Tiến Sĩ Một số giải pháp marketing du lịch cho tỉnh Nghệ An

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 14/11/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    DANH MỤC CÁC BẢNG iii
    DANH MỤC SƠ ĐỒ iv
    MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG 1 4
    TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VỀ
    GIẢI PHÁP MARKRING DU LỊCH 4
    1.1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU 4
    1.1.1.Tổng quan các công trình nghiên cứu trong nước 4
    1.1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu ngoài nước 8
    1.2. Cơ sở lý luận về giải pháp marketing du lịch 9
    1.2.1. Marketing 9
    1.2.2 Giải pháp marketing du lịch địa phương . 11
    1.2.3. Kinh nghiệm marketing du lịch trong và ngoài nước 30
    1.2.4. Bài học kinh nghiệm marketing du lịch cho Nghệ An 44
    CHƯƠNG 2 46
    CÁCH THỨC TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 46
    2.1. Cách thức tiếp cận 46
    2.1.1. Tiếp cận theo hướng thị trường mở 46
    2.1.2. Tiếp cận hệ thống 46
    2.1.3. Tiếp cận theo hai khu vực kinh tế 46
    2.1.4. Tiếp cận có sự tham gia . 47
    2.2. Các phương pháp nghiên cứu 47
    2.2.1. Phương pháp điều tra thu thập thông tin . 47
    2.2.3. Phân tích định tính . 48
    CHƯƠNG 3 51
    THỰC TRẠNG GIẢI PHÁP MARKETING DU LỊCH Ở NGHỆ AN . 51
    3.1. Tiềm năng và tình hình phát triển du lịch ở Nghệ An 51



    3.1.1. Tiềm năng phát triển du lịch của tỉnh Nghệ An 51
    3.1.2. Tình hình phát triển du lịch Nghệ An . 63
    3.1.3 Phân tích SWOT ngành du lịch của tỉnh Nghệ An . 74
    3.2.1 Giải pháp marketing hình tượng cho địa phương 82
    3.2.2 Giải pháp marketing các đặc trưng của địa phương . 84
    3.2.3 Giải pháp marketingcơ sở hạ tầng . 85
    3.2.4 Giải pháp marketing con người . 88






    i
    DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

    STT Ký hiệu Nguyên ghĩa
    1 AFTA
    Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (ASEAN Free
    Trade Area)
    2 APEC
    Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình
    Dương
    (Asia-Pacific Economic Cooperation)
    3 ASEAN
    Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á
    (Association of Southeast Asia Nations)
    4 BPMC Bộ phận Một cửa
    5 CCN Cụm công nghiệp
    6 DL Du lịch
    7 DLBV Du lịch bền vững
    8 ĐTNN Đầu tư nước ngoài
    9 GDP Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Procduct)
    10 GNP Tổng sản phẩm quốc dân (Gross National Product)
    11 IMF Quỹ tiền tệ quốc tế (International Monetary Fund)
    12 KCN Khu công nghiệp
    13 KCX Khu chế xuất
    14 KNNK Kim ngạch nhập khẩu
    15 KNXK Kim ngạch xuất khẩu
    16 KT-XH Kinh tế – xã hội

    ii
    17 QLNN Quản lý Nhà nước
    18 TNDL Tài nguyên du lịch
    19 TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh
    20 TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh
    21 UBND Ủy ban nhân dân
    22 UNDP Chương trình phát triển Liên Hợp quốc
    23 XHCN Xã hội chủ nghĩa
    24 XK Xuất khẩu
    25 XNK Xuất nhập khẩu
    26 WTO
    Tổ chức Thương mại thế giới (World Trade
    Organization)

    iii
    DANH MỤC CÁC BẢNG




    iv
    DANH MỤC SƠ ĐỒ

    1
    MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt như hiện nay, hoạt động marketing có thể
    coi là một trong những chính sách quan trọng tạo ra sức cạnh tranh động cho mỗi
    doanh nghiệp nhằm đáp ứng được nhu cầu của thị trường một cách hiệu quả nhất.
    Tuy nhiên, hoạt động này không chỉ đơn thuần gắn với các hoạt động nằm trong
    giới hạn phạm vi của một doanh nghiệp, một ngành nghề, hay một lĩnh vực hoặc
    sản phẩm nào đó (marketing vi mô) mà nó còn được áp dụng vào các chính sách,
    chiến lược phát triển của một vùng, khu vực, địa phương (marketing vĩ mô).
    Mỗi địa phương, mỗi tỉnh thành đều có điều kiện tự nhiên, tiềm năng du lịch
    khác nhau và cách thức marketing thương hiệu cũng khác nhau. Theo đó, Marketing
    du lịch địa phương là một thuật ngữ chỉ việc tập hợp các chương trình hoạt động hỗ
    trợ được địa phương thực hiện nhằm cải thiện khả năng cạnh tranh của địa phương
    và phát triển kinh tế. Chính vì thế, marketing du lịch địa phương đóng vai trò vô
    cùng quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của quốc gia nói chung
    và của địa phương nói riêng, đặc biệt là lĩnh vực đầu tư và du lịch. Mỗi địa phương
    cần xây dựng riêng cho mình một chiến lược marketing du lịch địa phương nhằm
    phát huy được những đặc thù riêng của địa phương mình.
    Với tiềm năng lớn về nhiều mặt, Nghệ An có cơ hội phát triển du lịch. Tuy
    nhiên, để phát triển nhanh, tỉnh cần phải có các chiến lược marketing du lịch địa
    phương nhằm quảng bá hình ảnh của mình với con người thu hút du lịch; Các hoạt
    động này ngày càng quan trọng đối với Nghệ An vì hiện nay các chính sách và
    chiến lược của tỉnh chưa thực sự thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư,
    khách du lịch trong và ngoài nước.
    Trên ý nghĩa đó, tôi chọn đề tài “Một số giải pháp marketing du lịch cho tỉnh
    Nghệ An” làm đề tài luận văn Thạc sỹ của mình.
    Câu hỏi nghiên cứu của đề tài: Nghệ An đã thực hiện những giải pháp
    marketing du lịch địa phương nào cho phát triển du lịch? Những kết quả đạt được,

    2
    những hạn chế và nguyên nhân của tình hình? Cần có những giải pháp nào để đẩy
    mạnh marketing du lịch tại Nghệ An?
    2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
    2.1 Mục tiêu
    Phận tích, đánh giá các giải pháp marketing du lịch địa phương Nghệ An, từ
    đó đưa ra các giải pháp đẩy mạnh marketing tại Nghệ An.
    2.2 Nhiệm vụ
    - Tổng quan các công trình nghiên cứu đã công bố để xác định khoảng trống
    cần tiếp tục nghiên cứu.
    - Làm rõ hơn cơ sở lý luận về các giải pháp marketing du lịch địa phương.
    - Phân tích, đánh giá thực trạng các giải pháp marketing du lịch của tỉnh Nghệ
    An trong thời gian qua.
    - Đề xuất và kiến nghị các giải pháp nhằm đẩy mạnhmarketing du lịch địa
    phương cho Nghệ An đến năm 2020.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    3.1. Đối tượng nghiên cứu
    Đề tài nghiên cứu các giải pháp marketing du lịch địa phương ở Nghệ An
    theo cách tiếp cận khoa học quản lý kinh tế. Vấn đề nghiên cứu gắn với mục tiêu
    chiến lược du lịch địa phương, với cơ chế chính sách của nhà nước, của tỉnh Nghệ
    An
    3.2. Phạm vi nghiên cứu
    *Phạm vi về không gian: Đề tài nghiên cứu hoạt động marketing du lịch địa
    phương tại Nghệ An.
    *Phạm vi về thời gian: Đề tài nghiên cứu giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2013,
    tầm nhìn đến năm 2020.
    4. Đóng góp mới của luận văn
    - Làm rõ hơn cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về các giải pháp marketing địa
    phương.
    - Đánh giá các giải pháp marketing du lịch đang được thực hiện tại Nghệ An.

    3
    - Đưa ra một số giải pháp đẩy mạnh marketing du lịch tại Nghệ An.
    5. Kết cấu của đề tài
    Ngoài phần tóm lược, danh mục bảng biểu, danh mục từ viết tắt, danh mục tài
    liệu tham khảo, đề tài được thiết kế thành 5 chương:
    Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN,
    THỰC TIỄN VỀ GIẢI PHÁP MARKETING DU LỊCH ĐỊA PHƯƠNG
    Chương 2: CÁCH THỨC TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    Chương 3: THỰC TRẠNG GIẢI PHÁP MARKETING DU LỊCH TẠI NGHỆ AN
    Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY MARKETING DU
    LỊCH TẠI NGHỆ AN
     
Đang tải...