Thạc Sĩ Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ Cán bộ công chức ở các cơ quan chuyên môn thuộc UBND.TP

Thảo luận trong 'Kinh Tế' bắt đầu bởi Ác Niệm, 16/12/11.

  1. Ác Niệm

    Ác Niệm New Member

    Bài viết:
    3,584
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài:
    Nguồn nhân lực luôn là một yếu tố quyết định đối với sự phát triển kinh tế- xã hội của
    mỗi quốc gia. Do đó, để thực hiện thắng lợi mục tiêu chiến lược của sự nghiệp công nghiệp
    hóa, hiện đại hóa chúng ta cần nhận thức một cách sâu sắc, đầy đủ những giá trị to lớn và có ý
    nghĩa quyết định của nhân tố con người, chủ thể của mọi sáng tạo,”nguồn tài nguyên” vô giá,
    vô tận của đất nước; phải có cách nghĩ, cách nhìn mới về vai trò động lực và mục tiêu của con
    người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; từ đó xây dựng các chương
    trình, kế hoạch và chiến lược phát triển nguồn lực phù hợp, phát huy tối đa nhân tố con
    người, tạo ra động lực mạnh mẽ cho sự phát triển bền vững, đẩy nhanh tiến độ công nghiệp
    hóa, hiện đại hóa, thúc đẩy qúa trình đổi mới toàn diện đất nước.
    Ngày nay, chất lượng nguồn nhân lực có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự phát
    triển. Nếu trước đây sự phát triển của một quốc gia chủ yếu dựa vào các nguồn lực như tài
    nguyên thiên nhiên, nguồn vốn tư bản, nguồn lao động, thị trường tiêu thụ thì hiện nay
    chính tri thức lại có ý nghĩa hết sức lớn lao, góp phần tạo nên sự thịnh vượng, giàu có cho
    một quốc gia, lãnh thổ. Xu thế toàn cầu hóa cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin,
    đặc biệt là sự ra đời của internet đã làm cho các quốc gia, lãnh thổ ngày càng trở nên gần
    nhau hơn, qua đó sự cạnh tranh cũng càng trở nên gay gắt hơn, và tất nhiên ưu thế cạnh tranh
    bao giờ cũng nghiêng về quốc gia, lãnh thổ có chất lượng nguồn nhân lực cao hơn, được đào
    tạo tốt hơn.
    Vấn đề được chọn có tính bức xúc và quan trọng vì những lý do sau:
    Một là: Do vị trí, vai trò của Thành phố Hồ Chí Minh và yêu cầu nhiệm vụ mới đặt
    ra cho thành phố.
    Thành phố Hồ Chí Minh có vị trí, vai trò là một trung tâm kinh tế lớn, một trung tâm
    giao dịch quốc tế và du lịch của nước ta. Thành phố Hồ Chí Minh có vị trí chính trị quan
    trọng sau thủ đô Hà Nội, liên tục được phát triển tích cực hơn, như Nghị quyết Trung ương
    20-NQ/TW của Bộ Chính trị (ban hành ngày 18/11/2002) và phương hướng nhiệm vụ phát
    triển Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2010 đã đề ra:” Thành phố Hồ Chí Minh bước vào thế
    kỷ mới trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế và cách mạng khoa học công nghệ đang diễn ra
    mạnh mẽ; tình hình thế giới diễn biến phức tạp, các thế lực thù địch tiếp tục chống phá ta
    quyết liệt; đất nước ta tiếp tục sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa,
    chủ động hội nhập vào kinh tế khu vực và thế giới Thành phố đứng trước những thuận lợi,
    cơ hội lớn hơn và cả những khó khăn, thách thức gay gắt hơn với nhiệm vụ xây dựng Thành
    phố Hồ Chí Minh thành một thành phố xã hội chủ nghĩa văn minh, hiện đại, là đầu tàu của
    khu vực phía Nam và của cả nước ”. Do đó, yêu cầu về tổ chức bộ máy và cán bộ, công
    chức nói chung là phải kiện toàn và sắp xếp lại bộ máy quản lý nhà nước theo hướng tinh,
    gọn, chuẩn hóa các chức danh cán bộ quản lý hành chính nhà nước phù hợp với xã hội đô thị
    từ cấp Thành phố đến cơ sở còn cụ thể là phải củng cố, kiện toàn các cơ quan chuyên môn
    thuộc Uy Ban Nhân dân Thành phố và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ở các
    cơ quan này trong thực thi công vụ nhằm thực hiện có kết qủa các mục tiêu, nhiệm vụ quan
    trọng của thành phố trong giai đoạn mới.
    Hai là: Đội ngũ cán bộ, công chức ở các cơ quan chuyên môn thuộc Uy Ban Nhân
    dân, với tư cách là những chủ thể tiến hành các công vụ cụ thể. Đây là hạt nhân của nền
    công vụ và cũng chính là yếu tố bảo đảm cho nền công vụ hiệu lực, hiệu qủa.
    Hoạt động công vụ khác với các loại hoạt động thông thường khác, công vụ là hoạt
    động dựa trên cơ sở sử dụng quyền lực nhà nước. Nó được bảo đảm bằng quyền lực nhà nước
    và nhằm sử dụng quyền lực đó để thực hiện các nhiệm vụ quản lý của nhà nước. Hoạt động
    công vụ là hoạt động có tổ chức và tuân thủ những quy chế bắt buộc, theo trật tự có tính chất
    thứ bậc chặc chẽ, chính quy và liên tục.
    Hoạt động công vụ do các cán bộ, công chức thực hiện, cho nên vấn đề bức xúc đặt ra
    ở đây là phải xây dựng đội ngũ công chức hành chính chính quy, bảo đảm thi hành nhiệm vụ
    nhà nước một cách có hiệu qủa và bức xúc hơn là phải có những giải pháp căn cơ để nâng cao
    chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức đang thực thi công vụ ở các cơ quan chuyên môn thuộc
    Uy ban Nhân dân thành phố để có thể đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ quan trọng của thành
    phố lớn như Thành phố Hồ Chí Minh.
    Ba là: Đánh giá đúng thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức và đề ra các
    giải pháp căn cơ để đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức là một trong
    bốn nội dung của chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2001-
    2010.
    Mục tiêu chung của chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn
    2001- 2010 là: Xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên
    nghiệp, hiện đại hóa, hoạt động có hiệu lực, hiệu qủa theo nguyên tắc của nhà nước pháp
    quyền XHCN dưới sự lãnh đạo của Đảng; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất
    và năng lực đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng, phát triển đất nước. Theo đó một trong
    những mục tiêu cụ thể của chương trình trên là việc định rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền
    và tổ chức bộ máy chính quyền ở đô thị và nông thôn, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND
    cấp tỉnh, cấp huyện được tổ chức gọn nhẹ, thực hiện đúng chức năng quản lý nhà nước theo
    nhiệm vụ và thẩm quyền được xác định trong Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uy ban
    nhân dân (sửa đổi). Vấn đề bức xúc đặt ra là để thực hiện có kết qủa mục tiêu cải cách hành
    chính phải phấn đấu làm sao đến năm 2010, Thành phố Hồ Chí Minh phải có những giải pháp
    khả thi để có thể xây dựng được đội ngũ cán bộ, công chức vừa có số lượng, cơ cấu hợp lý,
    chuyên nghiệp, hiện đại vừa đảm bảo chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất
    tốt và đủ năng lực thi hành công vụ, tận tụy phục vụ sự nghiệp phát triển thành phố, phát triển
    đất nước và phục vụ nhân dân.
    Từ các vấn đề cấp thiết nêu trên đây, để đánh giá được thực trạng của đội ngũ cán bộ,
    công chức ở các cơ quan chuyên môn thuộc Uy ban nhân dân thành phố, tìm ra những nguyên
    nhân mạnh, yếu, nhất là những nguyên nhân hạn chế nhằm xây dựng những giải pháp cơ bản
    để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới của Thành
    phố. Chính vì thế, tôi chọn đề tài làm luận văn tốt nghiệp khóa học là: “ Một số giải pháp
    nâng cao chất lượng đội ngũ Cán bộ công chức ở các cơ quan chuyên môn thuộc
    UBND.TPHCM”.
    2. Mục đích của luận văn:
    Luận văn này được viết nhằm các mục đích sau:
    - Đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức ở cơ quan chuyên môn thuộc Uy ban
    Nhân dân Thành phố.
    - Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ở cơ quan
    chuyên môn thuộc Uy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh nhằm đáp ứng với yêu cầu
    nhiệm vụ mới, xứng đáng với vị trí, vai trò, sự nghiệp phát triển một thành phố là một đô thị
    lớn nhất nước.
    3. Đối tượng của đề tài:
    Đội ngũ cán bộ, công chức ở các cơ quan chuyên môn thuộc Uy ban Nhân dân thành
    phố Hồ Chí Minh. Do đặc thù của Thành phố Hồ Chí Minh có số lượng cơ quan chuyên môn
    khá nhiều, nhưng điều kiện thời gian nghiên cứu qúa hạn hẹp, nên tôi xin phép chỉ minh họa
    việc đánh giá chất lượng ở một vài cơ quan chuyên môn trọng điểm của Uy ban Nhân dân
    thành phố Hồ Chí Minh.
    4. Phạm vi của đề tài:
    Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về tình hình đội ngũ cán bộ, công chức ở các cơ quan
    chuyên môn thuộc Uy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, cơ sở số liệu dựa vào kết qủa
    tổng điều tra cán bộ, công chức năm 2008 của Sở Nội vụ thành phố Hồ Chí Minh. Về loại cán
    bộ, công chức, luận văn chỉ nghiên cứu cán bộ, công chức hành chính, không nghiên cứu cán
    bộ, viên chức và cán bộ công tác Đảng, Đoàn thể.
    5. Phương pháp thực hiện đề tài:
    Để thực hiện đề tài, tác giả thu thập số liệu thứ cấp ở các đơn vị Văn phòng HĐND và
    UBND thành phố, Sở Nội vụ Thành phố, các đơn vị, sở ngành có liên quan, trên sách, báo
    chí, tạp chí và trên internet.
    Phương pháp xử lý số liệu: đối với các dữ liệu thứ cấp thu thập được, tác giả đã dựa
    trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác- Lênin và phương pháp
    nghiên cứu cụ thể (điều tra, khảo sát, thống kê, tổng hợp, phân tích, so sánh ) để làm rõ vấn
    đề.

    6. Kết cấu của luận văn:
    Luận văn bao gồm phần mở đầu, nội dung và phần kết luận.
    Nội dung của luận văn gồm 3 chương:
    Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài.
    Chương 2: Thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ở các cơ quan chuyên
    môn thuộc Uy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh.
    Chương 3: Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ở các cơ
    quan chuyên môn thuộc Uy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh.
    Trong qúa trình thực hiện luận văn tốt nghiệp tác giả đã nghiên cứu, tham khảo và sử
    dụng nhiều tài liệu của các công trình nghiên cứu, hội thảo khoa học có liên quan đến nguồn
    nhân lực và đội ngũ cán bộ, công chức để tăng cường tính thực tiễn của đề tài nghiên cứu
    đóng góp vào chủ trương phát triển kinh tế, xã hội của thành phố.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...