A. NHẬN THỨC CŨ – GIẢI PHÁP CŨ I. NHẬN THỨC CŨ 1. Dạy kỹ năng nghe: Hiện nay trường tiểu học của ta còn coi nhẹ việc rèn luyện ngôn ngữ nói, do đó tất yếu dẫn đến coi nhẹ kỹ năng nghe. Chương trình Tiếng Việt hiện hành ở bậc học này không có phần môn nào đặt trọng tâm kỹ năng nghe như Tập đọc rèn luyện kỹ năng đọc, Tập viết rèn kỹ năng viết, Kỹ năng nghe được rèn một cách tự phát qua việc học các phần môn như Tập đọc, Chính tả, Kể chuyện, Đồng thời kỹ năng nghe cũng không được xác định rõ mức độ cần đạt được qua từng lớp. Nhiều người đơn giản trong suy nghĩ thường cho rằng không cần dạy cho học sinh kỹ năng nghe với lập luận sau : - Ai nghe tiếng mẹ đẻ mà không hiểu? Đó là một sự ngộ nhận. Bởi thực tế, nhiều trường hợp nghe mà chỉ hiểu một phần hoặc thậm chí không hiểu hoặc có hiểu thì không thấu đáo, đầy đủ, không hiểu hết sự tinh vi, tinh tế của người nói. Vì vậy mà nhà trường cần rèn cho học sinh kỹ năng nghe. Nghe là một hoạt động nhận tin nhờ bộ máy thính giác. Trước hết người nghe phải nghe chính xác, đầy đủ thông báo; sau đó nhờ các hoạt động tư duy mà hiểu được các nội dung thông báo. Có hai hình thức nghe: - Nghe đối thoại ( trong giao tiếp hội thoại). - Nghe độc thoai ( trong giao tiếp truyền, phát tin) Người nghe đối thoại là người trong cuộc tham gia xác lập nội dung hội thoại. Trong quá trình giao tiếp, luôn có sự đổi vai từ người nghe sang người nói hoặc ngược lại. Đề tài cuộc giao tiếp có thể được xác định trước, cũng có khi tuỳ hứng của những người tham gia, song nội dung luôn phát triển, biến đổi suốt cuộc hội thoại. Người nghe độc thoại chỉ đóng vai trò là người nhận tin, không có sự chuyển vai như trong hội thoại. Nội dung của các cuộc độc thoại do người nói quy định, người nghe không tham dự trực tiếp vào việc xác lập nội dung. * Ưu điểm : - Trong quá trình dạy giáo viên dễ truyền tải đầy đủ nội dung bài học. - Không cần chú trọng khai thác nội dung bài học do đó, có nhiều thời gian và thời lượng để cung cấp kiến thức cho học sinh. * Nhược điểm : - Giáo viên không luyện được cho học sinh kỹ năng nói và các tín hiệu phi ngôn ngữ. - Không phát huy được kỹ năng giao tiếp cho học sinh. - Mức độ nghe của học sinh bị hạn chế, nhiều khi nghe mà không hiểu hay nghe mà thiếu phân tích. 2. Dạy kỹ năng nói : Nói là hoạt động phát tin nhờ bộ máy phát âm. đầu tiên người nói phải xác định nội dung lời nói, lựa chọn nội dung để diễn tả nội dung đó. Sau đó người nói sử dụng bộ máy phát âm để truyền đi chuổi lời nói đã được xác định. Có 2 dạng nói: Độc thoại và đối thoại. Mỗi dạng có đặc điểm riêng. Thực tế giảng dạy ở các trường tiểu học hiện nay đã có phần chú trọng đến cho học sinh kỹ năng nói. Cụ thể là qua các buổi học như Tập đọc đã rèn cho học sinh nói khi trả lời câu hỏi, kể lại câu chuyện; Chính tả cũng rèn kỹ năng nói, trong Tập đọc còn rèn nói chính xác ở phần luyện đọc. Kể chuyện – giáo viên cho học sinh kể lại câu chuyện như vậy đã rèn được kỹ năng nói cho học sinh Như vậy với quan điểm chỉ cần cho học sinh luyện nói theo chủ đề cho sẵn thì học sinh nói được như thế là đã được thành công.