Thạc Sĩ Một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo hệ trung cấp chuyên nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Ch

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    [​IMG]MỤC LỤC
    TRANG PHỤ BÌA
    MỤC LỤC
    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
    DANH MỤC BẢNG BIỂU, ĐỒ THỊ
    DANH MỤC PHỤ LỤC
    MỞ ĐẦU Trang 1
    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO, VAI TRÒ,
    ĐẶC ĐIỂM CỦA GIÁO DỤC TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP Trang 4
    1.1 HỆ THỐNG GIÁO DỤC VIỆT NAM . Trang 4
    1.2 CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO . Trang 7
    1.2.1 KHÁI NIỆM Trang 7
    1.2.2 QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO . Trang 10
    1.2.2.1 Khái niệm Trang 10
    1.2.2.2 Các phương thức quản lý chất lượng Trang 10
    1.2.3 KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO Trang 13
    1.2.3.1 Khái niệm: . Trang 13
    1.2.3.2 Vai trò của kiểm định chất lượng trong việc
    nâng cao chất lượng đào tạo . Trang 14
    1.3 ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ CỦA GIÁO DỤC TRUNG CẤP CHUYÊN
    NGHIỆP Trang 16

    [​IMG]1.4. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC KỸ THUẬT
    TRONG SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA . Trang 17
    TÓM TẮT CHƯƠNG 1 . Trang 21
    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP
    THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Trang 22
    2.1 TÌNH HÌNH GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP VIỆT NAM . Trang 22
    2.1.1 Về cơ sở vật chất Trang 23
    2.1.2 Về giáo viên . Trang 24
    2.1.3 Về chương trình . Trang 26
    2.1.4 Về cơ cấu đào tạo . Trang 28
    2.1.5 Về quản lý Trang 29
    2.1.6 Về nguồn nhân lực . Trang 30
    2.2 CHỈ SỐ CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC VIỆT NAM Trang 32
    2.3. THỰC TRẠNG VỀ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP
    THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Trang 33
    2.3.1. Tình hình tổng quát Trang 33
    2.3.2. Thực trạng hệ trung cấp chuyên nghiệp Trang 35
    2.3.3 Tình hình chất lượng tại một số trường trung cấp . Trang 38
    2.3.3.1 Về kết quả học tập của học sinh Trang 38
    2.3.3.2 Về trình độ chuyên môn của cán bộ giảng dạy . Trang 38
    2.3.4. Những thuận lợi, khó khăn . Trang 39
    2.3.4.1 Thuận lợi . Trang 39
    [​IMG]2.3.4.2 Khó khăn . Trang 39
    2.3.4.3 Nguyên nhân . Trang 41
    2.3.5 Đánh giá chất lượng đào tạo Trung cấp chuyên nghiệp trường
    Trung học Công nghệ Lương thực – Thực phẩm . Trang 43
    TÓM TẮT CHƯƠNG 2 . Trang 48
    CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
    ĐÀO TẠO CHO HỆ TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP
    TRÊN ĐỊA BÀN TP. HỒ CHÍ MINH Trang 49
    3.1 QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU CỦA NHÀ NƯỚC
    VỀ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP . Trang 49
    3.1.1 Mục tiêu chung Trang 49
    3.1.2 Mục tiêu về giáo dục nghề nghiệp TP. Hồ Chí Minh tới 2010 . Trang 50
    3.2 MỘT SỐ DỰ BÁO VỀ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP
    NHŨNG NĂM TỚI Trang 52
    3.2.1 Dự báo về mạng lưới trường dạy nghề,
    nhu cầu đào tạo nghề nghiệp Trang 52
    3.2.2 Giáo dục nghề nghiệp trong thời kỳ hội nhập . Trang 54
    3.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO
    CHO HỆ TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN
    TP. HỒ CHÍ MINH . Trang 55
    3.3.1 Nâng cao năng lực dạy nghề của đội ngũ giáo viên Trang 56
    3.3.2 Tăng cường đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất,
    trang thiết bị kỹ thuật dạy nghề . Trang 57
    3.3.3 Áp dụng phương pháp dạy nghề MES . Trang 59
    3.3.3.1 Mođun kỹ năng hành nghề . Trang 60
    3.3.3.2 Phương pháp tiếp cận đào tạo nghề theo MES Trang 62
    3.3.3.3 Phương pháp xây dựng MES . Trang 63
    3.3.3.4 Mở rộng diện nghề hoặc nâng cao trình độ nghề . Trang 64
    3.3.4 Quản lý chất lượng đào tạo theo ISO . Trang 65
    3.3.5 Tạo mối liên hệ chặt chẽ giữa nhà trường - doanh nghiệp Trang 67
    3.4 KIẾN NGHỊ . Trang 68
    3.4.1 Hoàn thiện cơ chế pháp lý để nâng cao
    năng lực hệ giáo dục nghề nghiệp . Trang 68
    3.4.2 Xây dựng cơ quan dự báo về nguồn nhân lực . Trang 69
    3.4.3 Nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông, tăng cường
    hướng nghiệp cho học sinh phổ thông . Trang 70
    TÓM TẮT CHƯƠNG 3 . Trang 71
    KẾT LUẬN . Trang 72
    Tài liệu tham khảo
    PHỤ LỤC
    MỞ ĐẦU
    1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
    Giáo dục Việt Nam luôn là mối quan tâm của nhiều người nhất là trong những
    năm gần đây. Đối với những nước đang phát triển như Việt Nam, để vươn tới một
    nền giáo dục tiên tiến, hiện đại, cập nhật là điều kiện cần thiết để đi đến phát triển
    kinh tế lâu dài và bền vững.
    Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc
    tế. Trong những nhân tố có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của đất nước thời
    kỳ này thì nguồn nhân lực luôn là nhân tố quyết định.
    “Con người và nguồn nhân lực là nhân tố quyết định sự phát triển đất nước
    trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ”
    (Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2001-2010)
    Một trong những nguồn nhân lực đáp ứng trực tiếp cho thời kỳ công nghiệp
    hóa, hiện đại hóa là lực lượng lao động lành nghề, trong đó hệ giáo dục Trung cấp
    chuyên nghiệp cung cấp một lượng không nhỏ. Trong những năm qua, Việt Nam
    luôn ở trong tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ” do tâm lý chung của các gia đình luôn
    mong muốn con em mình được theo học ở bậc đại học. Chất lượng lao động nghề
    còn thấp, chưa ngang tầm khu vực, chưa đáp ứng được nhu cầu công nghiệp hóa,
    hiện đại hóa, vẫn còn khoảng cách giữa trình độ tay nghề của học sinh mới ra
    trường và nhu cầu của các doanh nghiệp. Trong khi đó học sinh phổ thông chưa
    được hướng nghiệp một cách khoa học, chưa thấy được sự cần thiết về kỹ năng
    nghề ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
    Xuất phát từ tình hình trên, tôi chọn vấn đề: “Một số giải pháp nâng cao chất
    lượng đào tạo hệ Trung cấp chuyên nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí
    Minh” làm đề tài nghiên cứu của mình với mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào
    sự nghiệp đổi mới giáo dục chung của đất nước.
    2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI:
    Cùng với kinh tế thị trường, hệ thống giáo dục Việt Nam đã có nhiều cải
    cách và nó đã trở thành một trong những động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế đất
    nước. Giáo dục nghề nghiệp cũng đang được củng cố và hoàn thiện dần, điều này
    được đánh dấu bằng sự ra đời của Luật dạy nghề 2006 cùng với chính sách mới về
    đào tạo liên thông giữa các cấp, các hệ đang tạo ra một sự khởi sắc cho giáo dục
    nghề nghiệp.
    Từ trước đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về giáo dục, nhưng phần
    lớn đều chú trọng vào giáo dục phổ thông, giáo dục đại học vì phần lớn học sinh và
    các gia đình đều đi theo con đường: Tiểu học – THCS – THPT - Đại học. Giáo dục
    nghề nghiệp, nhất là hệ trung cấp chuyên nghiệp chưa được chú ý đúng mức, tương
    xứng với vị trí và tầm quan trọng của nó trong hệ thống giáo dục quốc dân.
    Một số bài viết, công trình nghiên cứu về giáo dục nghề nghiệp từ nhiều góc
    độ khác nhau mà tác giả được biết đến được liệt kê ở phần tài liệu tham khảo
    Luận văn này với hướng nghiên cứu nâng cao chất lượng đào tạo hệ Trung
    cấp chuyên nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, nhằm góp phần nâng cao
    chất lượng lao động kỹ thuật bậc trung cấp trước đòi hỏi ngày càng cao của xã hội,
    sự cạnh tranh về nguồn nhân lực đang dần rõ rệt khi chúng ta đã gia nhập WTO.
    3. Mục đích nghiên cứu:
    -
    Hệ thống hóa cơ sở lý luận về chất lượng đào tạo, quản lý, kiểm định chất
    lượng đào tạo, các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo, sự cần thiết của việc
    đào tạo lực lượng lao động kỹ thuật trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
    -
    Trên cơ sở lý luận này, luận văn đi vào phân tích thực trạng một số trường
    Trung cấp chuyên nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh để đưa ra các giải
    pháp để nâng cao chất lượng đào tạo hệ Trung cấp chuyên nghiệp, từ đó góp phần
    nâng cao chất lượng lao động kỹ thuật bậc trung cấp trước đòi hỏi ngày càng cao
    của xã hội, trong bối cảnh chúng ta mới gia nhập WTO, sự cạnh tranh về nguồn
    nhân lực mỗi ngày một cao.
    4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI:
    - Đối tượng nghiên cứu: Loại hình trường Trung cấp chuyên nghiệp.
    - Vấn đề nghiên cứu:
    Một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo cho hệ
    Trung cấp chuyên nghiệp.
    - Phạm vi nghiên cứu:
    Một số trường Trung cấp chuyên nghiệp trên địa bàn
    thành phố Hồ Chí Minh.
    5. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
    - Luận văn sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và các phương pháp
    thống kê mô tả, diễn giải, quy nạp, mô hình hóa, trên nguyên tắc gắn lý luận với
    thực tiễn.
    - Dữ liệu được lấy từ nhiều nguồn: Tổng Cục Thống Kê, Tổng Cục dạy nghề, Bộ
    Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục-Đào tạo, Sở Lao động - Thương
    binh và Xã hội TP. Hồ Chí Minh, Sở Giáo dục-Đào tạo TP. Hồ Chí Minh, một số
    trường trung cấp chuyên nghiệp, các báo, tạp chí
    6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN:
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn bao gồm 3
    chương được kết cấu như sau:
    Chương 1: Cơ sở lý luận về chất lượng đào tạo, vai trò, đặc điểm của giáo
    dục nghề nghiệp trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa của
    đất nước.
    Chương 2: Thực trạng về Trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề trên địa bàn
    thành phố Hồ Chí Minh.
    Chương 3: Một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo hệ Trung cấp
    chuyên nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...