Tiểu Luận Một số giải pháp nâng cao chất lượng của hoạt động bảo đảm tiền vay tại Chi nhánh ngân hàng Công thư

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐỀ TÀI: Một số giải pháp nâng cao chất lượng của hoạt động bảo đảm tiền vay tại Chi nhánh ngân hàng Công thương khu vực II Hai Bà Trưng

    LỜI NÓI ĐẦU
    Một ngân hàng muốn phát triển vững mạnh th́ trước hết cần phải có chất lượng tín dụng lành mạnh, tăng trưởng tín dụng cao. Tuy nhiên khi xem xét sự phát triển của các ngân hàng th́ vấn đề an toàn cũng cần được quan tâm và coi trọng. Cạnh tranh càng khốc liệt th́ chúng ta lại càng cần phải đề cao việc bảo đảm an toàn cho các ngân hàng. Bởi một khi có một ngân hàng đỗ vỡ th́ sẽ kéo theo sự sụp đổ của cả hệ thống ngân hàng. Chính v́ vậy các ngân hàng trong nước cần phải t́m cho ḿnh những biện pháp bảo đảm an toàn và hạn chế thấp nhất các rủi ro có thể gặp phải. Một trong những cách để nâng cao độ an toàn trong hoạt động tín dụng của các ngân hàng đó là bảo đảm tiền vay. Đây là biện pháp mà các ngân hàng khi cho vay thường áp dụng. Chính bởi tầm quan trọng của việc bảo đảm tiền vay đối với hoạt động của ngân hàng nên em đă chọn đề tài: “ Một số giải pháp nâng cao chất lượng của hoạt động bảo đảm tiền vay tại Chi nhánh ngân hàng Công thương khu vực II Hai Bà Trưng ” để viết chuyên đề thực tập tốt nghiệp trong quá tŕnh thực tập tại Chi nhánh ngân hàng Công thương khu vực II Hai Bà Trưng.
    Kết cấu chuyên đề gồm ba phần như sau:
    Chương I: Những vấn đề cơ bản về bảo đảm tiền vay : tŕnh bày về những vấn đề lư luận chung trong bảo đảm tiền vay.
    Chương II: Thực trạng hoạt động bảo đảm tiền vay tại Chi nhánh ngân hàng Công thương khu vực II Hai Bà Trưng.
    Chương III: Giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng hoạt động bảo đảm tiền vay tại Chi nhánh ngân hàng Công thương khu vực II Hai Bà Trưng.



    CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ
    BẢO ĐẢM TIỀN VAY

    1.1. Khái niệm, vai tṛ và đặc trưng của bảo đảm tiền vay
    1.1.1. Khái niệm về bảo đảm tiền vay
    Trong nền kinh tế thị trường phát triển như hiện nay, sức cạnh tranh gay gắt cũng như môi trường kinh doanh thường xuyên biến động làm cho bất kỳ một cá nhân, tổ chức nào khi tham gia vào đều phải đối mặt với những rủi ro, đặc biệt là các ngân hàng thương mại – tổ chức kinh doanh tiền tệ và là trung gian tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế. Chính v́ vậy, các ngân hàng thương mại khi cho vay luôn phải có các biện pháp để giảm thiểu rủi ro cho ḿnh. Thông thường, để bảo vệ lợi ích của ḿnh, các ngân hàng yêu cầu người đi vay phải có bảo đảm cần thiết, ngoại trừ những khách hàng hoạt động tốt và có quan hệ tín dụng thường xuyên. Thực chất, đó là những biện pháp pḥng ngừa rủi ro tín dụng, là cơ sở pháp lư cũng như cơ sở kinh tế cho việc thu hồi các khoản tiền vay. Biện pháp phổ biến ngân hàng thường hay áp dụng là cho vay có bảo đảm bằng tài sản.
    Cho vay có bảo đảm bằng tài sản là việc cho vay vốn của tổ chức tín dụng mà theo đó nghĩa vụ trả nợ của khách hàng vay được cam kết bảo đảm thực hiện bằng tài sản cầm cố, thế chấp, tài sản h́nh thành từ vốn vay của khách hàng vay hoặc bảo lănh bằng tài sản của bên thứ ba.
    Tài sản bảo đảm tiền vay là tài sản của khách hàng vay, của bên bảo lănh để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ, bao gồm: tài sản thuộc quyền sở hữu, giá trị quyền sử dụng đất của khách hàng vay, của bên bảo lănh; tài sản thuộc quyền quản lư, sử dụng của khách hàng vay, của bên bảo lănh là doanh nghiệp Nhà nước; tài sản h́nh thành từ vốn vay.
    Theo Nghị định của Chính phủ số 178/1999NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 1999 về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng th́: “Bảo đảm tiền vay là việc tổ chức tín dụng áp dụng các biện pháp nhằm pḥng ngừa rủi ro, tạo cơ sở kinh tế và pháp lư để thu hồi được các khoản nợ đă cho khách hàng vay”.
    Như vậy, bảo đảm tiền vay là việc dùng tài sản hay uy tín của một cá nhân, tổ chức để bảo đảm cho một khoản vay. Khi bên đi vay không thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ của ḿnh th́ ngân hàng sẽ coi bảo đảm tiền vay là nguồn thu hồi khoản nợ đă cho vay.

    1.1.2. Vai tṛ của bảo đảm tiền vay
    Hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại trong nền kinh tế mang tầm quan trọng ví như hệ thống mạch máu trong cơ thể. Do đó một nền kinh tế phát triển khi và chỉ khi có một thị trường tài chính nói chung và một hệ thống ngân hàng nói riêng hoạt động vững mạnh. Song có một thực tế hiển nhiên là rủi ro luôn luôn tồn tại song hành và thường trực trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại, gây tác động mạnh và ảnh hưởng sâu sắc đến toàn bộ nền kinh tế. Và theo thống kê th́ trong hoạt động của ngân hàng thương mại, rủi ro tín dụng chiếm một tỷ trọng lớn và cũng chính doanh thu từ hoạt động tín dụng là một trong những nguồn thu chủ yểu của ngân hàng.
    Bàn về rủi ro tín dụng các nhà chuyên môn lư giải đó là sự xuất hiện của những yếu tố không b́nh thường trong quan hệ tín dụng, gây hậu quả xấu đến hoạt động của ngân hàng như thiệt hại về tài sản, ảnh hưởng đến thu nhập của ngân hàng, rộng hơn nữa là tác động tiêu cực đến nền kinh tế. Thông thường rủi ro tín dụng được thể hiện dưới h́nh thức chính là rủi ro mất vốn và rủi ro đọng vốn: rủi ro mất vốn là việc ngân hàng cho vay nhưng không thu hồi được nợ hoặc chỉ thu hồi được một phần, c̣n rủi ro đọng vốn là khách hàng chậm trễ trong việc trả nợ khi khoản nợ đến hạn. Cho nên có thể nói rủi ro tín dụng chính là nỗi ám ảnh và mối đe dọa hàng đầu của các ngân hàng thương mại. Chính v́ thế an toàn vốn là sự cần thiết khách quan, quyết định sự thành bại của một ngân hàng, là nền tảng cho sự phát triển hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Và việc hoàn thiện cũng như áp dụng linh hoạt các h́nh thức bảo đảm tiền vay sẽ là một trong những biện pháp rào chắn rủi ro hữu hiệu nhất, bởi v́:
    Thứ nhất, bảo đảm tiền vay giúp ngân hàng có nguồn thu nợ thứ hai khi nguồn thu nợ thứ nhất không thực hiện được. Mặc dù khi cấp tín dụng, ngân hàng đă xác định được nguồn thu nợ thứ nhất của ḿnh là đâu, chẳng hạn như cho vay vốn lưu động th́ nguồn trả nợ chủ yếu là doanh thu, cho vay vốn cố định th́ nguồn thu chủ yếu là từ khấu hao và lợi nhuận để lại, cho vay tiêu dùng th́ nguồn thu là phần (thu nhập – chi phí). Song trong hoạt động kinh doanh có vô số những lư do, những t́nh huống bất khả kháng dẫn đến nguồn thu nợ thứ nhất không thực hiện được, nếu không có nguồn bổ sung tất yếu ngân hàng sẽ phải đối mặt với rủi ro tín dụng. V́ vậy để bảo vệ lợi ích của bản thân, ngân hàng thường yêu cầu người vay phải có bảo đảm cần thiết.
    Thứ hai, bảo đảm tiền vay gắn liền với trách nhiệm vật chất của người đi vay trong quá tŕnh sử dụng vốn vay, tránh t́nh trạng kinh doanh sử dụng vốn vay sai mục đích hoặc thiếu hiệu quả gây nên tổn thất và rủi ro cho ngân hàng. Ngoài ra, bảo đảm tiền vay c̣n ràng buộc trách nhiệm của khách hàng pḥng khi họ cố t́nh lơ là nghĩa vụ trả nợ của ḿnh. Cho nên có thể ví bảo đảm tiền vay như chiếc “ ṿng kim cô” mà nhờ nó ngân hàng thương mại có thể kiểm soát được khách hàng của ḿnh. Khách hàng sẽ phải luôn thận trọng trong việc sử dụng vốn vay, làm sao để đảm bảo tính hiệu quả và hợp pháp, trả nợ cho ngân hàng đúng hạn để thu hồi được tài sản của ḿnh.
    Thứ ba, bảo đảm tiền vay là một trong những điều kiện để các tổ chức, cá nhân được cấp tín dụng, là bước khởi đầu trong quan hệ tạo lập tín dụng với ngân hàng thương mại, khi khách hàng có phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả, khả thi nhưng lại chưa có đủ tiềm lực tài chính và uy tín đối với các ngân hàng thương mại để có thể tạo lập quan hệ tín dụng. Bảo đảm tiền vay sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong việc vay vốn sản xuất- kinh doanh hay tiêu dùng. Giúp khách hàng mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao khả năng cạnh tranh, hoặc đáp ứng và thỏa măn nhu cầu tiêu dùng của dân cư.
    Ngoài ra,nếu đối với ngân hàng bảo đảm tiền vay là nguồn thu nợ thứ hai th́ trên phương diện nền kinh tế bảo đảm tiền vay góp phần tạo ra môi trường kinh doanh tiền tệ ổn định, phát triển thị trường trên cơ sở có sự ràng buộc trách nhiệm giữa các bên, chia sẻ rủi ro. Đó chính là sự bảo đảm ở tầm vĩ mô.
    Tóm lại, bảo đảm tiền vay đóng một vai tṛ vô cùng quan trọng đối với các ngân hàng thương mại, khách hàng vay vốn và đối với toàn bộ nền kinh tế, đặc biệt trong việc tạo lập quan hệ giữa khách hàng và ngân hàng, giúp các tổ chức tín dụng pḥng ngừa và hạn chế rủi ro, đảm bảo an toàn vốn trong hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên bảo đảm tiền vay chỉ là biện pháp pḥng vệ khi gặp sự cố trong thực hiện hoạt động tín dụng chứ không phải là nguyên tắc cấp tín dụng và việc vận dụng linh hoạt các biện pháp bảo đảm tiền vay là một đ̣i hỏi tất yếu khách quan đối với cán bộ ngân hàng nhằm giảm thiểu rủi ro, tạo điều kiện cho hoạt động tín dụng phát triển, nâng cao uy tín của ngân hàng và tăng cường sức mạnh cạnh tranh của ngân hàng thương mại.

    1.1.3. Đặc trưng của bảo đảm tiền vay
    Nh́n chung, bất kỳ tài sản hoặc quyền về tài sản được phép giao dịch đều có thể dùng làm bảo đảm. Tuy nhiên, dưới góc độ của người cho vay (ngân hàng thương mại) th́ bảo đảm tiền vay phải thể hiện được các đặc trưng sau:
    Thứ nhất, giá trị tài sản bảo đảm phải lớn hơn giá trị món vay:
    Bởi v́, việc thực hiện các phương thức cho vay có bảo đảm không chỉ nhằm đảm bảo nguồn thu nợ mà c̣n có ư nghĩa quan trọng trong việc ràng buộc trách nhịêm vật chất, thúc giục người vay phải sử dụng hiệu quả vốn vay để trả nợ đúng hạn và chỉ khi trả được hết nợ cho ngân hàng th́ người đi vay mới có thể thu hồi được tài sản của ḿnh. Cho nên nếu giá trị tài sản bảo đảm mà nhỏ hơn nghĩa vụ đươc bảo đảm (bao gồm vốn, gốc, lăi kể cả lăi quá hạn và các chi phí khác nếu có) th́ sẽ mất đi tác dụng và ư nghĩa của bảo đảm tiền vay, người đi vay dễ có động cơ không trả nợ, gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại.
    Thứ hai, tài sản bảo đảm phải có sẵn thị trường tiêu thụ :
    Tức là tài sản bảo đảm phải có tính thanh khoản, dễ trao đổi mua bán trên thị trường. Điều này rất quan trọng v́ mức độ thanh khoản của tài sản tác động trực tiếp đến lợi ích của người cho vay. Nếu tính thanh khoản cao, tài sản dễ chuyển nhượng th́ mức độ bảo đảm cao. C̣n nếu mức độ thanh khoản trung b́nh có thể chấp nhận được th́ ngân hàng phải tính đến chi phí tăng để kéo dài thời gian xử lư. Ngược lại, tài sản có tính thanh khoản thấp ngân hàng thường không chấp nhận v́ nguy cơ rủi ro cao.
    Thứ ba là phải có đầy đủ cơ sở pháp lư để người cho vay (ngân hàng thương mại) có quyền ưu tiên về xử lư tài sản bảo đảm. Đặc trưng này được thể hiện qua các mặt sau:
    Tài sản phải thuộc sở hữu hợp pháp của người đi vay, người bảo lănh hoặc thuộc quyền quản lư sử dụng của doanh nghiệp nhà nước trong trường hợp doanh nghiệp này đi vay hay bảo lănh, để tạo điều kiện cho ngân hàng dễ dàng thực hiện hành vi chuyển giao, phát mại khi khách hàng không thực hiện được nghĩa vụ của ḿnh theo hợp đồng tín dụng.
    Tài sản phải được pháp luật thừa nhận và không thuộc diện cấm giao dịch. Điều này đảm bảo cơ sở pháp lư trong việc chuyển giao tài sản từ người đi vay sang người cho vay, đồng thời tránh những rắc rối phát sinh khi xảy ra sự cố, bảo đảm để ngân hàng (người cho vay) có quyền ưu tiên về xử lư tài sản nhằm thu hồi nợ khi người đi vay không thực hiện được nghĩa vụ của ḿnh.
    Tóm lại, bảo đảm tiền vay vừa là nguồn thu nợ vừa có ư nghĩa tác động đến việc sử dụng vốn vay và việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ của khách hàng. Một bảo đảm tín dụng có hiệu lực khi và chỉ khi nó có đầy đủ các đặc trưng trên.

    1.2. Nội dung các h́nh thức bảo đảm tiền vay
     
Đang tải...