Tài liệu Một số giải pháp, kiến nghị về giải quyết tranh chấp kinh tế bằng Toà án nhân dân

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐỀ TÀI: Một số giải pháp, kiến nghị về giải quyết tranh chấp kinh tế bằng Toà án nhân dân


    Mở đầu
    1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu
    Dưới quan điểm của các nhà kinh tế học, nền kinh tế thị trường đă tạo điều kiện cho việc thu hót các ngành đầu tư trong và ngoài nước để thúc đẩy nền sản xuất hàng hoá nước ta phát triển. Song dưới quan điểm của các nhà luật học th́ chính nền sản xuất hàng hoá phát triển cao đă làm phát sinh nhiều mối quan hệ kinh tế phức tạp giữa các đơn vị sản xuất, kinh doanh với nhau. Trong những biểu hiện của nó là các tranh chấp kinh tế khi mà hai bên không thể thoả thuận được. Trong trường hợp đó, việc giải quyết tranh chấp này ở đâu? và được thực hiện bởi cơ quan nào? để cho các đơn vị sản xuất, kinh doanh đó yên tâm, tin tưởng vào đường lối phát triển kinh tế trong thời kỳ đổi mới mà Đảng, Nhà nước ta đă đặt ra là vấn đề hết sức cần thiết và cấp bách trong giai đoạn hiện nay ở nước ta.
    Đáp ứng yêu cầu đó, Nhà nước ta đă thực hiện cuộc cải cách sâu sắc trong việc tổ chức các cơ quan giải quyết tranh chấp kinh tế. Trong đó có việc thành lập Toà án kinh tế - mét Toà chuyên trách trong Hệ thống Toà án nhân dân có chức năng giải quyết các tranh chấp kinh tế và giải quyết các yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức Toà án nhân dân được Quốc hội thông qua ngày 28/12/1993 và có hiệu lực ngày 01/07/1994. Từ đó đến nay, phương thức giải quyết tranh chấp kinh tế phổ biến nhất, quan trọng nhất là Toà án.
    Sau 7 năm thành lập và hoạt động, các Toà kinh tế thuộc Toà án nhân dân đă đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, việc giải quyết tranh chấp kinh tế bằng Toà án đang đặt ra nhiều vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu nhằm hoàn thiện pháp luật về nội dung và pháp luật về tố tụng cũng như về tổ chức các Toà kinh tế thuộc Toà án nhân dân.
    Xuất phát từ yêu cầu khách quan đổi mới phương thức giải quyết tranh chấp kinh tế ở Toà án nhân dân, tôi lùa chọn nghiên cứu vấn đề “Thực trạng t́nh h́nh giải quyết tranh chấp kinh tế bằng Toà án và một số giải pháp, kiến nghị làm đề tài khoá luận tốt nghiệp.
    2. Phạm vi nghiên cứu
    Đây là vấn đề có nội dung mới có thể thuộc nội dung nghiên cứu của nhiều chuyên ngành khoa học khác nhau. Đề tài giới hạn nghiên cứu dưới góc độ pháp luật về thực trạng và giải pháp giải quyết tranh chấp kinh tế ở Việt Nam trên cơ sở pháp luật và thực hiện pháp luật từ tháng 07/1994 đến năm 2000.
    3. Mục đích nghiên cứu
    Đề tài này được viết nhằm mục đích:
    + Làm sáng tỏ thực trạng pháp luật cũng như việc áp dụng pháp luật trong việc giải quyết tranh chấp kinh tế bằng Toà án, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp kinh tế bằng Toà án.
    + Việc nghiên cứu phải trên cơ sở số liệu của hệ thống Toà án nhân dân các cấp trong việc giải quyết các vụ án kinh tế.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Khi nghiên cứu vấn đề này, cơ sở phương pháp luận của chúng tôi là dùa vào quan điểm chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và chính sách đổi mới của Đảng.
    Chúng tôi đă sử dụng phương pháp thống kê so sánh, phân tích tư liệu, hồ sơ, số liệu thu thập được liên quan đến pháp luật và thực hiện pháp luật về giải quyết tranh chấp kinh tế bằng Toà án ở Việt Nam.
    5. Kết cấu của khoá luận
    Trong phạm vi, giới hạn của khoá luận tốt nghiệp chúng tôi đề cập và giải quyết một số nội dung cơ bản của đề tài như sau: Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dụng của khoá luận này gồm có ba chương:
    Chương I: Pháp luật về giải quyết tranh chấp kinh tế bằng Toà án ở Việt Nam
    Chương II: Thực trạng, t́nh h́nh giải quyết tranh chấp kinh tế tại Toà án nhân dân từ tháng 07/1994 đến năm 2000
    Chương III: Một số giải pháp, kiến nghị về giải quyết tranh chấp kinh tế bằng Toà án nhân dân.
    Trong quá tŕnh xây dựng và hoàn thiện đề tài này em đă nhận được sự giúp đỡ tận t́nh thiết thực của thầy giáo Thạc sĩ Trần Đ́nh Khánh và một số cán bộ công tác tại Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội. Em xin chân thành bày tỏ ḷng cảm ơn về sự giúp đỡ quư báu đó.
    Bài viết chắc chắn sẽ không thể tránh khỏi những khiếm khuyết trong biên tập cũng như trong tŕnh bày. Rất mong sự góp ư và phê b́nh của những ai quan tâm đến đề tài này.
    Người thực hiện
    Hoàng Thị Lan Anh
    CHƯƠNG IPháp luật về giải quyết tranh chấp kinh tế bằng Toà án ở Việt Nam
    1. Tranh chấp kinh tế
    Trong điều kiện nền kinh tế hàng hoá, vận hành theo cơ chế thị trường, với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế có chế độ sở hữu khác nhau, các quan hệ kinh tế ngày càng trở nên đa dạng và phức tạp. Mục đích t́m kiếm lợi nhuận chẳng những là động lực trực tiếp thúc đẩy quá tŕnh mở rộng các giao lưu kinh tế mà c̣n là lư do tồn tại của các chủ thể kinh tế.
    Cùng với sự phát triển của các quan hệ kinh tế và dưới sự tác động của quy luật cạnh tranh, tranh chấp kinh tế cũng trở nên phong phú hơn về loại h́nh, phức tạp hơn về tính chất và quy mô. Chính v́ vậy, việc áp dụng h́nh thức và phương thức giải quyết tranh chấp kinh tế phù hợp, có hiệu quả là một đ̣i hỏi khách quan để bảo vệ quyền lợi và lợi Ưch hợp pháp của các chủ thể kinh doanh, bảo đảm nguyên tắc pháp chế xă hội chủ nghĩa. Thông qua đó góp phần tạo môi trường pháp lư lành mạnh để thúc đẩy quá tŕnh phát triển kinh tế của đất nước.
    Tranh chấp kinh tế là tranh chấp biểu hiện những mâu thuẫn hay xung đột về quyền và nghĩa vụ của các nhà đầu tư, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lời. Như vậy, tranh chấp kinh tế có thể phát sinh trong cả quá tŕnh sản xuất và tái sản xuất xă hội. Tuy nhiên, dù tồn tại dưới h́nh thức nào và có thể bắt nguồn từ nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau, nhưng đặc trưng chung của tranh chấp kinh tế là luôn gắn với hoạt động kinh doanh và chủ thể tham gia chủ yếu là các cá nhân doanh nghiệp. Về bản chất, mỗi tranh chấp xét cho cùng đều phản ánh những xung đột về lợi Ưch kinh tế giữa các bên tham gia vào quan hệ kinh tế đó.
    Trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung ở nước ta trước đây, các tranh chấp kinh tế chủ yếu tồn tại dưới dạng tranh chấp về hợp đồng kinh tế. Ngược lại, trong điều kiện kinh tế thị trường, sự đa dạng về đối tượng, chủ thể và phương thức kinh doanh cũng như sự xuất hiện các loại thị trường đă làm phát sinh nhiều dạng tranh chấp kinh tế mới. Chẳng hạn, khi các công ty ra đời th́ đồng thời cũng xuất hiện các khả năng phát sinh tranh chấp giữa các công ty với thành viên, giữa các thành viên với nhau trong quá tŕnh thành lập, hoạt động và giải thể; cùng với quá tŕnh cổ phần hoá, sự xuất hiện của thị trường tài chính mà đặc trưng nhất là thị trường chứng khoán dẫn đến các tranh chấp liên quan đến việc mua bán cổ phiếu, trái phiếu. Tương tù như vậy, chỉ trong điều kiện có cạnh tranh th́ những loại tranh chấp kinh tế về quảng cáo, phá sản . mới chính thức được đề cập đến. Tranh chấp kinh tế là điều khó tránh khỏi. Thực tiễn những năm đầu của việc chuyển đổi nền kinh tế ở nước ta cho thấy, số lượng tranh chấp gia tăng và ngày càng phức tạp hơn các tranh chấp kinh tế trong thời kỳ quản lư kinh tế theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung. Khi có các tranh chấp kinh tế xảy ra th́ điều đó có nghĩa là lợi Ưch kinh tế của một bên nào đó bị vi phạm. Sự mâu thuẫn về lợi Ưch này sẽ ảnh hưởng Ưt nhiều về tiến tŕnh sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy, khi các tranh chấp kinh tế được giải quyết nhanh chóng th́ không những quyền, lợi Ưch các bên bị vi phạm được bảo vệ, được phục hồi mà c̣n tạo điều kiện cho bên bị vi phạm tiếp tục duy tŕ ổn định, phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh. Giải quyết tốt các tranh chấp kinh tế c̣n là động lực để thúc đẩy kinh tế của đất nước phát triển. Tranh chấp trong kinh doanh thường có giá trị lớn, hiệu quả của nó ảnh hưởng mạnh mẽ tới quá tŕnh kinh doanh của các nhà doanh nghiệp nói riêng và của toàn bộ nền kinh tế nói chung. Trên thực tế, nhiều tranh chấp có giá trị lớn không được giải quyết kịp thời đă kéo theo những hậu quả xấu như đ́nh đốn sản xuất, thậm chí doanh nghiệp bị lâm vào t́nh trạng phá sản làm mất sự cân bằng và ổn định của nền kinh tế. Do đó, việc đổi mới cơ quan giải quyết tranh chấp kinh tế cho phù hợp với cơ chế kinh tế mới vừa là một đ̣i hỏi bức xúc của quan hệ kinh tế thị trường vừa là một yêu cầu đảm bảo nguyên tắc pháp chế xă hội chủ nghĩa.
    Với nội dung khái niệm tranh chấp kinh tế như trên, có thể nhận thấy các tranh chấp kinh tế hiện nay là rất đa dạng và phức tạp, các chủ thể của nền kinh tế được mở rộng hơn trước và phạm vi hoạt động cũng đa dạng hơn trước. V́ vậy, pháp luật áp dụng cho việc giải quyết các tranh chấp kinh tế phải linh hoạt và mềm dẻo hơn, các cơ quan tài phán vừa phải nâng cao tŕnh độ nghiệp vụ của ḿnh, vừa phải thay đổi phương thức giải quyết tranh chấp kinh tế cho phù hợp với nền kinh tế mở như hiện nay của nước ta.
    2. Yêu cầu của việc giải quyết tranh chấp kinh tế bằng Toà án trong nền kinh tế thị trường
    Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII khẳng định: “Cơ chế vận hành nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xă hội chủ nghĩa là cơ chế thị trường có sự quản lư của Nhà nước bằng pháp luật, kế hoạch, chính sách và các công cụ khác”.
    Chính sách đổi mới kinh tế của Đảng đă được khẳng định và thể chế hoá trong các văn bản pháp luật quan trọng của Nhà nước ta. Cơ chế kinh tế thị trường đă được Hiến pháp 1992 của nước Cộng hoà xă hội chủ nghĩa Việt Nam ghi nhận thành một nguyên tắc Hiến định: “Nhà nước phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lư của Nhà nước, theo định hướng xă hội chủ nghĩa”(Điều 15) và “Nhà nước thống nhất quản lư nền kinh tế quốc dân bằng pháp luật” (Điều 26).
    Trên cơ sở các định hướng và nguyên tắc cơ bản đó, công cuộc đổi mới toàn diện của đất nước ta đă và đang tạo ra những chuyển biến hết sức quan trọng trong đời sống kinh tế xă hội. Đất nước đang bước dần ra khỏi t́nh trạng khủng hoảng kinh tế- xă hội và đạt được những thành tựu quan trọng tạo tiền đề tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
    Về căn bản, nền kinh tế nước ta được chuyển từ nền kinh tế sản xuất mang tính chất xă hội trực tiếp với hai h́nh thức sở hữu chủ yếu là quốc doanh và tập thể sang nền sản xuất hàng hoá với nhiều thành phần sở hữu, quan hệ thị trường là cơ sở vận động của nền kinh tế mới. Tính chất của nền sản xuất mới tất yếu dẫn đến sự phát sinh các quan hệ của nền kinh tế thị trường, mà từng phạm trù của nền kinh tế này gắn liền với những quan hệ pháp lư, định chế pháp lư khác nhau (ví dụ như hợp đồng, tiền lương, tín dụng .). Các quan hệ kinh tế sẽ đa dạng, sự mâu thuẫn về lợi Ưch liên quan đến nhiều chủ thể và sự liên đới về các trái vụ phát sinh trong các hoạt động kinh doanh càng phức tạp. Về mặt không gian, các quan hệ đó vượt ra ngoài ranh giới quốc gia. Do đó, phải hội nhập với các định chế quốc tế trong lĩnh vực kinh doanh thương mại.
    Cùng với sự phát triển kinh tế th́ các thành phần kinh tế, các quan hệ kinh tế cũng ngày càng phát triển đa dạng và phức tạp hơn. Nhiều loại h́nh doanh nghiệp: Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn, các cá nhân tham gia vào các quan hệ kinh tế tạo nên một đời sống kinh tế hết sức khẩn trương và sôi động. Sự đa dạng của các chủ thể kinh tế và các quan hệ kinh tế mới đă làm cho các tranh chấp kinh tế trở nên phức tạp, quyết liệt hơn cả về nội dung và tính chất. Nếu như các tranh chấp kinh tế trước đây chỉ đơn thuần là tranh chấp về hợp đồng kinh tế giữa xí nghiệp quốc doanh, các đơn vị kinh tế của Nhà nước nhằm thực hiện chỉ tiêu pháp lệnh, kế hoạch của Nhà nước giao. Th́ nay các quan hệ kinh tế trong nền kinh tế thị trường phát triển ngày một đa dạng hơn đă làm phát sinh nhiều tranh chấp kinh tế mới giữa các chủ thể kinh doanh với nhau như giữa các loại h́nh doanh nghiệp: Công ty, Hợp tác xă, Doanh nghiệp tư nhân và các cá nhân có đăng kư kinh doanh. Nội dung của tranh chấp kinh tế không chỉ giới hạn ở hợp đồng kinh tế mà liên quan đến tranh chấp giữa Công ty với thành viên công ty, giữa các thành viên công ty với nhau, tranh chấp liên quan đến mua bán cổ phiếu, trái phiếu, quảng cáo .V́ vậy, các chủ thể kinh doanh đ̣i hỏi Nhà nước phải thông qua hệ thống pháp luật bảo vệ các quyền và lợi Ưch hợp pháp khi họ kinh doanh đúng pháp luật. Do tính chất phức tạp của các tranh chấp trong giai đoạn hiện nay th́ việc phải có một cơ quan mang tính chất quyền lực Nhà nước để giải quyết các tranh chấp kinh tế là một yêu cầu bức thiết của đời sống kinh tế-xă hội nước ta.
    Thời kỳ kinh tế tập trung bao cấp, các tranh chấp kinh tế phát sinh đều được giải quyết thông qua trọng tài kinh tế Nhà nước - cơ quan trực thuộc Chính phủ. Chuyển sang nền kinh tế thị trường xuất hiện hàng loạt tranh chấp kinh tế mới: tranh chấp giữa Công ty với các thành viên công ty, giữa các thành viên trong công ty, tranh chấp về mua bán cổ phiếu, trái phiếu . Nhưng những tranh chấp kinh tế này lại vượt quá khả năng, thẩm quyền giải quyết của trọng tài kinh tế Nhà nước. V́ vậy, Toà án kinh tế ra đời thay cho trọng tài kinh tế là hoàn toàn phù hợp với thực tiễn khách quan của đất nước.
    Nhằm hội nhập vào đời sống kinh tế của các nước trong khu vực cũng như trên thế giới, Đảng và Nhà nước ta chủ trương xây dựng một nền kinh tế mở. Theo đó, các quan hệ kinh tế quốc tế ngày càng được và củng cố và mở rộng, đă thu hót được số lượng lớn về vốn, công nghệ . của các nhà đầu tư nước ngoài. Đồng thời thông qua đó, chúng ta nắm bắt được các thành tựu khoa học - kỹ thuật tiên tiến và kinh nghiệm quản lư, kinh doanh của các nước có nền kinh tế thị trường phát triển.
    Vấn đề đặt ra ở đây là khi mở rộng các quan hệ kinh tế quốc tế chúng ta phải xem xét và chấp nhận những tập quán thương mại Quốc tế và các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế về các lĩnh vực kinh doanh và thương mại.
    Các mối quan hệ kinh tế quốc tế được mở rộng đă tác động tích cực vào nền kinh tế nước ta làm cho các hoạt động kinh doanh trở nên sôi động và đa dạng hơn. Đương nhiên không thể tránh khỏi các tranh chấp kinh tế phát sinh trong lĩnh vực này. Việc giải quyết tranh chấp kinh tế trong kinh doanh có nhân tố nước ngoài là một việc khó và phức tạp. Các chủ đầu tư nước ngoài vào Việt Nam cũng như các nhà kinh doanh và đầu tư trong nước đều quan tâm đến sự bảo đảm về mặt pháp lư đối với hoạt động kinh doanh của ḿnh và pháp luật phải bảo vệ được quyền và lợi Ưch chính đáng cho họ khi xảy ra tranh chấp kinh tế. Chính v́ vậy, khi tiến hành đầu tư vào Việt Nam, ngoài các yếu tố đảm bảo về mặt pháp lư cho hoạt động và hiệu quả kinh doanh th́ các chủ đầu tư cũng đặc biệt quan tâm đến việc giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, giải quyết tranh chấp phải nhanh chóng, thuận lợi và hiệu quả mới bảo vệ được quyền lợi chính đáng của họ. Chính v́ các yêu cầu nêu trên, việc thiết lập một h́nh thức tài phán mới, độc lập với các cơ quan Nhà nước khác có khả năng giải quyết nhanh chóng các tranh chấp kinh tế, cũng như các phán quyết của h́nh thức tài phán này có tính quyền uy và khả năng thực thi cao, th́ không thể có một cơ quan nào khác ngoài Toà án. V́ vậy, ngày 29/12/1993 Quốc hội nước Cộng hoà xă hội chủ nghĩa Việt Nam (khoá 9 kỳ họp thứ 4) đă thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức Toà án nhân dân. Luật này được Chủ tịch nước công bố ngày 10/01/1994 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/1994. Trong đó có các điều liên quan đến việc thành lập Toà Kinh tế - Toà chuyên trách thuộc hệ thống Toà án nhân dân, quy định thẩm quyền của Toà Kinh tế trong việc giải quyết các vụ án kinh tế và giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản. Tham khảo kinh nghiệm của một số nước có nền kinh tế thị trường phát triển như Pháp, Đức .đều có h́nh thức tài phán kinh tế bằng Toà án và qua sự tồn tại, hoạt động của h́nh thức tài phán này cho thấy tính tích cực cũng như tính hiệu quả của nó trên thực tiễn.
    3. Chức năng và nhiệm vụ của Toà án kinh tế
    3.1. Chức năng của Toà án kinh tế
    Chức năng của Toà án kinh tế là một mặt hoạt động chủ yếu của Toà án kinh tế được pháp luật ghi nhận, nó xác định bản chất của Toà án kinh tế là một trong những cơ quan xét xử của Nhà nước cộng hoà xă hội chủ nghĩa Việt Nam.
    Toà án kinh tế có những chức năng cơ bản sau:
    Một là: Chức năng xét xử các vụ án kinh tế
    Là mét bộ phận của Toà án nhân dân, Toà án kinh tế có chức năng xét xử - mét chức năng cơ bản của Toà án nhân dân nói chung. Điều 127 Hiến pháp năm 1992 quy định: “Toà án nhân dân tối cao, các Toà án nhân dân địa phương, các Toà án quân sự và các Toà án khác do luật định là các cơ quan xét xử của nước cộng hoà xă hội chủ nghĩa Việt Nam”. Bằng quy định này, Hiến pháp năm 1992 khẳng định rằng ở nước Cộng hoà xă hội chủ nghĩa Việt Nam việc thực hiện chức năng xét xử do Toà án nhân dân đảm nhiệm. Ngoài Toà án nhân dân ra không một cơ quan quyền lực nào có thể thực hiện chức năng xét xử. Toà án thực hiện chức năng xét xử nhân danh nước Cộng hoà xă hội chủ nghĩa Việt Nam. Quy định tại Điều 127 Hiến pháp năm 1992 về chức năng của Toà án đă được cụ thể hoá bằng luật tổ chức Toà án nhân dân năm 1992 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức Toà án nhân dân, được Quốc hội thông qua ngày 28/12/1993. Toà án kinh tế thực hiện chức năng xét xử các vụ án kinh tế. Khi thực hiện chức năng này, Toà án kinh tế phải căn cứ vào các quy định của pháp luật, cả pháp luật về nội dung và pháp luật về tố tụng. Toà án kinh tế thực hiện chức năng xét xử các vụ án kinh tế của ḿnh bằng việc ra Bản án, quyết định. Các bản án, quyết định của Toà án kinh tế đă có hiệu lực pháp luật phải được các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức xă hội và mọi công dân tôn trọng.
    Hai là: Chức năng tuyên bố phá sản doanh nghiệp
    Toà kinh tế ngoài chức năng xét xử như các toà khác trong Toà án nhân dân, Toà kinh tế c̣n có chức năng tuyên bố phá sản doanh nghiệp.
    Theo Luật phá sản doanh nghiệp được Quốc hội thông qua ngày 30/12/1993, Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Toà án tối cao c̣n có chức năng giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp.
    Tuyên bố phá sản doanh nghiệp là một hoạt động thuần tuư tư pháp, là một thủ tục đ̣i nợ đặc biệt. Thực hiện chức năng này Ṭa án kinh tế bảo vệ lợi Ưch của cả chủ nợ lẫn lợi Ưch của doanh nghiệp đang lâm vào t́nh trạng phá sản và lợi Ưch của xă hội.
    3.2. Nhiệm vụ của Toà án kinh tế
    “Trong phạm vi chức năng của ḿnh, Toà án có nhiệm vụ bảo vệ pháp chế xă hội chủ nghĩa, bảo vệ chế độ xă hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân; bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể; bảo vệ tính mạng, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của công dân” (Điều 1, Luật tổ chức Toà án nhân dân).
    Như vậy có thể nói rằng, pháp luật đă quy định một cách cụ thể và rơ ràng nhiệm vụ chính của Toà án nhân dân nói chung và Toà kinh tế nói riêng trong khi thực hiện chức năng của ḿnh.
    Là mét trong những cơ quan tố tụng, Toà án phải đảm bảo cho mọi hoạt động tố tụng của ḿnh được tiến hành theo đúng các quy định của pháp luật tố tụng. Các cá nhân, tổ chức theo quy định của thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế có quyền khởi kiện vụ án kinh tế để yêu cầu toà án kinh tế bảo vệ các quyền và lợi Ưch hợp pháp của ḿnh. Và trong quá tŕnh giải quyết vụ án kinh tế, Toà án phải tiến hành các biện pháp để các đương sự thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ án nhằm thoả măn được lợi Ưch của các bên có tranh chấp. Mặt khác, bằng hoạt động của ḿnh, Toà án góp phần giáo dục các doanh nghiệp chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, tôn trọng những quy tắc của cuộc sống xă hội, ư thức đấu tranh chống các vi phạm pháp luật.
    4. Những nguyên tắc cơ bản trong việc giải quyết các tranh chấp kinh tế tại Toà án nhân dân
    Xuất phát từ yêu cầu quản lư kinh tế bằng pháp luật và yêu cầu lợi Ưch kinh tế của chính các nhà doanh nghiệp, việc giải quyết các tranh chấp kinh tế trong điều kiện nền kinh tế chuyển đổi hiện nay đ̣i hỏi phải đáp ứng được các yêu cầu sau:
    - Nhanh chóng và đúng đắn, hạn chế đến mức tối đa sự gián đoạn của quá tŕnh sản xuất, kinh doanh
    - Đảm bảo dân chủ, công khai, quyền tự định đoạt của các bên trong quá tŕnh giải quyết tranh chấp.
    - Đảm bảo yếu tố bí mật trong kinh doanh.
    - Đảm bảo uy tín cho các bên trong thương trường.
    - Đạt hiệu quả thi hành cao nhằm bảo vệ một cách có hiệu quả lợi Ưch hợp pháp của các bên tham gia tranh chấp.
    Để tạo điều kiện cho Toà án kinh tế tiến hành tố tụng một cách nhanh chóng đồng thời đảm bảo cho các đương sự có điều kiện thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ, trên cơ sở đó ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật, những biểu hiện tiêu cực trong quá tŕnh giải quyết vụ án th́ hoạt động của Toà án kinh tế phải dùa trên các nguyên tắc của tố tụng kinh tế.
    Lư luận Mác - Lê nin về Nhà nước và pháp luật đă chỉ ra rằng nguyên tắc của pháp luật xă hội chủ nghĩa là những tư tưởng chỉ đạo bao trùm lên toàn bộ các quy phạm pháp luật, các chế định pháp luật và hệ thống các ngành luật cụ thể. Theo đó nguyên tắc của thủ tục tố tụng kinh tế là những tư tưởng pháp lư chỉ đạo chi phối toàn bộ hệ thống chế định pháp luật trong Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế, làm kim chỉ nam định hướng xuyên suốt cho toàn bộ quá tŕnh hoạt động giải quyết tranh chấp của Toà án kinh tế.
    Tất cả các hành vi được tiến hành trong quá tŕnh tố tụng như khởi kiện, ra quyết định, bản án . đều phải thực hiện trên cơ sở quán triệt các nguyên tắc đă đề ra. Bất cứ một hành vi nào vi phạm các nguyên tắc của thủ tục tố tụng kinh tế đều được coi là bất hợp pháp và phải bị loại bỏ.
    Khi đi vào nghiên cứu các nguyên tắc có thể thấy rơ hoạt động của tố tụng kinh tế cũng như các hoạt động tố tụng khác. Trong quá tŕnh giải quyết tranh chấp kinh tế Toà kinh tế phải tuân theo các nguyên tắc chung về tố tụng được quy định trong Hiến pháp và Luật tổ chức Toà án nhân dân như: nguyên tắc khi xét xử Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; Toà án xét xử công khai, xét xử tập thể và quyết định theo đa số, Toà án đảm bảo cho đương sự được dùng tiếng nói, chữ viết của dân téc ḿnh trước toà . Đây là các nguyên tắc chung về tố tụng nhưng trong tố tụng kinh tế cũng có các nguyên tắc đặc thù riêng. V́ vậy giới hạn trong nội dung của phần này chúng tôi chỉ tŕnh bày một số nguyên tắc cơ bản của tố tụng kinh tế.
    4.1. Nguyên tắc tôn trọng quyền tự định đoạt của đương sự
    Đây là nguyên tắc cơ bản của tố tụng kinh tế. Nguyên tắc này phát sinh từ nguyên tắc bảo đảm quyền tự do kinh doanh, Nhà nước không can thiệp vào các hoạt động kinh doanh đúng pháp luật. Khi xảy ra tranh chấp, Toà án chỉ tham gia giải quyết nếu đương sự có đơn yêu cầu. Việc yêu cầu Toà án giải quyết tranh chấp là quyền của các chủ thể kinh doanh. Các cơ quan Nhà nước, tổ chức xă hội không có quyền khởi kiện, khởi tố các tranh chấp kinh tế.
    Quyền tự định đoạt của đương sự được thể hiện ở những nội dung sau:
     
Đang tải...