Thạc Sĩ Một số giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng cho chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và Phát tri

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC


    Trang
    Lời mở đầu 1

    CHƯƠNG 1: VAI TRÒ CỦA TÍN DỤNG VÀ CÁN BỘ TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHTM 5

    1.1 Các nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu của NHTM 5
    1.2 Vai trò của tín dụng trong hoạt động kinh doanh của NHTM.
    . 7
    1.3 Vai trò quan trọng của CBTD trong hoạt động kinh doanh
    của NHTM 13
    1.4 Ảnh hưởng của chất lượng cán bộ tín dụng tới chất lượng tín
    dụng của một chi nhánh NHTM 15
    1.4.1 Năng lực chuyên môn của cán bộ tín dụng . .15
    1.4.2. Đạo đức nghề nghiệp của CBTD ảnh hưởng tới chất lượng
    tín dụng của một NHTM .17

    CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ TÍN DỤNG CỦA CHI NHÁNH NHNo & PTNT SÀI GÒN 20
    2.1. Giới thiệu khái quát về chi nhánh NHNo & PTNT Sài Gòn 20
    2.2. Thực trạng chất lượng cán bộ tín dụng của chi nhánh ngân
    hàng nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Sài Gòn 22
    2.2.1.Những đóng góp của cán bộ tín dụng cho hoạt động kinh
    doanh của Chi nhánh NHNo & PTNT Sài Gòn 22
    2.2.2. Những hạn chế về chất lượng tín dụng của cán bộ tín dụng
    của Chi nhánh NHNo & PTNT Sài Gòn .27
    2.2.2.1. Hạn chế về năng lực chuyên môn 27
    2.2.2.2. Hạn chế về đạo đức nghề nghiệp 29
    2.2.3.Những nguyên nhân làm hạn chế chất lượng của cán bộ tín
    dụng. 30
    2.2.3.1.Nguyên nhân khách quan. 31
    2.2.3.2.Nguyên nhân chủ quan . 31

    CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ TÍN DỤNG CHO CHI NHÁNH NHNo &
    PTNT SÀI GÒN
    .34
    3.1. Mục tiêu phát triển của chi nhánh NHNo&PTNT Sài Gòn
    đến năm 2008 .34
    3.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng cho
    chi nhánh NHNo&PTNT Sài Gòn . 35
    3.2.1. Các giải pháp liên quan đến tuyển dụng, bố trí và sử dụng
    CBTD .36
    3.2.1.1. Giải pháp tuyển dụng .36
    3.2.1.2. Giải pháp bố trí và sử dụng 38
    3.2.2. Giải pháp đào tạo huấn luyện .40
    3.2.3. Các giải pháp khuyến khích nhân viên 42
    3.2.3.1.Cải tiến vịêc chi trả lương .42
    3.2.3.2. Khuyến khích và trách nhiệmbằng lợi ích vật chất. 43
    3.2.3.3. Có chính sách nâng cao phúc lợi tập thể .43
    3.3. Một số kiến nghị. .44
    KẾT LUẬN .46
    Tài liệu tham khảo. 48
    Phụ lục 1: Phiếu khảo sát cán bộ tín dụng . .49
    Phục lục 2: Tiêu chuẩn viên chức tín dụng . 53
    Phụ lục 3: Tiêu chuẩn đạo đức lối sống của cán bộ , công chức,
    viên chức ngành ngân hàng . .59
    Phụ lục 4 : Kết qủa khảo sát cán bộ tín dụng 61
    Phụ lục 5 : Cơ cấu cán bộ tín dụng của chi nhánh .66

    LỜI MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài

    Hội nhập kinh tế quốc tế là cơ hội, vừa là thách thức cho tất cả các
    doanh nghiệp của Việt Nam nói chung và các ngân hàng Thương mại nói
    riêng. Để tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh quốc tế, ngoài
    việc phải có một chiến lược kinh doanh đúng đắn, nguồn tài chính đủ mạnh,
    nền công nghệ tiên tiến, thì việc tạo ra một đội ngũ cán bộ nhân viên vừa
    giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, vừa có đạo đức nghề nghiệp là một yêu cầu
    bức thiết đối với mọi doanh nghiệp Việt Nam nói chung và cả hệ thống ngân
    hàng thương mại Việt Nam nói riêng.
    Trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại, theo Giáo
    sư kinh tế học và tài chính Peter S.Rose – Trường đại học Yale của Mỹ (trong
    cuốn Quản trị ngân hàng thương mại): ngân hàng cũng như các lĩnh vực kinh
    tế khác đã có nhiều thay đổi lớn lao, nhưng có một điều không bao giờ thay
    đổi đó là ngành dịch vụ với các sản phẩm vô hình và khó có thể phân biệt
    được sự khác nhau về sản phẩm giữa các ngân hàng. Tuy nhiên, tính chính
    xác, độ thân thiện và chất lượng của dịch vụ giữa các ngân hàng không phải
    bao giờ cũng giống nhau trên các thị trường. Chính sự khác biệt mang đậm
    dấu ấn con người đó đã tác động đến quyết định của công chúng khi chọn
    ngân hàng để giao dịch. Theo Giáo sư, người ta thường nói hoạt động ngân
    hàng đòi hỏi đồng thời cả hai yếu tố trình độ công nghệ và kỹ năng của con
    người, song con người là yếu tố quyết định. Vì suy cho cùng, công nghệ chỉ
    đạt được kết quả thông qua con người.
    Xét về vai trò của nghiệp vụ tín dụng, cùng với sự phát triển của các hệ
    thống ngân hàng, các nghiệp vụ kinh doanh của các ngân hàng thương mại ở
    Việt Nam nói chung và chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông
    thôn Sài Gòn nói riêng ngày càng phong phú và đa dạng, nhưng mang lại
    nguồn thu nhập chủ yếu cho các ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay
    là hoạt động tín dụng (đã có những chi nhánh ngân hàng thu từ hoạt động tín
    dụng chiếm trên 90% tổng thu nhập). Do vậy, nghiệp vụ tín dụng là một trong
    những nghiệp vụ rất quan trọng mà tất cả các ngân hàng đều phải quan tâm.
    Đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam và chi nhánh ngân hàng
    Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, sau khi Ngân hàng Nhà Nước ban hành
    quyết định số 127/2005/ QĐ-NHNN ngày 03 tháng 02 năm 2005 “Về việc sửa
    đổi, bổ sung một số điều về quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với
    khách hàng ban hành theo quyết định số 1627/ 2001/ QĐ-NHNN ngày 31
    tháng 12 năm 2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước” và quyết định số
    493/ 2005/ QĐ-NHNN ngày 22 tháng 4 năm 2005 “về việc phân loại nợ, trích
    lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng
    của tổ chức tín dụng” theo thông lệ quốc tế, thì dư nợ quá hạn của các ngân
    hàng thương mại nói chung, của chi nhánh NHNo&PTNT Sài Gòn đã tăng lên
    khá cao. Vì vậy, việc nghiên cứu để đề ra các giải pháp nâng cao chất lượng
    cán bộ tín dụng góp phần nâng cao chất lượng tín dụng của NHNo&PTNT Sài
    Gòn để chi nhánh có điều kiện phát triển một cách ổn định, bền vững và từng
    bước tiệm cận với thông lệ quốc tế càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.
    Đây chính là lý do để chúng tôi quyết định chọn đề tài:“Một số giải pháp
    nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng cho chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp
    và Phát triển Nông thôn Sài Gòn
    ”, làm đề tài nghiên cứu của bản luận văn.

    2. Mục đích nghiên cứu
    - Làm sáng tỏ vai trò của hoạt động tín dụng và của cán bộ tín dụng
    trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại; ảnh hưởng của chất
    lượng cán bộ tín dụng tới chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại.
    - Vận dụng các lý thuyết đã tổng kết và kết quả phân tích thực trạng
    chất lượng cán bộ tín dụng của chi nhánh NHNo & PTNT Sài Gòn, đề ra một
    số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng cho chi nhánh.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu là chất lượng cán bộ tín dụng ngân hàng.
    Phạm vi nghiên cứu là chất lượng cán bộ tín dụng của chi nhánh NHNo
    & PTNT Sài Gòn đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế đang diễn ra.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Phục vụ cho hoạt động nghiên cứu chúng tôi sử dụng tổng hợp nhiều
    phương pháp: duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, suy luận lô gíc, phân tích,
    tổng hợp, thống kê, điều tra khảo sát thực tế.
    5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
    - Đặt cơ sở lý thuyết về đánh giá chất lượng cán bộ tín dụng ngân hàng.
    - Góp phần cùng chi nhánh NHNo & PTNT Sài Gòn tìm ra các giải
    pháp nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng của chi nhánh.
    - Là nguồn tư liệu để các bạn đọc và các nhà hoạch định chính sách
    phát triển nguồn nhân lực cho các ngân hàng tham khảo.
    6. Kết cấu của luận văn
    Ngoài lời mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn
    được kết cấu làm ba chương:
    Chương 1: Vai trò của tín dụng và cán bộ tín dụng trong hoạt động kinh
    doanh của ngân hàng thương mại;
    Chương 2: Thực trạng chất lượng cán bộ tín dụng của chi nhánh ngân
    hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Sài Gòn;
    Chương 3: Một số giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng cho
    chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Sài Gòn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...