lời mở đầu Cạnh tranh là một trong những đặc trưng cơ bản của nền kinh tế thị trường. Vì vậy, nền kinh tế thị trường khi vận hành cũng phải theo những quy luật cạnh tranh. Các doanh nghiệp phải cạnh tranh với nhau, phải không ngừng tiến bộ để đạt được ưu thế tương đối so với đối thủ cạnh tranh của mình. Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm của nước ta, các yếu tố như độ ẩm, lượng bức xạ, nồng độ muối, nồng độ các tạp chất CO2, SO2 trong không khí, sự thăng giáng nhiệt độ . sẽ gây ăn mòn và phá hủy vật liệu nhanh sẽ dẫn đến những thiệt hại lớn về kinh tế. Chỉ riêng đối với kim loại, theo thống kê hàng năm sự tổn hao do ăn mòn chiếm tới 1,7 đến 4,5% GDP của mỗi nước. ở Việt Nam chưa có số liệu chính xác nhưng nằm ở giới hạn trên. nếu tạm tính 3,5% GDP thì hàng năm thiệt hại do ăn mòn trên 1,05 tỷ USD. Cho đến nay, mặc dù các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới áp dụng ngày càng rộng rãi, nhưng ở các nước có nền công nghiệp phát triển, công nghệ sơn vẫn chiếm một tỉ trọng lớn trong lĩnh vực bảo vệ vật liệu. Vì vậy nhìn nhận và đánh giá ngành công nghiệp sơn, cần gắn nhiệm vụ chống ăn mòn kim loại và bảo vệ vật liệu trong điều kiện môi trường nhiệt đới khắc nghiệt của nước ta, đồng thời phải đặt nền công nghiệp này trong bối cảnh chung của yêu cầu phát triển và xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng của đất nước. Trong 10 năm, khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, ngành sản xuất sơn chưa phải là mặt hàng được Nhà nước xếp vào danh mục chiến lược cần phải ưu tiên phát triển. Song với sự thiết lập nền kinh tế nhiều thành phần cộng với chính sách mở cửa của nước ta, một số công ty nước ngoài cũng đã ồ ạt tràn vào nước ta tạo ra một thị trường đa dạng với sự cạnh tranh quyết liệt. Ngày nay, thật khó mà lựa chọn đối với người tiêu dùng khi mua sơn xây dựng. Vào bất kỳ một cửa hàng, đại lý sơn nào cũng thấy choáng ngợp vì quá nhiều nhãn hiệu. Từ nhãn hiệu nổi tiếng thế giới như ICIpaint, JOTONpaint, INTERpaint, NIPPONpaint .hoặc các loại sơn Thái Lan, Xingapo đã nhiều năm có mặt tại thị trường Việt Nam như TOADEZO, DUTCHBOY, CASEWAY . đến các loại sơn chính hiệu Việt Nam: Bạch Tuyết, á Đông, Đồng Nai, Hải âu, Lisko ở phía nam, Sơn Tổng Hợp Hà Nội, Hoá chất Sơn Hà Nội, Sơn Hải Phòng, cộng với hàng chục nhãn hiệu sơn “made in” Việt Nam như KOVA, TISON, MÔTÔKiều, KIM SƠN, LIÊN HƯNG . Các nhà sản xuất sơn đã hiểu rõ ai cũng có thể làm được sơn nhưng không phải ai cũng bán được thật nhiều sơn do mình làm ra. Thị trường sơn diễn ra cuộc cạnh tranh gay gắt và tất yếu sẽ đào thải không khoan nhượng với các nhà sản xuất không bắt kịp “cuộc chơi”. Công ty Sơn Tổng hợp Hà Nội là một công ty Sơn trong ngành Sơn của nước ta bước vào thương trường với sự cạnh tranh quyết liệt đã đạt được những thành tích xuất sắc nhất định. Nhưng công ty muốn thành công hơn nữa trên thị trường. Trước tình hình đó, ban giám đốc và cán bộ công nhân viên của công ty sẽ đưa ra biện pháp cạnh tranh nào? để có thể cạnh tranh với các đối thủ, duy trì và phát triển vị thế của mình trên thương trường. Chính vì lẽ đó, với sự hướng dẫn của Nguyễn Cảnh Hoan, Các Thầy Cô trong khoa Kinh tế của Viện và sự chỉ bảo tận tình của các Cô, Bác cán bộ công nhân viên của Công ty Sơn Tổng Hợp Hà Nội em xin trình bày “Một số giải pháp Marketing nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty Sơn Tổng Hợp Hà Nội” với hy vọng góp phần nâng cao hơn nữa khả năng cạnh tranh của công ty để công ty luôn chủ động trong “cuộc chơi” và liên tục phát triển trên con đường kinh doanh. Luận văn của em gồm các nội dung sau: Chương 1: Khái quát về cạnh tranh thị trường và thị trường sản phẩm sơn Việt Nam. Chương 2: Thực trạng kinh doanh và các giải pháp cạnh tranh của công ty Sơn Tổng Hợp Hà Nội. Chương 3: Các giải pháp Marketing trong cạnh tranh của công ty. Em xin chân thành cảm ơn Thầy Nguyễn Cảnh Hoan, các Thầy Cô trong khoa Kinh tế của Viện, các Cô, Bác, anh, chị cán bộ công nhân viên của Công ty sơn Tổng hợp Hà nội đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này! Tuy nhiên, bài viết của em còn nhiều thiếu sót do trình độ hạn chế, kinh nghiệm chưa nhiều, em rất mong nhận được những góp ý của Thầy, Cô, Cán bộ công nhân viên và tất cả những ai quan tâm đến vấn đề này! Mục lục lời mở đầu 1 CHƯƠNG 1: 3 Khái quát về cạnh tranh thị trường 3 và thị trường sản phẩm sơn việt nam 3 1.1. quan điểm về cạnh tranh và marketing cạnh tranh 3 1.1.1 Khái niệm về cạnh tranh. 3 1.1-2. Vai trò của cạnh tranh. 4 1.1-3. Các loại cạnh tranh và cấp độ cạnh tranh. 4 a) Các loại cạnh tranh 4 1.1-4. Chiến lược cạnh tranh : 6 1.1-5. Các cấu trúc quyết định độ cạnh tranh. 7 1.1-6. Marketing cạnh tranh . 8 1.2. những vấn đề cơ bản về cạnh tranh thị trường 9 1.2-1. Các loại đối thủ cạnh tranh và nhận diện đối thủ cạnh tranh. 9 1.2-1.1. Đối thủ cạnh tranh tiềm tàng. 9 1.2-1.2 Sản phẩm thay thế: 10 1.2.1.3. Nhà cung cấp 10 1.2.1.4. Khách hàng: 11 1.2-1.5 Các công ty cạnh tranh: 11 1.2-2. Nội dung lập hồ sơ phân tích đối thủ cạnh tranh . 13 a. Phát hiện chiến lược của đối thủ cạnh tranh. 14 b. Xác định mục tiêu của đối thủ cạnh tranh. 15 c. Đánh giá mặt mạnh, mặt yếu của đối thủ cạnh tranh. 15 d. Đánh giá phản ứng của đối thủ cạnh tranh . 16 e. Thiết kế thông tin tình báo cạnh tranh: 17 f. Lựa chọn đối thủ cạnh tranh để tấn công và né tránh. 18 g . Cân đối quan điểm định hướng theo khách hàng và định hướng theo đối thủ cạnh tranh. 19 1.2-3. Xu thế trong sử dụng các công cụ cạnh tranh. 20 a) Sản phẩm: 20 b) Giá: 21 c) Phân phối: 21 d) Giao tiếp và khuếch trương: 21 1.3. thị trường và cạnh tranh trên thị trường sơn việt nam. 21 1.3-1. Đặc điểm hình thành thị trường sản phẩm sơn 21 1.3-2. Tình hình cạnh tranh trên thị trường sơn: 23 1.2-3. Các công cụ cạnh tranh mà đối thủ cạnh tranh sử dụng: 23 Chương 2: 26 Thực trạng kinh doanh và các giải pháp cạnh tranh của công ty sơn tổng hợp hà nội 26 2.1. Quá trình hình thành và phát triển công ty: 26 2.1-1. Thời kỳ 1970-1985 26 2.1-2. Thời kỳ 1986 đến nay: 27 2 2. thực trạng kinh doanh và môi trường cạnh tranh của công ty sơn Tổng hợp Hà Nội 28 2.2-1. Quy mô và cơ cấu tổ chức. 28 2.2-2. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty sơn Tổng hợp Hà Nội 32 a ) Sản xuất và tiêu thụ: 33 b) Giá trị sản lượng và doanh thu của công ty: 34 c) Lợi nhuận và thu nộp ngân sách: 34 d) Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh: 35 2.2-3. Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp: 36 a) Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô: 36 b) Các yếu tố thuộc môi trường vi mô: 39 2.2-4. Phân tích đối thủ cạnh tranh trực tiếp của công ty sơn Tổng hợp Hà Nội 39 a) Công ty Hoá chất sơn Hà Nội: 40 2.2-5. Các giải pháp chiến lược cạnh tranh của công ty đã và đang áp dụng: 42 2.3. thị trường của công ty sơn Tổng hợp Hà Nội: 43 2.3-1. Thị trường, đặc điểm người mua và mục đích sử dụng: 43 2.3-2. Thị trường mục tiêu của công ty sơn Tổng hợp Hà Nội: 46 2.4. thực trạng Marketing–mix trong cạnh tranh của công ty 47 2.4-1. Chiến lược Marketing: 47 2.4-2. Chương trình hành động: 47 a) Chính sách sản phẩm: 47 b) Chính sách về giácả: 49 c) Chính sách phân phối: 50 d) Chính sách xúc tiến hỗn hợp: 52 Chương 3: 54 Các giải pháp Marketing trong cạnh tranh của công ty sơn Tổng hợp Hà Nội 54 3.1. phương hướng phát triển kinh doanh của công ty và các mục tiêu Marketing: 54 3.1-1. Phương hướng phát triển kinh doanh 54 3.1-2. Mục tiêu Marketing của công ty: 57 3.1-3. Các điều kiện về nguồn lực để đạt được mục tiêu nói trên: 58 3.2. các vị thế cạnh tranh và chiến lược cạnh tranh của công ty 60 3.2-1. Phương pháp xác định đối thủ cạnh tranh: 62 3.2-2. Các vị thế cạnh tranh có thể có. 62 3.2-3. Chiến lược cho thị trường miền Bắc. 64 Công cụ sản phẩm: 66 Công cụ giá cả: 66 Chính sách kênh phân phối: 67 Quảng cáo xúc tiến hỗn hợp: 68 3.2-4. Chiến lược cho thị trường miền Nam 70 Công cụ sản phẩm: 74 Công cụ giá: 75 Kênh phân phối: 75 Xúc tiến hỗn hợp: 75 3.2-5. Chiến lược cho thị trường miền Trung 75 Công cụ sản phẩm: 76 Công cụ giá cả: 76 Chính sách phân phối: 76 Quảng cáo xúc tiến hỗn hợp: 76 3.3. một số kiến nghị khác: 77 3.3-1. Kiến nghị về kỹ thuật: 77 3.3-2. Kiến nghị về tình hình nhân sự: 77 3.3-3. Kiến nghị với cơ quan Nhà nước trong việc tạo ra môi trường cạnh tranh: 78 Kết luận 79 Tài liệu tham khảo 80 [charge=150]http://up.4share.vn/f/25141c16161c1110/MAR42.doc.file[/charge]