Thạc Sĩ Một Số Giải Pháp Mở Rộng Cung Tín Dụng Đối Với Người Nghèo Nông Thôn ở Kompongcham, CAMPUCHIA

Thảo luận trong 'Kinh Tế' bắt đầu bởi Bích Tuyền Dương, 19/11/12.

  1. Bích Tuyền Dương

    Bài viết:
    2,590
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU


    1. SỰ CẦN THIẾT CỦA LUẬN ÁN
    Hiện nay Campuchia là một nước kém phát triển (LDC – Less Development Country). Trình độ công nghệ kỹ thuật lạc hậu cùng với sự bất ổn của chính trị là những đặc trưng cơ bản của nền kinh tế quốc gia. Tài nguyên thiên nhiên suy thoái, đầu tư trực tiếp nước ngoài rất hạn chế, tình trạng nghèo đói trầm trọng là những thách thức mà quốc gia đã và đang phải đương đầu. Dù có sự cố gắng trong chương trình giảm nghèo đói của Chính phủ cùng với sự hỗ trợ của các tổ chức phi chính phủ, nhưng trình trạng nghèo đói vẫn tiếp tục đe dọa người Campuchia ngày càng gia tăng. Theo thống kê hiện nay, hầu hết người dân Campuchia ở nông thôn đang sống dưới ngưỡng cửa của sự nghèo đói (ngưỡng cửa Ngân Hàng Thế Giới: 1USD/ngày). Thực tế, hiện nay Campuchia có rất nhiều ĐCTDNT (ĐCTDCT, BCT và ĐCKCT) đang cùng tham gia giải quyết vấn đề thiếu hụt nguồn lực vốn sản xuất cho người dân nông thôn ở Campuchia. Tuy nhiên thực tế cho thấy người nghèo ở nông thôn ít có cơ hội tiếp cận được nguồn tín dụng với lãi suất hợp lý. Làm thế nào để cho người nghèo ở nông thôn tiếp cận được nguồn tín dụng với lãi suất hợp lý là vấn đề đang thách thức Campuchia hiện nay. Với mong muốn góp một phần nhỏ trong việc tìm kiếm giải pháp nhằm
    giúp người nghèo ở nông thôn có thể tiếp cận được nguồn tín dụng với lãi suất hợp lý, nên tôi chọn đề tài “Một Số Giải Pháp Mở Rộng Cung Tín Dụng Đối Với Người Nghèo Nông Thôn ở Kompongcham, CAMPUCHIA”.


    2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI.
    Nghiên cứu này có mục tiêu và nhiệm vụ chủ yếu sau:
    2.1. Mục Tiêu
    - Ứng dụng lý thuyết về kinh tế nông nghiệp, tín dụng nông thôn vào thực tiễn sản xuất nông nghiệp ở vùng nông thôn Kompongcham, Campuchia.
    - Qua nghiên cứu nhu cầu về vốn, khả năng thanh toán của nông dân cũng như khả năng đáp ứng của các định chế tín dụng, từ đó có những nhận xét về vấn đề khả năng sản xuất của nông dân và khả năng tiếp cận của họ đối với các loại tổ chức ĐCTDCT, để đưa phương hướng giải quyết giúp người nghèo tiếp cận được nguồn tín dụng với lãi suất hợp lý trong sản xuất kinh doanh của họ.


    2.2. Nhiệm Vụ
    Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu trên, nội dung của luận án tập trung vào việc trả lời câu hỏi sau đây:
    - Các yếu tố nào ảnh hưởng đến việc tiếp cận nguồn tín dụng của người nông dân nghèo ở nông thôn Kompongcham ?
    - Giải pháp chủ yếu để mở rộng cung tín dụng cho người nông dân nghèo đói ở vùng nông thôn Kompongcham ?


    3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
    Xuất phát từ mục tiêu và nhiệm vụ như đã trình bày trên luận án này xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu như sau:


    3.1. Đối Tượng Nghiên Cứu:
    Đối tượng nghiên cứu là khả năng mở rộng cung tín dụng với lãi suất hợp lý và các yếu tố ảnh hưởng như: doanh thu, giá trị tài sản, kỳ hạn vay của người nông dân nghèo, và một vài yếu tố khác như trình độ văn hóa của nông dân,
    kiến thức về sản xuất của họ, văn hóa truyền thống, môi trường, sức khoẻ, dinh dưỡng, cơ sở hạ tầng nông thôn


    3.2. Giới Hạn Phạm Vi Nghiên Cứu
    - Luận án tập trung vào việc phân tích, đánh giá nhằm xác định các yếu tố căn bản có tính quyết định việc tiếp cận nguồn tín dụng của nông dân nghèo đói ở nông thôn trong khu vực tỉnh Kompongcham.
    - Nghiên cứu thực trạng, thu thập và phân tích số liệu về tình hình sản xuất nông nghiệp, quan hệ vay mượn nguồn tài chính, cơ sở hạ tầng nông thôn, trình độ văn hóa, trình độ sản xuất, phong tục tập quán
    Trên cơ sở đó, đưa ra một số giải pháp nhằm mở rộng cung tín dụng cho nông dân nghèo ở nông thôn Kompongcham.


    3.3. Địa Bàn Nghiên Cứu
    Địa bàn để nghiên cứu là tại tỉnh Kompongcham, nằm vùng đồng bằng dọc theo hai bên dòng sông Mekong (sông Cửu Long) - Campuchia, có biên giới phía đông giáp tỉnh Tây Ninh -Việt Nam. Do giới hạn về thời gian, ngân sách nghiên cứu, đề tài chỉ giới hạn ở mức điều tra 100 hộ nông dân nghèo ở hai xã đại diện là xã nghèo nhất ( xã Sreysnthor) và xã giàu nhất ( xã Stangtrong ) trong tỉnh Komponhcham.


    4. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN
    Thực tế hoàn cảnh hiện nay của đất nước Campuchia nói chung và người dân nghèo ở nông thôn nói riêng, nạn nghèo đói đang đe doạ và ngày càng nghiêm trọng. Mục tiêu hàng đầu của chính phủ Campuchia là nâng cao trình độ phát triển kinh tế, tức nâng cao đời sống của nhân dân để từng bước xóa đói giảm nghèo.
    Đề tài này sẽ đóng góp có ý nghĩa cho mục tiêu hàng đầu của chính phủ Campuchia về mặt lý luận và thực tiễn như sau:


    4.1. Về Mặt Lý Luận, Luận Án Này Có Những Đóng Góp Như Sau:
    - Vận dụng mô hình kinh tế lượng vào phân tích cung tín dụng cho người nghèo đói ở nông thôn.
    - Vận dụng lý thuyết về kinh tế nông nghiệp vào việc giải thích thực trạng cung tín dụng cho người nghèo.
    - Mở rộng lý thuyết về phát triển cộng đồng người dân nghèo ở nông thôn thông qua việc cung cấp nguồn vốn trong sản xuất kinh doanh của họ.
    - Đưa ra phương hướng về mô hình lý thuyết trong việc mở rộng cung tính dụng của các ĐCTD.
    - Mở rộng lý thuyết và mô hình chính sách xóa đói giảm nghèo của chính phủ của các nước đang phát triển nói chung cũng như ở Campuchia nói riêng.


    4.2. Về Mặt Thực Tiễn, Luận Án Này Có Những Đóng Góp Như Sau:
    - Phân tích và chứng minh được những yếu tố cơ bản có ảnh hưởng đến việc cung tín dụng cho nông hộ nghèo ở nông thôn tại Kompongcham, Campuchia.
    - Việc tham khảo trường hợp cụ thể của tỉnh Kompongcham góp phần đánh giá thực trạng của tỉnh, để cung cấp cho địa phương cơ sở đưa ra chính sách thích hợp nhằm thúc đẩy việc cung cấp nguồn vốn cho nông hộ nghèo ở nông thôn.
    - Giúp cho cộng đồng người dân nghèo đói ở nông thôn có nguồn vốn trong sản xuất kinh doanh cũng như để việc phục vụ cho nhu cầu cần thiết trong cuộc sống của hộ. Thông qua đó cuộc sống của người dân nghèo đói ở nông thôn đuợc cải thiện, kết cấu cơ sở hạ tầng nông thôn ngày càng cải thiện và phát triển.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...