MỞ ĐẦU I Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Tài nguyên và môi trường có vị trí đặc biệt quan trọng đối với con người và phát triển.Tạo hoá đã sinh ra chúng ta và hành tinh bé nhỏ để nuôi dưỡng chúng ta từ bao đời nay. Hàng ngày chúng ta sử dụng không khí, nước, thực phẩm để tồn tại và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường để đáp ứng các nhu cầu thiết yếu của mình. Trong điều kiện chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì vấn đề quản lý và sử dụng tài nguyên và môi trường ngày càng trở nên bức xúc hơn bao giờ hết. Đảng ta tiến hành đường lối đổi mới đất nước hơn mười lăm năm qua đã thành công trong việc hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách, trong đó đổi mới về chính sách đất đai là đúng đắn và sáng tạo góp phần phát triển kinh tế và ổn định chính trị - xã hội. Song thực tiễn trong quản lý tài nguyên và môi trường hơn mười năm qua cho thấy, cùng với việc xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường dẫn đến tình hình đô thị hoá, công nghiệp hoá, nông nghiệp phát triển với tốc độ nhanh, từ đó nảy sinh nhiều vấn đề vốn đầu tư nhằm phát triển ngành tài nguyên và môi trường .Để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đọan 2001-2010: “Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế xã hội gắn chặt với bảo vệ và cải thiện môi trường, đảm bảo sự hài hòa giữa môi trường nhân tạo và môi trường thiên nhiên giữ gìn đa dạng hóa sinh học, gắn chặt việc xây dựng với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, độc lập tự chủ về kinh tế tạo cơ sở cho hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả”. Bình Thuận là một trong những Tỉnh nằm trong vùng khô hạn nhất nước, đất đai chủ yếu là đồi núi, cơ sở vật chất nghèo nàn đời sống dân cư còn nhiều khó khăn thì ngoài việc giữ gìn khai thác tài nguyên môi trường hiện có thì việc huy động vốn đầu tư nhằm phát triển ngành Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình thuận là những thử thách rất lớn đối với Đảng, chính quyền và nhân dân Bình Thuận trong những năm tới. Do vậy, tôi chọn đề tài nghiên cứu: "Một số giải pháp huy động vốn đầu tư nhằm phát triển ngành Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Thuận giai đọan 2005- 2010" làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ kinh tế của mình. Cơ sở khoa học của đề tài : Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mac-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế thị trường, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về chính sách pháp luật về tài nguyên và môi trường và thực tiễn huy động vốn đầu tư phát triển đối với ngành Tài nguyên và Môi trường trong cả nước và tỉnh Bình Thuận . Mục đích đề tài: Phân tích cơ sở lý luận về các kênh huy động vốn cho đầu tư phát triển kinh tế trong nền kinh tế thị trường trong cả nước nói chung tỉnh Bình Thuận nói riêng, đánh giá đúng thực trạng huy động vốn đầu tư phát triển ngành Tài nguyên và Môi trường ở địa phương, từ đó đề xuất những giải pháp huy động vốn đầu tư phát triển đối với ngành Tài nguyên và Môi trường ở tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2005-2010. Nội dung của đề tài, các vấn đề cần giải quyết: - Những vấn đề chung về ngành Tài nguyên và Môi trường và vai trò huy động vốn cho đầu tư phát triển kinh tế trong nền kinh tế thị trường . - Thực trạng huy động vốn đầu tư phát triển ngành Tài nguyên và Môi trường ở tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2000-2004. - Một số giải pháp huy động vốn đầu tư nhằm phát triển ngành Tài nguyên và Môi trường ở tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2005-2010. Trong quá trình thực hiện luận văn, do năng lực và điều kiện nghiên cứu còn nhiều hạn chế, chắc chắn nội dung luận văn không thể tránh khỏi thiếu sót, rất mong được sự quan tâm góp ý của Thầy Cô.
MỤC LỤC MỞ ĐẦU CHƯƠNG I: VAI TRÒ CỦA VỐN ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN NGÀNH TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 1.1. Vị trí vai trò của ngành Tài nguyên và Môi trường trong nền kinh tế quốc dân 5 1.1.1. Giới thiệu tổng quan về ngành Tài nguyên và Môi trường: . 5 1.1.2 Đặc điểm của ngành tài nguyên môi trường cấp Tỉnh : 6 1.1.3 Vị trí vai trò của ngành Tài nguyên & Môi trường trong nền kinh tế thị trường. . 7 1.1.4 Sự cần thiết phải phát triển ngành Tài nguyên và Môi trường: 8 1.2 Vốn với quá trình phát triển kinh tế nói chung ngành Tài nguyên và Môi trường nói riêng : 10 1.2.1 Vốn trong họat động kinh doanh 10 1.2.1.1 Khái niệm về vốn đầu tư : . 10 1.2.1.2. Nhu cầu vốn đầu tư: . 11 1.2.1.3 Nguồn hình thành vốn đầu tư: . 12 1.2.2.Vai trò của vốn đầu tư đối với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế nói chung và ngành Tài nguyên và Môi trường nói riêng . 14 1.2.2.1 Vai trò của vốn đầu tư đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế 14 1.2.2.2 Vai trò của vốn đầu tư đối với phát triển ngành Tài nguyên và Môi trường : 15 1.2.3 Các nguồn vốn đầu tư. 16 1.2.3.1 Nguồn vốn trong nước 16 1.2.3.1.1 Nguồn vốn từ Ngân sách nhà nước: . 16 1.1.3.1.2. Huy động vốn thông qua hệ thống tín dụng : . 17 1.1.3.1.3. Huy động vốn từ nguồn vốn khác: 19 1.2.3.2. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài:. . 20 1.2.3.2.1. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI):. 20 1.2.3.2.2 Nguồn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài: 20 1.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả về sử dụng vốn trong họat động kinh doanh 22 1.3.1 Những quan điểm của Đảng và nhà nước về huy động các nguồn vốn đầutư: 22 1.3.2 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu qủa về sử dụng vốn CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ NGÀNH TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG BÌNH THUẬN GIAI ĐỌAN 2000-2004 2.1 Vị trí của tỉnh Bình Thuận đối với phát triển chung cả nước 24 2.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên, KT- XH tỉnh Bình thuận. 24 2.1.1 1.Vị trí địa lý và đặc điểm tự nhiên:. 24 2.1.2 Về kinh tế - xã hội: 25 2.1.2.1 Vị trí địa lý và tiềm năng các lĩnh vực kinh tế Tài nguyên và Môitrường: . 28 2.1.3 Tình hình phát triển ngành Tài nguyên và Môi trường Bình Thuận về các lĩnh vực: Đất đai, Khoáng sản, Môi trường, Tài nguyên nước và khí tượng thủy văn giai đọan 2000-2004 30 2.1.3.1. Lĩnh vực đất đai 30 2.1.3.2.Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất: 32 2.1.3.3 Lĩnh vực Tài nguyên khoáng sản: . 32 2.1.3.4.Lĩnh vực môi trường: 33 2.1.3.5 Lĩnh vực Tài nguyên nước và khí tượng thủy văn:. 33 2.2 Tình hình huy động vốn đầu tư phát triển tỉnh Bình thuận giai đọan 2001-2004 . 34 2.2.1. Huy động nguồn vốn từ Ngân sách Nhà nước 35 2.2.2. Sử dụng vốn từ nguồn vốn tín dụng ngân hàng : 38 2.2.3. Huy động vốn từ các doanh nghiệp. . 41 2.2.4. Huy động vốn nước ngoài:. . 42 2.2.5. Huy động từ thị trường vốn: . 45 2.3 Đánh giá chung những kết quả đạt được trong công tác huy động vốn đầu tư phát triển ngành Tài nguyên và Môi trường Bình Thuận giai đoạn 2000- 2004 CHƯƠNG 3: NHỮNG GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG BÌNH THUẬN GIAI ĐOẠN 2005–2010 3.1 Quan điểm, mục tiệu, định hướng phát triển kinh tế xã hội Tỉnh Bình Thuận giai đọan 2005 -2010 . 50 3.1.1 Quan điểm phát triển: . 50 3.1.2 Mục tiêu. 51 3.1.2.1 Mục tiêu tổng quát: . 51 3.1.2.2 Mục tiêu cụ thể đến 2010:. 51 3.1.3 Mục tiêu và định hướng phát triển ngành Tài nguyên và Môi trường giai đoạn 2005-2010:. 52 3.1.4 Nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển ngành Tài nguyên và Môi trường giai đoạn 2005 – 2010: 55 3.4. Các giải pháp huy động vốn cho đầu tư phát triển ngành Tài nguyên và Môi trường Bình Thuận :. . 57 3.4.1. Các giải pháp vĩ mô: 57 3.4.1.1.Nhà nước cần nâng cao chất lượng công tác xây dựng chiến lược, lập quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành Tài nguyên và Môi trường 57 3.4.1.2. Tăng cường vai trò quản lý hướng dẫn của Nhà nước và hòan thiện môi trường đầu tư có hiệu quả. . 57 3.4.1.3.Hoàn thiện chính sách thuế: 59 3.4.1.4 Thực hành tiết kiệm để tích luỹ vốn cho đầu tư phát triển, hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước: . 60 3.4.1.5 Phát triển thị trường tài chính, mở rộng và khai thông các kênh huy động vốn trên thị trường: . 61 3.4.1.6. Hoàn thiện các công cụ tài chính vĩ mô để thúc đẩy huy động vốn: . 62 3.4.2. Các giải pháp của địa phương: . 63 3.4.2.1.Các giải pháp thúc đẩy huy động vốn trong nước đầu tư để phát triển Tài nguyên và Môi trường Bình Thuận. 63 3.4.2.1.1 Giải pháp huy động vốn từ ngân sách nhà nước: . 63 3.4.2.1.2 Giải pháp huy động vốn từ nguồn vốn tín dụng : 66 3.4.2.1.3 Nguồn vốn từ nhân dân, các thành phần kinh tế tự có và vay vốn. 67 3.4.2.2. Thực hiện tốt công tác thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển kinh tế, khuyến khích đầu tư đúng định hướng: . 68 3.4.3. Các giải pháp khác: . 69 3.4.4 Các giải pháp nội lực tốt nhất của ngành để huy động vốn phát triển ngành Tài nguyên và Môi trường 70 KẾT LUẬN 75