Thạc Sĩ Một số giải pháp Marketing nhằm mở rộng thị trường cho Ngân Hàng TMCP Xăng Dầu Petrolimex Chi Nhánh

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 17/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    #1 Phí Lan Dương, 17/11/13
    Last edited by a moderator: 17/11/13
    Luận văn thạc sĩ năm 2012
    Đề tài: Một số giải pháp Marketing nhằm mở rộng thị trường cho Ngân hàng TMCP Xăng Dầu Petrolimex Chi Nhánh Đồng Nai đến năm 2020




    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu
    Ngành Ngân hàng đang là một ngành phát triển nóng trên thị trường trong và
    ngoài nước. Ở Việt Nam hiện nay các Ngân hàng đang không ngừng phát triển và
    mở rộng thị trường của mình. Tuy nhiên ảnh hưởng từ tình hình kinh tế thế giới và
    Việt Nam các Ngân hàng nhỏ lẻ gặp nhiều khó khăn trong quá trình phát triển và mở
    rộng . Để phát triển và cạnh tranh điều cần có hiện nay đối với các Ngân hàng là cần
    có các giải pháp Marketing nhằm giúp Ngân hàng phát triển bền vững và không
    ngừng mở rộng. PG Bank Đồng Nai mới thành lập được 4 năm nên tình hình kinh
    doanh còn gặp rất nhiều khó khăn, để nâng cao khả năng cạnh tranh cải thiện tình
    hình hoạt động kinh doanh thì giải pháp cấp thiết đối với PGBank Đồng Nai hiện
    nay là đưa ra và thực hiện các giải pháp marketing nhằm mở rộng thị trường.
    Từ thực tế đó, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Một số giải pháp Marketing nhằm
    mở rộng thị trường cho Ngân hàng TMCP Xăng Dầu Petrolimex Chi Nhánh Đồng
    Nai đến năm 2020”
    2. Mục tiêu nghiên cứu
    - Hệ thống hóa lý luận về Marketing Ngân hàng.
    - Nghiên cứu thực trạng hoạt động Marketing tại Ngân hàng TMCP Xăng Dầu
    Petrolimex Chi Nhánh Đồng Nai (gọi tắt là PG Bank Đồng Nai).
    - Đề xuất một số giải pháp marketing nhằm mở rộng thị trường cho Ngân hàng
    PG Bank Đồng Nai đến năm 2020.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    -Đối tượng nghiên cứu của đề tài:
    Thực trạng hoạt động kinh doanh, Marketing của PG Bank Đồng Nai.
    - Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
    Các lý luận về Marketing, hệ thống các tiêu chí đánh giá hoạt động Marketing
    của Ngân hàng, các yếu tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến năng lực cạnh
    tranh, tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại nói chung và của
    2
    PG Bank Đồng Nai nói riêng từ năm 2009 đến năm 2012.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Đề tài tập trung vào nghiên cứu, phân tích các thông tin và số liệu thứ cấp thu
    thập được qua các phương tiện thông tin đại chúng và trực tiếp từ nội bộ PG Bank
    Đồng Nai, cũng như khách hàng của PG Bank Đồng Nai.
    Phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng để nghiên cứu các dữ liệu thứ
    cấp, các câu hỏi thảo luận với các chuyên gia xây dựng thang đo đánh giá các yếu tố
    có ảnh hưởng hoạt động kinh doanh của NHTM.
    Phương pháp nghiên cứu định lượng, phương pháp thống kê để phân tích số
    liệu thu thập được thông qua khảo sát ý kiến chuyên gia, nhân viên của Ngân hàng
    và khách hàng của Ngân hàng để đánh giá một số hoạt động của PG Bank Đồng
    Nai.
    5. Công cụ sử dụng gồm:
    - Bảng câu hỏi khảo sát ý kiến của một số chuyên gia trong ngành Ngân hàng.
    - Bảng câu hỏi khảo sát khách hàng về sự hài lòng của khách hàng đối với sản
    phẩm và dịch vụ và các chương trình hoạt động Marketing của PG Bank Đồng Nai.
    - Ma trận đánh giá nội bộ IFE.
    - Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài EFE.
    - Ma trận hình ảnh cạnh tranh.
    - Ma trận kết hợp SWOT.
    6. Nguồn dữ liệu nghiên cứu
    - Các bảng báo cáo kết quả kinh doanh trong bốn năm 2009, 2010, 2011 đến
    tháng 05/2012 của PG Bank Đồng Nai.
    - Dữ liệu thu thập thông qua các nguồn như sách báo và Internet .
    7. Bố cục luận văn gồm 3 chương chính
    Chương 1. Lý luận chung về Marketing Ngân hàng.
    Chương 2. Thực trạng hoạt động Marketing của Ngân hàng PG Bank Đồng Nai.
    Chương 3. Một số giải pháp Marketing nhằm mở rộng thị trường cho Ngân hàng
    PG Bank Đồng Nai đến năm 2020.
    3
    CHƯƠNG 1
    LÝ LUẬN CHUNG VỀ MARKETING NGÂN HÀNG
    1.1 Marketing và Marketing Ngân hàng.
    1.1.1 Khái niệm Marketing
    Marketing động chạm đến đời sống của mỗi người chúng ta. Đó là một quá trình
    trong đó, những hàng hóa và dịch vụ đảm bảo một mức sống nhất định được sản xuất và
    cung ứng cho con người.
    Có thể định nghĩa Marketing như sau: “Marketing là một dạng hoạt động của con
    người nhằm thỏa mãn những nhu cầu và mong muốn thông qua trao đổi” . Những khái
    niệm cơ bản của lĩnh vực Marketing là: nhu cầu, mong muốn, yêu cầu, hàng hóa, trao
    đổi, giao dịch và thị trường.
    Quan niệm Marketing được xây dựng trên cơ sở khẳng định rằng công ty cần phải
    nghiên cứu, phát hiện nhu cầu và yêu cầu của thị trường mục tiêu và đảm bảo thỏa mãn
    chúng như mong muốn. Quan niệm Marketing đạo đức xã hội cho rằng khả năng đảm
    bảo thỏa mãn người tiêu dùng và sự sung túc lâu dài cho người tiêu dùng và cho toàn xã
    hội là điều kiện đảm bảo đạt được những mục tiêu của doanh nghiệp.
    Hoạt động thực tiễn của Marketing có ảnh hưởng lớn tới con người khi họ ở
    cương vị người mua, người bán và người dân thường. Mục tiêu của nó là đạt được mức
    tiêu dùng cao nhất, đạt được mức độ thỏa mãn người tiêu dùng cao nhất, dành cho
    người tiêu dùng quyền lựa chọn lớn nhất, nâng cao hết mức chất lượng đời sống
    Sự quan tâm đến hoạt động này ngày càng gia tăng khi mà ngày càng nhiều các tổ
    chức trong lĩnh vực kinh doanh, trên trường quốc tế và trong lĩnh vực phi thương mại ý
    thức được rằng chính Marketing góp phần làm cho họ thành đạt hơn khi gia nhập thị
    trường.
    1.1.2 Marketing Ngân hàng
    Marketing Ngân hàng được xem là một hướng chuyên sâu của việc ứng dụng các
    nguyên tắc, quy luật của Marketing vào hoạt động của một lĩnh vực dịch vụ có tính đặc
    thù hướng đến việc tìm hiểu nhu cầu của khách hàng về dịch vụ tài chính, cách th ức
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...