Tiến Sĩ Một số giải pháp nâng cao chất lượng chăm sóc người cao tuổi Việt Nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 23/11/13.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
    NĂM 2013


    MỤC LỤC
    LỜI CAM ĐOAN i
    MỤC LỤC . ii
    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT v
    DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ . vi
    THUẬT NGỮ VÀ KHÁI NIỆM SỬ DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU . x
    MỞ ĐẦU 1

    Chương 1 –CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHĂM SÓC NGƯỜI CAO TUỔI VÀ
    CHẤT LƯỢNG CHĂM SÓC NGƯỜI CAO TUỔI .
    . 12
    1.1. NGƯỜI CAO TUỔI VÀ CÁC ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA NGƯỜI CAO
    TUỔI 12
    1.1.1. Các khái niệm . 12
    1.1.2. Các đặc điểm của người cao tuổi 14
    1.2. CHĂM SÓC NGƯỜI CAO TUỔI 22
    1.2.1. Chăm sóc người cao tuổi 22
    1.2.2. Nội dung, nguồn lực và các hình thức chăm sóc người cao tuổi 28
    1.3. CHẤT LƯỢNG CHĂM SÓC NGƯỜI CAO TUỔI VÀ CÁC TIÊU CHÍ
    ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CHĂM SÓC NGƯỜI CAO TUỔI . 31
    1.3.1. Chất lượng chăm sóc người cao tuổi 31
    1.3.2. Tiêu chí đánh giá chất lượng chăm sóc người cao tuổi 31
    1.3.3. Nâng cao chất lượng chăm sóc người cao tuổi và sự cần thiết nâng cao
    chất lượng chăm sóc người cao tuổi . 37
    1.4. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG CHĂM SÓC NGƯỜI
    CAO TUỔI . 39
    1.4.1. Nhu cầu chăm sóc người cao tuổi thay đổi và ngày càng tăng . 39
    1.4.2. Nguồn lực tham gia chăm sóc người cao tuổi 40
    1.4.3. Kiểu hộ gia đình của NCT 41
    1.4.4. Sự bền vững của Hệ thống an sinh xã hội 42
    1.5. KINH NGHIỆM CỦA CÁC NƯỚC TRONG VIỆC ĐẢM BẢO CHẤT
    LƯỢNG CHĂM SÓC NGƯỜI CAO TUỔI 43
    1.5.1. Kinh nghiệm về xây dựng và hoàn thiện chính sách, chương trình kế
    hoạch về công tác NCT . 44
    1.5.2. Kinh nghiệm về huy động nguồn lực lựa chọn hình thức chăm sóc NCT
    phù hợp . 46
    1.5.3. Kinh nghiệm về triển khai đa dạng các mô hình chăm sóc NCT tại
    cộng đồng 49
    1.5.4. Kinh nghiệm về ổn định thu nhập bằng việc làm phù hợp cho NCT . 52
    1.5.5. Một số bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam trong việc đảm bảo và
    nâng cao chất lượng chăm sóc NCT . 52
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 . 54

    Chương 2 –ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CHĂM SÓC
    NGƯỜI CAO TUỔI VIỆT NAM .
    . 55
    2.1. PHÂN TÍCH CÁC ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN VÀ VAI TRÒ CỦA NGƯỜI
    CAO TUỔI VIỆT NAM 55
    2.1.1. Các đặc điểm về nhân khẩu học của người cao tuổi Việt Nam 55
    2.1.2. Các đặc điểm về sức khỏe của người cao tuổi Việt Nam . 59
    2.1.3. Các đặc điểm về kinh tế và xã hội của người cao tuổi Việt Nam . 61
    2.1.4. Vai trò của người cao tuổi Việt Nam 63
    2.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CHĂM SÓC NGƯỜI CAO
    TUỔI VIỆT NAM 65
    2.2.1. Phân tích thực trạng chính sách chăm sóc người cao tuổi Việt Nam . 65
    2.2.2. Phân tích thực trạng chất lượng chăm sóc người cao tuổi 74
    2.2.3. Phân tích thực trạng chất lượng chăm sóc trong các mô hình chăm sóc
    người cao tuổi .106
    2.2.4. Các nhân tố tác động tới chất lượng chăm sóc người cao tuổi Việt Nam
    .132
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 . 137

    Chương 3 –MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO
    CHẤT LƯỢNG CHĂM SÓC NGƯỜI CAO TUỔI VIỆT NAM
    140
    3.1. QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
    CHĂM SÓC NGƯỜI CAO TUỔI VIỆT NAM 140
    3.1.1. Quan điểm về chăm sóc người cao tuổi Việt Nam .140
    3.1.2. Phương hướng nâng cao chất lượng chăm sóc người cao tuổi Việt Nam
    .141
    3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHĂM SÓC NGƯỜI
    CAO TUỔI VIỆT NAM 144
    3.2.1. Nhóm giải pháp về đẩy mạnh truyền thông nhằm chuyển đổi nhận
    thức, thái độ thực hiện công tác người cao tuổi và chăm sóc người cao tuổi
    .144
    3.2.2. Nhóm giải pháp vê hoàn thiện chính sách và thực hiện chính sách về
    người cao tuổi và chăm sóc người cao tuổi 147
    3.2.3. Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
    .151
    3.2.4. Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng chăm sóc vật chất người cao tuổi
    .156
    3.2.5. Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng chăm sóc đời sống tinh thần và
    phát huy vai trò người cao tuổi .159
    3.2.6. Đa dạng hóa các loại hình dịch vụ hỗ trợ NCT, đẩy mạnh phát triển các
    mô hình chăm sóc NCT tại cộng đồng .161
    3.2.8. Triển khai các nghiên cứu cơ bản cũng như nghiên cứu tác nghiệp về
    người cao tuổi ở Việt Nam .165
    3.3. KIẾN NGHỊ 166
    3.3.1. Với Quốc hội .166
    3.3.2. Với Chính phủ, các bộ, ngành có liên quan 166
    3.3.3. Với chính quyền địa phương 167
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 . 169
    KẾT LUẬN CHUNG . 170
    DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ ĐƯỢC
    CÔNG BỐ . 172
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 173
    DANH MỤC PHỤ LỤC . 179

    MỞ ĐẦU
    1. Sự cần thiết của đề tài

    Liên Hợp Quốc đã dự báo, thế kỷ XXI sẽ là thế kỷ già hoá. Dự báo cho thấy,
    tỷ lệ NCT trên toàn thế giới là 9% (1995) sau 30 năm sẽ tăng lên 14,9% (2025).
    Già hoá dân số một hiện tượng mang tính toàn cầu, xảy ra ở nhiều quốc gia, dân
    tộc trên thế giới và ảnh hưởng đến mọi quốc gia, dân tộc. Do vậy, nhiều quốc gia
    trên thế giới đã và đang quan tâm đến vấn đề già hoá dân số. Ở Việt Nam, theo số
    liệu các cuộc Tổng điều tra dân số giai đoạn 1979 đến 2009 tỷ lệ NCT (60+ tuổi)
    đã tăng từ 7,1%, 7,25, 8,2% và 8,9% trong tổng dân số. Theo kết quả Điều tra biến
    động DS-KHHGĐ 1/4/2011, tỷ lệ NCT (60+) là 9,9%, đặc biệt tỷ lệ NCT (65+) là
    7% (quy định cơ cấu già hóa dân số là 7%). Như vậy, là Việt Nam đã chuyển sang
    cơ cấu “già hóa dân số”, sớm hơn 5 năm so với dự báo là năm 2017 cơ cấu dân số
    Việt Nam chuyển sang cơ cấu “già hóa dân số”.
    Hiện tượng này bắt đầu xuất hiện trong thế kỷ XX và được dự báo là sẽ tiếp
    tục gia tăng. Già hoá dân số một hiện tượng mang tính toàn cầu, xảy ra ở nhiều
    quốc gia, dân tộc trên thế giới và ảnh hưởng đến mọi quốc gia, dân tộc. “Trong
    lĩnh vực kinh tế, già hoá dân số tác động đến tăng trưởng kinh tế, tiết kiệm, đầu tư
    và tiêu dùng, thị trường lao động, lương hưu, tiền thuế và sự chuyển giao giữa các
    thế hệ. Trong lĩnh vực xã hội, già hoá dân số ảnh hưởng đến y tế và chăm sóc sức
    khoẻ, cấu trúc gia đình và thu xếp cuộc sống, nhà ở và di cư. Về mặt chính trị, già
    hoá dân số có thể tác động đến việc bầu cử và người đại diện” [United Nations,
    World Population Aging 1950-2050]. Chương trình hành động quốc tế về NCT
    được thông qua tại Đại hội đồng thế giới về NCT lần đầu tiên tại Vienna năm
    1992. Chương trình tập trung vào chủ yếu vào tình trạng già hoá dân số ở các nước
    phát triển dưới góc độ phúc lợi xã hội. Tháng 4/2002 tại Madrid, Đại hội đồng
    Liên Hợp Quốc đã triệu tập Hội nghị thế giới lần thứ 2 về già hóa dân số. Đại hội
    đồng đã xem xét lại những những kết quả đạt được trong 20 năm qua, 159 quốc gia
    đã ký vào Chương trình hành động quốc tế về NCT nhằm hướng dẫn các hoạt động
    chính sách về NCT trong thế kỷ 21. Cam kết sẽ lồng ghép vấn đề già hóa dân số
    vào các chương trình phát triển kinh tế xã hội và cũng cam kết giảm một nửa tỷ lệ
    nghèo của NCT. Tại nhiều quốc gia trên thế giới, dân số cao tuổi đã được hoạch
    định trong chiến lược phát triển Kinh tế-Xã hội theo cam kết đã ký trong Chương
    trình hành động quốc tế về NCT, phù hợp với Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ.
    Nhưng tháng 4/2007, Tổ chức trợ giúp NCT Quốc tế (HAI) đã đưa ra cảnh báo
    “Các Chính phủ không chuẩn bị cho vấn đề già hóa dân số”. Cảnh báo cũng nêu rõ
    “ NCT là những người nghèo nhất và dễ bị tổn thương nhất trong nhiều xã hội,
    bởi vì Chính phủ đã không chuẩn bị cho sự già hóa dân số nhanh trên toàn cầu”.
    Với Việt Nam, một quốc gia đang phát triển, dân số già hoá nhanh tạo áp lực
    cho hệ thống cơ sở hạ tầng hiện có, hệ thống dịch vụ sức khoẻ, giao thông đi lại,
    hệ thống hưu trí cho NCT cũng như quan hệ gia đình, tâm lý, lối sống, chăm sóc
    NCT và đảm bảo chất lượng chăm sóc NCT . chắc chắn sẽ làm cho những vấn đề
    KT-XH, môi trường thêm trầm trọng và có nhiều biến động không thể lường trước.
    Từ đó tạo ra các khó khăn, thách thức đối với nhà nước, xã hội, gia đình và NCT.
    Để thích ứng với già hoá dân số, việc chuẩn bị các điều kiện cần và đủ để đáp ứng
    nhu cầu của dân số già là một thách thức rất lớn đối với các nhà lập kế hoạch và
    hoạch định chính sách khi Việt Nam đẩy mạnh thực hiện xã hội hoá các dịch vụ y
    tế trong môi trường chính sách của nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà
    nước và định hướng xã hội chủ nghĩa.
    Tại Việt Nam, NCT hiện tại phần lớn là lớp người đã có nhiều đóng góp to
    lớn vào công cuộc dựng nước và giữ nước của dân tộc. Bề dày kinh nghiệm, bản
    lĩnh cách mạng kiên cường, lòng nhân hậu và sự nhiệt tình đóng góp vào sự nghiệp
    đổi mới đất nước . là những phẩm chất cao quý của lớp NCT luôn luôn là chỗ dựa
    tin cậy cho Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Những năm gần đây, Đảng và Nhà
    nước ta đặc biệt quan tâm chăm sóc NCT nhất là NCT có công với nước, người về
    hưu, NCT không nơi nương tựa thông qua việc ban hành các chính sách, văn bản
    quy phạm pháp luật, quy định chăm sóc NCT và mới đây nhất là Luật NCT đã
    được ban hành tạo cơ sở pháp lý để Nhà nước và toàn xã hội quan tâm đầy đủ,
    3
    đồng thời phát huy ngày càng tốt hơn vai trò của NCT trong đời sống xã hội. Ngày
    5/8/2004, Uỷ ban Quốc gia về người cao tuổi Việt Nam là cơ quan quản lý hành
    chính nhà nước trong lĩnh vực người cao tuổi được thành lập theo Quyết định số
    141/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
    Tuy nhiên, Việt Nam là đất nước đang phát triển, còn hạn chế và tồn tại như:
    thu nhập quốc dân còn thấp, cơ sở hạ tầng còn yếu kém, trình độ khoa học thấp,
    đời sống của NCT còn nhiều khó khăn, mức trợ cấp của Nhà nước còn thấp, nhất
    là Việt Nam mới bắt đầu chuyển sang cơ cấu “già hóa dân số” do đó các dự án
    chương trình liên quan đến NCT mới được quan tâm chú ý, kinh nghiệm chăm sóc
    NCT còn nhiều hạn chế, hướng dẫn cho NCT và gia đình có NCT đang được thực
    hiện bước đầu và còn hạn chế; Công tác xã hội về NCT chưa được đào tạo và
    những hạn chế về ý thức, nhận thức của xã hội Với các khó khăn nói trên, công
    tác chăm sóc NCT Việt Nam đã thực sự được quan tâm chưa, chất lượng chăm sóc
    NCT Việt Nam như thế nào? Để trả lời câu hỏi này cần phải làm rõ các đặc điểm
    của đối tượng được chăm sóc là NCT Việt Nam, nghiên cứu đánh giá thực trạng
    chăm sóc NCT Việt Nam toàn diện trên 3 nội dung chăm sóc (Sức khỏe, vật chất
    và tinh thần). Do đó, tác giả chọn đề tài “Một số giải pháp nâng cao chất lượng
    chăm sóc người cao tuổi Việt Nam”
    làm đề tài nghiên cứu. Luận án sẽ nghiên
    cứu, đánh giá thực trạng chăm sóc, chất lượng chăm sóc NCT hiện nay và đưa ra
    một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc NCT Việt Nam trong giai
    đoạn hiện nay và trong những năm tới.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...