Luận Văn Một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng nghiệp vụ bảo lãnh tại NHNo&PTNT

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng nghiệp vụ bảo lãnh tại NHNo&PTNT Nam Hà Nội

    LỜI MỞ ĐẦU
    1 – TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI.
    Bảo lãnh Ngân hàng ở nước ta bắt đầu được sử dụng từ những năm 1990, phục vụ chủ yếu trong lĩnh vực tín dụng thanh toán quốc tế. Cùng với sự phát triển kinh tế và quá trình hiện đại hoá công nghệ Ngân hàng, hoạt động bảo lãnh của Ngân hàng đã được mở rộng ra nhiều lĩnh vực, góp phần đa dạng hoá các dịch vụ Ngân hàng. Bảo lãnh Ngân hàng không chỉ phục vụ cho hoạt động kinh tế đối ngoại mà còn phục vụ cho các quan hệ kinh tế giao dịch trong phạm vi nền kinh tế. Hầu hết các Ngân hàng thương mại ở nước ta đều thực hiện nghiệp vụ này. Tuy nhiên sự phát triển và khởi sắc của nghiệp vụ bảo lãnh trong thời gian qua vẫn chưa thực sự tương xứng với vai trò và tiềm năng của nó đối với hệ thống Ngân hàng và nền kinh tế. Mặt khác bảo lãnh còn là nghiệp vụ mới mẻ nên trong quá trình thực hiện còn nhiều vướng mắc và gây nhiều tổn thất cho Ngân hàng .
    Là một đơn vị có nhiều tiềm năng phát triển của hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Nam Hà Nội đã thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh phục vụ nhu cầu khách hàng như: bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh bảo hành, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh vay vốn nước ngoài . góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
    Tuy nhiên bảo lãnh còn là nghiệp vụ khá mới mẻ vì vậy việc thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh Ngân hàng ở nước ta còn nhiều vướng mắc. Mặt khác, rủi ro trong hệ thống Ngân hàng thương mại còn cao nhất là đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam do môi trường kinh doanh có nhiều khó khăn đã hạn chế rất nhiều đến nghiệp vụ bảo lãnh tại NHNo&PTNT Nam Hà Nội.
    Nhận thức được vấn đề trên, sau một thời gian thực tập tại NHNo&PTNT Nam Hà Nội, em đã quyết định lựa chọn đề tài cho luận văn của mình là: “Một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng nghiệp vụ bảo lãnh tại NHNo&PTNT Nam Hà Nội”.
    2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
    Việc nghiên cứu nhằm các mục đích sau:
    - Làm sáng tỏ cơ sở lý luận, nội dung và những vấn đề liên quan đến nghiệp vụ bảo lãnh.
    - Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động bảo lãnh tại NHNo&PTNT Nam Hà Nội từ đó đưa ra những mặt đạt được, những mặt còn tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại đó.
    - Đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại NHNo&PTNT Nam Hà Nội.
    3. Đối tượng phạm vi nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề lí luận về bảo lãnh Ngân hàng, đồng thời nghiên cứu thực trạng nghiệp vụ bảo lãnh Ngân hàng để đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ bảo lãnh
    Phạm vi nghiên cứu: Các nghiệp vụ của một NHTM là rất đa dạng và phong phú, song do thời gian và thể lượng kiến thức còn hạn hẹp nên đề tài chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu thực trạng nghiệp vụ bảo lãnh tại NHNo&PTNT Nam Hà Nội từ 2002-2004 để đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng nghiệp vụ bảo lãnh.
    4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
    Đề tài sử dụng phương pháp thống kê, phân tích, so sánh và đặc biệt sử dụng nhiều tới lý luận và chính sách Marketing, quản trị trong Ngân hàng để rút ra kết luận và những đề xuất.
    5. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.
    Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm 3 chương :

    Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về nghiệp vụ bảo lãnh của Ngân hàng thương mại.
    Chương 2: Thực trạng về nghiệp vụ bảo lãnh tại NHNo&PTNT Nam Hà Nội.
    Chương 3: Một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng nghiệp vụ bảo lãnh tại NHNo&PTNT Nam Hà Nội.
     
Đang tải...