhiệm là việc làm cực kỳ khó khăn, trước hết bản thân giáo viên là tấm gương sáng cho học sinh noi theo với những cử chỉ, thái độ đúng mực của người giáo viên, phải có sự công bằng trong việc xử lý học sinh. Công tác chủ nhiệm cần thiết lập được ba mối liên hệ gia đình – nhà trường – xã hội. Ngoài ra, còn liên kết chặt chẽ giữa giáo viên chủ nhiệm với giáo viên bộ môn và các lực lượng khác trong nhà trường. Đây là sự cộng tác toàn diện nhằm hoàn thiện một con người đáp ứng được yêu cầu hiện nay. Thêm vào đó, hưởng ứng cuộc vận động lớn của ngành 2 không với 4 nội dung “ Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục; Nói không với vi phạm đạo đức nhà giáo và việc cho học sinh không đủ chuẩn lên lớp” của Bộ trưởng Bộ Giáo Dục – Đào Tạo thì trách nhiệm đặt lên vai người giáo viên thêm nặng nề hơn .

    Từ đó đòi hỏi người giáo viên phải tiến hành bằng một số biện pháp cụ thể sau:

    * Tham mưu trực tiếp với BGH về công tác chủ nhiệm lớp.

    * Lập kế hoạch chủ nhiệm toàn năm học, học kỳ, tháng, tuần.

    * Lập kế hoạch cho từng thời điểm thi đua.

    * Cần lưu giữ cẩn thận hồ sơ chủ nhiệm.

    * Thường xuyên ghi chép nhật ký chủ nhiệm để theo dõi những chuyển biến của lớp.

    Trên cơ sở đó người giáo viên chủ nhiệm cần phát huy những kinh nghiệm; bổ sung hoàn thiện phương pháp tổ chức lớp để hoàn thiện nhiệm vụ góp phần nhỏ bé của mình vào sự nghiệp giáo dục ở địa phương nói riêng và sự nghiệp giáo dục nước nhà nói chung.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...