Tiểu Luận Một số giải pháp khắc phục tình trạng nhân viên nhảy việc

Thảo luận trong 'Lao Động' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài
    Một số giải pháp khắc phục tình trạng nhân viên nhảy việc



    LỜI MỞ ĐẦU

    Những năm gần đây trên thị trường lao động xuất hiện tình trạng lao động chuyển chỗ làm (“nhảy” việc) và tình trạng này diễn ra ngày càng phổ biến. Do đó hoạt động giữ chân nhân viên ngày càng có ý nghĩa quan trọng. Khảo sát mới đây của Navigos Group đã phát hiện rằng có 64% công ty Việt Nam đánh giá việc giữ chân nhân tài là thách thức số 1 về nguồn nhân lực năm 2010. Với các doanh nghiệp, việc xây dựng nguồn nhân lực luôn gặp nhiều khó khăn. Trong đó, nhân viên nhảy việc liên tục đã làm hao tổn nhiều chi phí, thời gian và tâm sức của Doanh nghiệp. Nhiều người có thể nhảy việc vì nhiều lý do khác nhau: vì cơ hội làm việc tốt hơn, vì không hợp với sếp, vì mức lương của công ty sau quá hấp dẫn Thông thường nhân viên dứt áo ra đi là vì 2 lý do chính. Thứ nhất, họ đã đỏ lông đủ cánh và muốn đi tìm vùng trời mới. Thứ hai, khả năng dùng và giữ người của doanh nghiệp còn quá kém, lạc hậu hoặc chưa phát huy hiệu quả đến mức cao nhất trong bối cảnh thị trường lao động đang lâm vào khủng hoảng. Vậy vì sao nhân viên muốn rời bỏ công ty? Và với tư cách là cán bộ quản lý nhân sự bạn phải làm gì để giữ chân nhân viên?
    Bài thuyết trình của em gồm 2 phần:
    - Nguyên nhân khiến nhân viên nhảy việc
    - Một số giải pháp khắc phục

    I.Các nguyên nhân khiến nhân viên nhảy việc

    1.Công ty đang trên đà “trượt dốc”
    Là nhân viên có năng lực, bạn sẽ luôn quan tâm và “thử sức” dự đoán tình hình cũng như triển vọng phát triển của công ty. Nếu phát hiện dấu hiệu trượt dốc, bạn nghĩ ngay đến phương án nghỉ việc cũng như “nhảy” đến công ty khác có tiềm năng hơn.

    2.Đã một vài lần bị sếp ghi danh vào “sổ đen”
    Chỉ vì vài lần đến muộn hay có những hành động hơi khiếm nhã một chút mà sếp “quyết không buông tha”, cho nó vào sổ đen” khiến bạn nản chí, thấy cánh cửa tiền đồ của mình không có cách nào mở rộng được bèn lập tức tìm tới nơi công tác mới. Tuy bạn có năng lực thật đấy nhưng nếu quan hệ với cấp trên không tốt, ấn tượng để lại không tốt bạn cũng khó lòng biến ước mơ thăng tiến của mình thành hiện thực.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...