Thạc Sĩ Một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo tại trường Đại học Lạc Hồng đến năm 2015

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 17/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ năm 2012
    Đề tài: Một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo tại trường Đại học Lạc Hồng đến năm 2015


    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Sự phát triển của Đất Nước đang ngày càng lớn mạnh, nền kinh tế Việt Nam đang
    dần có tên tuổi trên khắp các châu lục, hội nhập kinh tế toàn cầu đang thôi thúc tất cả
    các thành phần xã hội của Đất Nước phát triển không ngừng. Trong các thành phần đó,
    giáo dục đóng vai trò vô cùng quan trọng góp phần vào việc phát triển chung của đất
    nước.
    Nền Giáo Dục của nước ta ngày càng phát triển mạnh mẽ với sự ra đời của nhiều
    trường đại học, sự phát triển tràn lan của nhiều cơ sở đào tạo, nhiều hệ đào tạo khắp
    cả nước, nhằm đáp ứng nhu cầu học tập và nghiên cứu của sinh viên. Tuy nhiên, trong
    những năm qua, giáo dục đại học đã bộc lộ nhiều yếu kém, chất lượng đào tạo nhìn
    chung còn thấp, chưa theo kịp đòi hỏi phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Với nền
    giáo dục đại học cho số đông, chất lượng đào tạo càng cần được quan tâm, đặc biệt là
    các trường đại học ngoài công lập. Chất lượng đào tạo là một yếu tố quan trọng hàng
    đầu, nó không chỉ mang tính quyết định đối với sự phát triển của mỗi trường, của sự
    nghiệp giáo dục đào tạo, mà cao hơn nữa, nó quyết định đến sự phát triển của một nền
    kinh tế, một đất nước. Vì vậy, chú trọng đến vấn đề chất lượng giáo dục và nâng cao
    chất lượng giáo dục đào tạo đã được coi là “quốc sách” hàng đầu, và bản thân mỗi
    trường đang là nơi trực tiếp thực hiện hoạt động đào tạo cũng không thể nằm ngoài quy
    luật đó, lấy chất lượng giáo dục làm nhiệm vụ trọng tâm trong công tác đào tạo của
    mình. Để tồn tại và phát triển, nâng cao lợi thế cạnh tranh trong môi trường giáo dục
    cạnh tranh và mang tính toàn cầu, một trong những biện pháp cần thiết là các trường
    đại học cần nắm bắt được những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo. Từ đó có
    thể đề ra những giải pháp đúng đắn để nâng cao chất lượng đào tạo.
    Xuất phát từ tình hình trên, tác giả chọn đề tài “Một số giải pháp nâng cao chất
    lượng đào tạo tại trường Đại học Lạc Hồng đến năm 2015” làm đề tài nghiên cứu
    của mình với mong muốn đóng góp vào việc nâng cao chất lượng chung của Trường.
    2
    2. Mục tiêu nghiên cứu
    Đề tài nghiên cứu được thực hiện với các mục tiêu như sau:
     Hệ thống hóa cơ sở lý luận về chất lượng, chất lượng đào tạo, quản lý, kiểm
    định chất lượng đào tạo.
     Qua đó, đi vào phân tích đánh giá thực trạng chất lượng đào tạo của Trường
    Đại học Lạc Hồng.
     Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, từ đó góp phần nâng cao chất
    lượng đội ngũ lao động có trình độ đại học trước đòi hỏi ngày càng cao của xã hội, sự
    cạnh tranh về nguồn nhân lực ngày một cao.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu
    Đề tài tập trung nghiên cứu đến chất lượng đào tạo.
    Vấn đề nghiên cứu
    Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo đại học.
    Đối tượng khảo sát
    Đề tài tiến hành khảo sát các đối tượng sau:
     Sinh viên từ năm 3 trở lên đang học tại trường: là đối tượng trực tiếp của
    quá trình đào tạo và cũng là “sản phẩm” chính.
     Cựu sinh viên (đã tốt nghiệp từ 1 đến 2 năm và đi làm): là đối tượng đã trải
    qua quá trình đào tạo tại trường.
     Giảng viên, cán bộ quản lý của trường.
     Doanh nghiệp: là những người sử dụng “sản phẩm” của quá trình đào tạo.
    Phạm vi nghiên cứu
    - Về không gian nghiên cứu: Trường Đại học Lạc Hồng có nhiều loại hình đào
    tạo khác nhau. Tuy nhiên, đề tài tập trung nghiên cứu về chất lượng đào tạo ở loại hình
    đào tạo đại học chính quy của Trường.
    - Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 02/2012 đến tháng 8/2012.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    3
    Các phương pháp nghiên cứu cơ bản được sử dụng trong quá trình thực hiện đề
    tài này bao gồm:
     Phương pháp nghiên cứu tại bàn
     Phương pháp nghiên cứu hiện trường
    Phương pháp nghiên cứu tại bàn:
    Các phương pháp cụ thể gồm: phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp,
    phương pháp so sánh, nghiên cứu tài liệu và một số công trình, luận văn đã nghiên cứu
    về vấn đề này.
    Phương pháp nghiên cứu hiện trường:
    Phương pháp định tính: là nghiên cứu khám phá được thực hiện thông qua:
    + Quan sát: phương pháp này sử dụng các giác quan nhằm để quan sát những
    biểu hiện diễn ra trong và sau quá trình đào tạo từ hai phía chủ thể đào tạo và khách thể
    đào tạo, để qua đó kết hợp với các kết quả nghiên cứu khác đánh giá phù hợp về vấn đề
    nghiên cứu.
    + Phỏng vấn: phương pháp này dùng để phỏng vấn sâu các chuyên gia (cán bộ
    đào tạo, giảng viên đại học và nhà tuyển dụng, sử dụng lao động ), sinh viên.
    Phương pháp định lượng: là nghiên cứu thông qua:
    + Điều tra: Tiến hành sử dụng bảng câu hỏi được thiết kế theo yêu cầu nội dung
    của đề tài đặt ra điều tra sinh viên đang học, sinh viên đã tốt nghiệp, cán bộ quản lý,
    giảng viên và doanh nghiệp để thu thập thông tin, số liệu về thực trạng tình hình chất
    lượng đào tạo tại trường Đại học Lạc Hồng.
    Xử lý kết quả điều tra được thực hiện bằng phần mềm Excel và SPSS.
    5. Kết cấu của đề tài
    Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài được bố cục làm 3 chương:
    - Chương 1: Cơ sở lý luận chung về chất lượng đào tạo.
    - Chương 2: Phân tích và đánh giá thực trạng chất lượng đào tạo tại Trường
    Đại học Lạc Hồng.
    - Chương 3: Một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo tại trường Đại học
    Lạc Hồng đến năm 2015.
    4
    CHƯƠNG 1:
    CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO
    1.1 KHÁI NIỆM, MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC
    1.1.1 Khái niệm
    Hệ đại học là một cấp đào tạo nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân. Theo điều
    38, khoản 1, luật giáo dục 2005: "Đào tạo trình độ đại học được thực hiện từ bốn đến
    sáu năm học tùy theo ngành nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung học
    phổ thông hoặc bằng tốt nghiệp trung cấp; từ hai năm rưỡi đến bốn năm học đối với
    người có bằng trung cấp cùng chuyên ngành; từ một năm rưỡi đến hai năm học đối với
    người có bằng tốt nghiệp cao đẳng cùng chuyên ngành". (Quốc hộ (2005), tr.11. [8])
    1.1.2 Mục tiêu giáo dục đại học
    Đào tạo trình độ đại học giúp sinh viên nắm vững kiến thức chuyên môn và có
    kỹ năng thực hành thành thạo, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết
    những vấn đề thuộc chuyên ngành đào tạo. (Quốc hội (2005), tr.12. [8])
    1.1.3 Nhiệm vụ của trường đại học
    Theo điều 5 – Điều lệ trường đại học ban hành ngày 22 tháng 9 năm 2010, trường
    đại học có nhiệm vụ sau: (Thủ tướng chính phủ (2010), tr.2. [10] )
    (1) Xác định tầm nhìn, xây dựng chiến lược và kế hoạch tổng thể phát triển nhà
    trường qua từng giai đoạn, kế hoạch hoạt động hàng năm.
    (2) Tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác theo mục tiêu,
    chương trình giáo dục; xác nhận hoặc cấp văn bằng, chứng chỉ theo thẩm quyền.
    (3) Tuyển dụng, quản lý công chức, viên chức; xây dựng đội ngũ giảng viên của
    trường đủ về số lượng, cân đối về cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu độ tuổi và
    giới, đạt chuẩn về trình độ được đào tạo; tham gia vào quá trình điều động của cơ quan
    quản lý nhà nước có thẩm quyền đối với nhà giáo, cán bộ, nhân viên.
    (4) Phát hiện và bồi dưỡng nhân tài trong đội ngũ công chức, viên chức và người
    học của trường.
    (5) Tuyển sinh và quản lý người học.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...