Thạc Sĩ Một số giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh Vĩnh Long trong thời kỳ hội nhập

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài

    Chất lượng cuộc sống dân cư phản ảnh trình độ Phát triển kinh tế - Xã hội của một quốc gia ở các
    lĩnh vực kinh tế văn hóa và phúc lợi xã hội. Đồng thời, CLCSDC và tăng trưởng kinh tế - Xã hội
    mối Quan hệ khắng khít, chặt chẽ với nhau. CLCSDC vừa là động lực thúc đẩy tăng trưởng vừa là
    thước đo trình độ văn minh và sự Phát triển nhiều mặt của một quốc gia. Chính vì vậy, nhiều quốc gia
    trên thế giới không ngừng thực hiện các chính sách Phát triển toàn diện về kinh tế - Xã hội để nâng cao
    CLCSDC, nhằm khẳng định vị trí của mình trên trường quốc tế.
    Ngay từ những ngày đầu Xây dựng Đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm đến việc nâng
    cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng
    (năm 1991) đã khẳng định: “Mục tiêu của chính sách Xã hội thống nhất với mục tiêu Phát triển kinh tế,
    đều nhằm phát huy sức mạnh của nhân tố con người và vì con người. Kết hợp hài hòa giữa sự phát
    triển kinh tế và sự Phát triển xã hội; giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần của nhân dân .”. Vì
    vậy, CLCSDC trong những năm gần đây đã tăng lên đáng kể, thể hiện qua các chỉ tiêu về chất lượng
    cuộc sống dân cư.
    Chẳng hạn, chỉ số HDI tăng liên tục qua các năm, từ 0,62% (năm 1990) lên 0,733% (năm 2007),
    xếp thứ 105/177 quốc gia; GDP BQĐN từ thứ hạng 133 (năm 1999) vượt lên hạng 118 (năm 2005);
    tuổi thọ trung bình tăng nhanh, từ 67,4 tuổi năm 2001 lên 72,8 tuổi năm 2009. Tuổi thọ tăng phản ánh
    mức sống dân cư và công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân được triển khai tốt. Ngoài ra, công tác
    xoá đói giảm nghèo thực hiện tốt được thế giới đánh giá cao; các lĩnh vực giáo dục, nhà ở, điện, nước,
    văn hóa – Thể thao Phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng.
    Nhìn chung, đời sống vật chất và tinh thần của người dân đã được nâng lên rất nhiều trong thời
    gian qua, nhưng vẫn còn ở mức thấp. Chênh lệch mức sống còn cao giữa thành thị - nông thôn, giữa
    các vùng trong cả nước, đặc biệt là các địa phương vùng sâu, vùng xa, miền núi. Mặt khác, nếu so sánh
    với một số nước trong khu vực và trên thế giới, CLCSDC ở nước ta còn khá khiêm tốn.
    Vĩnh Long là tỉnh nằm ở trung tâm ĐBSCL, vùng trọng điểm lương thực – thực phẩm lớn nhất
    nước ta. Nằm giữa hai con sông lớn nhất vùng, sông Tiền và sông Hậu là cửa ngõ ra biển, lại có quốc
    lộ 1A chạy qua tỉnh, nối hai thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ. Những lợi thế trên tạo điều kiện cho
    Vĩnh Long mở rộng giao lưu kinh tế, văn hóa – xã hội, đẩy mạnh Phát triển sản xuất hàng hóa, thực
    hiện công cuộc CNH – HĐH, từ đó hội nhập với nền kinh tế cả nước và đẩy mạnh hợp tác quốc tế.
    Thế nhưng, từ sau khi tiến hành cải cách, chuyển sang nền kinh tế thị trường, Vĩnh Long vẫn chỉ
    là tỉnh nông nghiệp. Ngành Nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao trong tổng GDP của tỉnh, với khoảng 70%
    dân số sống dựa vào sản xuất nông nghiệp, trên 80% dân cư nông thôn có thu nhập thấp. Hơn nữa, phần lớn đời sống kinh tế nơi đây vẫn còn nhiều khó khăn, mức sống dân cư còn thấp; các lĩnh vực văn
    hóa, Xã hội và dịch vụ Phát triển chậm. Trong thời kỳ Phát triển kinh tế thị trường theo định hướng Xã
    hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, chúng ta không thể hài lòng với cuộc sống như hiện tại, trong khi
    tiềm năng địa phương có nhiều thuận lợi cho sự phát triển. Vĩnh Long cần phải có chiến lược phát
    triển, những bước đi phù hợp, những giải pháp hợp lý mới hy vọng nâng cao CLCSDC, đó cũng chính
    Phát triển toàn diện nền kinh tế - Xã hội địa phương.
    Được sinh ra và trưởng thành tại Vĩnh Long, trăn trở với những gì đang diễn ra nơi đây, và mong
    muốn được đóng góp một phần nhỏ vào công cuộc xây dựng, Phát triển quê nhà, tôi đã chọn nghiên
    cứu đề tài “Một số giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh Vĩnh Long trong thời kỳ
    hội nhập”.

    2. Mục đích - nhiệm vụ nghiên cứu

    2.1. Mục đích

    Hệ thống hóa cơ sở lý luận về chất lượng cuộc sống dân cư và vận dụng vào việc phân tích chất
    lượng cuộc sống dân cư ở một địa phương.
    Từ nghiên cứu thực trạng chất lượng cuộc sống dân cư đề xuất phương hướng và giải pháp phát
    triển kinh tế - Xã hội nhằm nâng cao CLCSDC tỉnh Vĩnh Long trong thời kỳ hội nhập.

    2.2. Nhiệm vụ

    Hệ thống hóa và phân tích các chỉ tiêu cơ bản đánh giá CLCSDC.
    Phân tích thực trạng CLCSDC tỉnh Vĩnh Long trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế dựa trên các
    điều kiện đặc thù của tỉnh.
    Đưa ra các giải pháp Phát triển kinh tế - Xã hội nhằm nâng cao CLCSDC theo quan điểm phát
    triển bền vững và Phát triển con người.

    3. Giới hạn nghiên cứu đề tài

    Về thời gian: luận văn sử dụng nguồn tư liệu tổng hợp từ năm từ năm 2000 đến năm 2008.
    Về không gian: tỉnh Vĩnh Long có sự phân hóa theo cấp huyện thị.
    Về nội dung: một số nội dung cơ bản như chỉ số Phát triển con người, GDP/người, nghèo đói, y
    tế, giáo dục, các điều kiện về nhà ở – điện – nước, văn hóa, thể dục – Thể thao và môi trường.

    4. Lịch sử nghiên cứu đề tài

    CLCS vẫn luôn là vấn đề được nhiều người quan tâm, có rất nhiều bài viết, báo cáo trong và ngoài
    nước trực tiếp hoặc gián tiếp nói đến CLCS, chẳng hạn:
    – “Một số vấn đề cơ bản về giáo dục dân số” - Dự án VIE/94/P01- Hoàng Đức Nhuận (chủ biên),
    đề cập đến chất lượng cuộc sống thông qua nội dung “Mối Quan hệ giữa Phát triển dân số và chất lượng
    cuộc sống”. – Các “Báo cáo Phát triển con người” của Liên Hợp Quốc hằng năm, đề cập gián tiếp về chất
    lượng cuộc sống qua chỉ số Phát triển con người (HDI).
    – Các “Cuộc điều tra mức sống và điều tra dân số” do Tổng cục Thống kê Trung ương và địa
    phương tiến hành qua các năm, nhưng chỉ phản ánh thuần túy về tăng trưởng kinh tế, thu nhập BQĐN,
    giáo dục, sức khỏe, nhà ở, .
    – Một số đề tài luận văn thạc sĩ như: “Chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh Bình Thuận - Hiện trạng
    và giải pháp”, “Chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh Nghệ An”, . đã đề cập trực tiếp đến chất lượng cuộc
    sống dân cư của địa phương.
    Tuy nhiên, việc đưa ra những giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư ở tỉnh Vĩnh Long
    trong thời kỳ hội nhập như hiện nay vẫn chưa có đề tài, bài viết tổng thể nào đề cập.

    5. Quan điểm nghiên cứu

    5.1. Quan điểm tổng hợp hệ thống

    Vấn đề CLCSDC bao hàm nhiều thành phần kinh tế - Xã hội khác nhau và các vấn đề này có mối
    Quan hệ mật thiết với nhau theo một hệ thống. Khi nghiên cứu, cần có sự nhận định tổng hợp giữa các
    hợp phần trong một hệ thống và giữa các hệ thống với nhau để có sự đánh giá vấn đề một cách chi tiết
    và khái quát.

    5.2. Quan điểm lãnh thổ

    Khi nghiên cứu CLCSDC cần xem xét, phân tích các mối Quan hệ trên một lãnh thổ thống nhất, từ
    đó có nhận xét chính xác về đối tượng nghiên cứu. Chẳng hạn, có sự phân biệt giữa thành phố, thị trấn
    hay xã, ấp, . khi xem xét các điều kiện về nhà ở, điện nước, vệ sinh môi trường

    5.3. Quan điểm Lịch sử - viễn cảnh

    Khi nghiên cứu CLCSDC tỉnh Vĩnh Long, cần quán triệt quan điểm Lịch sử viễn cảnh để nắm
    được quá khứ của đối tượng nghiên cứu thì mới có thể giải thích được sự Phát triển hiện tại, cũng như
    dự báo một cách chính xác hơn cho tương lai.

    5.4. Quan điểm sinh thái

    Khi nghiên cứu cần tính đến yếu tố môi trường, làm thế nào để có môi trường sống tốt hơn? Đó
    cũng chính là một giải pháp nâng cao chất lượng sống.

    5.5. Quan điểm Phát triển bền vững

    Mọi sinh vật tồn tại và Phát triển phụ thuộc vào điều kiện sinh thái nhất định. Cho nên ngoài việc
    đẩy mạnh Phát triển kinh tế, xã hội, cần gắn với bảo vệ môi trường nhằm đảm bảo sự Phát triển bền
    vững về mặt kinh tế - Xã hội và môi trường.

    6. Các phương pháp nghiên cứu

    6.1. Phương pháp thu thập và phân tích tổng hợp tài liệu, tư liệu

    Để thực hiện luận văn này, tác giả đã thu thập tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau như: báo tạp chí,
    các tài liệu viết, tài liệu thống kê, các trang web, . sau đó, tiến hành phân tích nhằm phục vụ cho mục
    đích nghiên cứu.

    6.2. Phương pháp phân tích – so sánh

    Phân tích khái quát thực trạng CLCSDC cả nước và thực trạng CLCSDC tỉnh. Sau đó, tiến hành
    so sánh và phân tích để đưa ra các kết luận, nhận định vấn đề nghiên cứu.

    6.3. Phương pháp thống kê Toán học

    Từ những số liệu tìm được, tác giả tiến hành tính toán để có thể đưa ra những nhận định, dự báo
    hợp lý cho vấn đề nghiên cứu.

    6.4. Phương pháp bản đồ

    Sử dụng các bản đồ, biểu đồ, đồ thị, bảng số liệu, . để minh họa, dẫn chứng, hay chứng minh cho
    vấn đề, nhằm giúp người đọc theo dõi thuận lợi hơn.

    6.5. Phương pháp cân đối

    Khi Phát triển kinh tế, Xã hội và các dịch vụ Xã hội, cần đảm bảo sự Phát triển trong mối quan
    hệ cân đối, hài hòa.

    7. Cấu trúc luận văn

    Nội dung luận văn gồm 3 phần: mở đầu, nội dung và kết luận. Trong đó, phần nội dung gồm 3 chương:


    Chương 1: Cơ sở lý luận nghiên cứu chất lượng cuộc sống dân cư.
    Chương 2: Thực trạng chất chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh Vĩnh Long.
    Chương 3: Một số giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh Vĩnh Long trong thời kỳ hội nhập.
     
Đang tải...