Luận Văn Một số giải pháp hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường hàng không tại công ty

Thảo luận trong 'Marketing' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 17/12/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU
    Việt Nam – quốc gia đang trên đà phát triển nhanh chóng, sánh vai cùng với các
    cường quốc trên trường quốc tế. Để phát triển đất nước chúng ta đã luôn ưu tiên cho
    hoạt động kinh doanh sản xuất và đặc biệt là xuất khNu nhằm tạo động lực để công
    nghiệp hóa đất nước. Kể từ khi gia nhập vào tổ chức WTO, chúng ta càng có nhiều
    điều kiện để xây dựng và phát triển đất nước thêm giàu mạnh. Sự phát triển, xu hướng
    thương mại quốc tế đã đạt đến mức biên giới quốc gia giữa các nước chỉ mang ý nghĩa
    về mặt hành chính. Hàng hóa lưu thông giữa các nước dễ dàng hơn như khi các nước
    cam kết trước khi gia nhập vào các khối kinh tế, khu vực thương mại tự do. Đó cũng
    là sự thuận lợi mang đến cho các khối ngành làm cầu nối kinh doanh xuất khNu giữa
    các quốc gia đó là các công ty logictis, vận tải và nhất là các công ty chuyển phát
    nhanh. Là một trong những công ty hàng đầu trên thế giới về lĩnh vực chuyển phát
    nhanh, DHL giải quyết bài toán về thời gian cho việc xuất khNu cũng như nhập khNu
    các loại hàng hóa giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.
    Gia nhập vào Việt Nam từ những năm 1988, đến hiện tại, công ty DHL đã tròn 25
    tuổi, với nhiều kinh nghiệm trên lĩnh vực giao nhận chuyển phát nhanh. Cùng với các
    công ty giao nhận khác tham gia phục vụ cho khách hàng là các công ty trên toàn quốc
    cùng với các cá nhân- thượng đế khó tính, công ty đã góp phần là một chất xúc tác đặc
    biệt thúc đNy nền kinh tế quốc dân phát triển, mở đường vận tải hàng không cũng có
    nghĩa là mở rộng về kinh tế, quan hệ chính trị và giao lưu văn hóa xã hội.
    Để mang lại cho khách hàng một dịch vụ chất lượng , là cầu nối tốt nhất các công ty
    giữa Việt Nam và các quốc gia trên thế giới, công ty DHL phải không ngừng nâng cao
    chất lượng quy trình giao nhận, kịp thời thây đổi với những yêu cầu của thực tế. Xuất
    phát từ ý nghĩa đó, em xin phép được chọn đề tài: “Một số giải pháp hoàn thiện quy
    trình giao nhận hàng hóa xuất khu bằng đường hàng không tại công ty TNHH
    CPN DHL VNPT khu vực thành phố Hồ Chí Minh”. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
    Thấy rõ được thực trạng của quy trình giao nhận hàng xuất khNu của công ty, từ đó có
    thể đề xuất được những giải pháp thích hợp nhằm hoàn thiện quy trình giao nhận, giúp
    cho công ty có thể đạt được hiệu quả cao hơn.
    Phân tích và đánh giá tình hình giao nhận hàng xuất khNu bằng đường hàng không tại
    công ty TNHH CPN DHL-VNPT khu vực thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn
    2010-2012, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình giao
    nhận hàng xuất khNu bằng đường hàng không, giúp công ty nói riêng và các doanh
    nghiệp kinh doanh hoạt động giao nhận của Việt Nam nói chung nâng cao hiệu quả
    trong thời gian tới.
    DỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
    Đối tượng nghiên cứu
    Giới hạn nghiên cứu : Do lĩnh vực hoạt động của công ty tương đối rộng nên đề tài chỉ
    tập trung vào lĩnh vực hoạt động giao nhận hàng xuất khNu bằng đường hàng không
    tại công ty .
    Đối tượng nghiên cứu: Hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa xuất khNu bằng
    đường hàng không tại công ty TNHH CPN DHL-VNPT.
    Phạm vi nghiên cứu
    Phạm vi không gian
    Đề tài được nghiên cứu tại địa điểm là công ty TNHH CPN DHL-VNPT khu vực
    thành phố Hồ Chí Minh.
    Phạm vi thời gian
    Số liệu sử dụng để phân tích trong đề tài là số liệu được thu thập trong thời gian 3
    năm, từ 2010 đến 2012. Thời gian thực hiện đề tài là 12 tuần từ ngày 25/02/2013 đến
    hết ngày 18/05/2013. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    Phương pháp chọn vùng nghiên cứu
    Vùng nghiên cứu của đề tài là các số liệu kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng xuất
    khNu của Công ty TNHH CPN DHL-VNPT thuộc địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
    Phương pháp thu thập số liệu
    Số liệu thứ cấp được cung cấp từ các bảng báo cáo và tài liệu có liên quan đến tình
    hình hoạt động dịch vụ giao nhận tại công ty.
    Ngoài ra số liệu thứ cấp cũng được thu thập từ các báo cáo và các ấn phNm kinh tế
    khác trên các website.
    Phương pháp phân tích số liệu
    Sử dụng phương pháp phân tích số tương đối để phân tích tình hình hoạt động dịch vụ
    giao nhận của công ty, phương pháp phân tích các chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả hoạt
    động kinh doanh, phương pháp tính số trung bình, so sánh số liệu tuyệt đối và tương
    đối, phương pháp thay thế liên hoàn để đánh giá mức độ ảnh hưởng của nhân tố.
    BỐ CỤC ĐỀ TÀI
    Ngoài lời mở đầu, mục lục, danh mục các bảng biểu thì bài báo cáo gồm có:
    Chương 1: Cơ sở lý luận về quy trình giao nhận hàng xuất khu bằng đường hàng
    không
    Chương 2: Thực trạng quy trình giao nhận hàng hóa xuất khu đường hàng không tại
    công ty TNHH CPN DHL VNPT khu vực thành phố Hồ Chí Minh
    Chương 3: Giải pháp hoàn thiện quy trình giao nhận hàng xuất khu bằng đường
    hàng không tại công ty TNHH CPN DHL VNPT khu vực thành phố Hồ Chí Minh.
    L Ờ I C Ả M Ơ N
    Trong suốt thời gian học tập tại giảng đường đại học, em đã nhận được rất nhiều sự
    quan tâm, giúp đỡ của Quý Thầy Cô, gia đình và bạn bè. Chính sự giúp đỡ ấy đã
    giúp cho em thêm nhiều sức mạnh hơn để học tập và lao động, phấn đấu thành một
    thành viên có ích cho xã hội.
    Với lòng biết ơn sâu sắc, chân thành, em xin được gửi đến Quý Thầy Cô Trường
    Đại học Tài Chính và đặc biệt là Quý Thầy Cô Khoa Thương Mại đã quyền đạt cho
    em những kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tập tại trường.
    Em xin chân thành cảm ơn Ths Mai Xuân Đào, cô đã tận tâm hướng dẫn để em
    hoàn thành Chuyên đề tốt nghiệp . Nếu không có những lời hướng dẫn, dạy bảo của
    cô thì em khó có thể hoàn thiện được bài làm được. Một lần nữa em xin chân thành
    cảm ơn cô.
    Bài Chuyên đề tốt nghiệp được em thực hiện trong thời gian gần 12 tuần. Tuy nhiên
    vì còn hạn chế về mặt kiến thức, thời gian cho nên bài làm của em sẽ còn nhiều hạ
    chế, thiếu sót. Vì thế em rất mong nhận được sự góp ý của Quý Thầy Cô và các bạn
    để bài làm của em hoàn thiện hơn. NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN















    i

    MỤC LỤC
    CHƯƠNG 1
    CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT KHẨU ĐƯỜNG
    HÀNG KHÔNG
    1.1 Vận tải hàng hóa bằng đường hàng không 1
    1.1.1 Quá trình hình thành phát triển 1
    1.1.2 Đặc điểm vận tải hàng hóa bằng đường hàng không. . 2
    1.1.3 Vai trò vận tải hàng hóa bằng đường hàng không 3
    1.1.4 Cơ sở vật chất của vận tải hàng không 3
    1.1.4.1 Cảng hàng không 3
    1.1.4.2 Máy bay . 4
    1.1.4.3 Thiết bị xếp dỡ, di chuyển hàng hóa trên mặt đất . 4
    1.1.5 Các tổ chức vận tải hàng không . 5
    1.1.5.2 Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế IATA 5
    1.1.5.3 Hiệp hội các tổ chức giao nhận quốc tế FIATA . 6
    1.1.5.4 Đại lý hàng hóa hàng không IATA ( Air Cargo Agency ) . 6
    1.1.6 Cước vận tải hàng không 6
    1.1.6.1 Khái niệm 6
    1.1.6.3 Các loại cước hàng không . 8ii

    1.2 Khái niệm chung về giao nhận hàng hóa xuất kh"u đường hàng không . 9
    1.2.1 Khái niệm 9
    1.2.2 Nội dung cơ bản của nghiệp vụ giao nhận hàng hóa xuất kh"u . 10
    1.2.3 Quy trình cơ bản giao nhận hàng hóa xuất kh"u bằng đường hàng không . 11
    1.3 Các bên tham gia vào quy trình giao nhận hàng hóa xuất kh"u 12
    1.3.1 Người xuất kh"u . 12
    1.3.2 Cơ quan ban ngành . 13
    1.3.3 Công ty dịch vụ . 13
    1.4 Các chứng từ trong giao nhận hàng hóa xuất kh"u đường hàng không 14
    1.4.1 Giấy gửi hàng bằng đường hàng không ( AirWay Bill ) . 14
    1.4.2 Hóa đơn thương mại ( Invoice ) . 14
    1.4.3 Bảng kê chi tiết hàng hóa (Packing list ): 14
    1.4.4 Các chứng từ khác: . 15
    1.5 Cơ sở pháp lý cho hoạt động giao nhận hàng không . 15
    1.6 Kinh nghiệm tổ chức hoạt động hàng không và giao nhận hàng không tại
    một số quốc gia và công ty . 17
    1.6.1. Hàn Quốc – chính sách bầu trời mở cho ngành hàng không 18
    1.6.3. Fedex Express- nơi làm việc tốt nhất thế giới 19
    1.6.4. VietNam Airline – hãng hàng không quốc gia Việt Nam 20
    iii

    CHƯƠNG 2
    THỰC TRẠNG QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT KHẨU ĐƯỜNG
    HÀNG KHÔNG TẠI CÔNG TY TNHH CPN DHL-VNPT KHU VỰC THÀNH
    PHỐ HỒ CHÍ MINH
    2.1 Giới thiệu công ty TNHH CPN DHL-VNPT . 21
    2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển . 21
    2.1.2.1 Chức năng của công ty 24
    2.1.2.2 Nhiệm vụ của công ty 25
    2.1.3 Cơ cấu tổ chức . 25
    2.1.4 Hệ thống mạng lưới cơ sở tại Việt Nam . 27
    2.1.5 Tình hình kinh doanh tại công ty TNHH DHL VNPT 27
    2.1.5.1 Kết quả hoạt động kinh doanh . 27
    2.1.5.2 Thị trường và khách hàng tại Việt Nam 30
    2.1.5.3 Vị thế cạnh tranh của công ty tại địa bàn 30
    2.2 Thực trạng quy trình giao nhận hàng hóa xuất kh"u đường hàng không tại
    công ty TNHH CPN DHL VNPT khu vực Thành phố Hồ Chí Minh 31
    2.2.1 Sơ đồ quy trình giao nhận hàng hóa xuất kh"u 32
    2.2.2 Phân tích chi tiết quy trình . 32
    2.2.2.1 Hẹn giờ đến lấy hàng 33
    2.2.2.2 Nhận hàng . 34iv

    2.2.2.3 Khai thác hàng đi tại khu vực trung tâm dịch vụ . 34
    2.2.2.4 Khai thác hàng đi tại khu vực trung tâm khai thác SGN GTW . 37
    2.2.2.4.1 Hải quan kiểm tra chứng từ hàng hóa 37
    2.2.2.4.2 Chuyển hàng vào trung tâm 40
    2.2.2.4.3 Phân luồng vận tải 40
    2.2.2.5 Giải đáp thắc mắc cho khách hàng và các yêu cầu khác 42
    2.3 Các yếu tố ảnh hưởng quy trình giao nhận hàng xuất kh"u tại công ty
    TNHH CPN DHL VNPT khu vực thành phố Hồ Chí Minh 42
    2.3.1 Các yếu tố bên trong công ty 42
    2.3.1.1 Cách thức tổ chức quy trình . 42
    2.3.1.2 Nhân viên tại công ty 43
    2.3.1.2.1 Nhân viên khai thác tại trung tâm dịch vụ khách hàng . 43
    2.3.1.2.1.1 Nhân viên giao nhận . 44
    2.3.1.2.1.2 Nhân viên khai thác tại trung tâm dịch vụ khách hàng 45
    2.3.1.2.1.3 Nhân viên khai thác tại trung tâm khai thác SGN GTW 46
    2.3.1 Khoa học kỹ thuật và công nghệ 49
    2.3.2 Các yếu tố bên ngoài công ty 51
    2.3.2.1 Yếu tố pháp luật 51
    2.3.2.2 Yếu tố cơ sở hạ tầng, công nghệ . 53
    2.3.2.3 Yếu tố thị trường trong và ngoài nước 53v

    2.3.2.4 Yếu tố khách hàng 54
    2.4 Đánh giá quy trình giao nhận hàng hóa xuất kh"u đường hàng không tại
    công ty TNHH CPN DHL VNPT khu vực thành phố Hồ Chí Minh . 55
    2.4.1 Các mặt tích cực 55
    2.4.1.1. Quy trình giao nhận ngày càng hoàn thiện hơn 55
    2.4.1.2. Thời gian xử lý hàng hóa 56
    2.4.2 Các mặt hạn chế 59
    2.4.2.1. Những mặt hạn chế từ nhân viên . 59
    2.4.2.2. Hàng điện tử bị giữ lại nhiều 60
    2.4.2.3. Phần mềm hệ thống của công ty . 60
    2.4.2.4. Tính thực tế của chương trình đào tạo 60








    vi

    CHƯƠNG 3
    GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT
    KHẨU BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG TẠI CÔNG TY TNHH CPN DHL VNPT
    KHU VỰC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
    3.1. Mục tiêu kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2013-2015. 62
    3.2. Phân tích SWOT hoạt động giao nhận hàng hóa xuất kh"u đường hàng
    không tại công ty TNHH DHL – VNPT khu vực thành phố Hồ Chí Minh . 63
    3.2.1 Điểm mạnh ( Strengths ) . 63
    3.2.2 Điểm yếu ( Weaknesses ) 65
    3.2.3 Cơ hội ( Opportunities: . 67
    3.2.4 Thách thức ( Theat ) . 68
    3.3 Giải pháp từ phía công ty nhằm hoàn thiện quy trình giao nhận hàng xuất
    kh"u bằng đường hàng không khu vực thành phố Hồ Chí Minh 72
    3.3.1. Điều chỉnh quy trình giao nhận hàng từ khách hàng 72
    3.3.2. Các yêu cầu chung về hàng hóa và bộ chứng từ hàng xuất 73
    3.3.2.1. Kiểm tra chứng từ hàng xuất . 73
    3.3.2.2. Thông báo yêu cầu giấy phép . 73
    3.3.2.3. Hàng hóa có chứa các chất nguy hiểm . 74
    3.3.3.1. Nhân viên giao nhận . 75
    3.3.3.2. Nhân viên chăm sóc khách hàng 75
    3.3.3.3. Nhân viên khai thác tại trung tâm khai thác SGN GTW 76vii

    3.3.4. Ứng dụng khoa học kỹ thuật – công nghệ . 76
    3.3.5. Cung cấp dịch vụ hỗ trợ xin phép 77
    3.4. Kiến nghị nhà nước và cơ quan ban ngành nhằm hoàn thiện quy trình giao
    nhận hàng hóa xuất kh"u. . 77
    3.4.1 Hoàn thiện thủ tục hành chính, Hải Quan . 78
    3.4.2 Hoàn thiện cơ sở hạ tầng, công nghệ 78
    3.4.3. Kiểm soát giá cả xăng dầu 80
    3.4.4. Hỗ trợ xúc tiến thương mại 80
    1

    CHƯƠNG 1
    CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT KHẨU ĐƯỜNG
    HÀNG KHÔNG
    1.1 Vận tải hàng hóa bằng đường hàng không
    1.1.1 Quá trình hình thành phát triển
    Vào ngày 17 tháng 12 năm 1903, Anh em nhà Wright đã bay thành công trên một chiếc
    máy bay tự thiết kế, tuy nhiên máy bay chỉ bay được một quãng đường ngắn. Chính phát
    minh mang tính chất lịch sử của hai Ông đã tạo nên một phương tiện vận tải hiện đại
    trong thời đại ngày nay, mở ra kỷ nguyên làm chủ bầu trời của con người.

    Từ khi được ứng dụng trong chiến tranh để vận chuyển khí tài, con người, hàng hóa, cho
    đến thập niên 1950, việc phát triển máy bay phản lực dân dụng ngày càng lớn mạnh. Con
    người sử dụng nhiều máy bay hơn vận chuyển hàng hóa và con người để phục vụ cho
    phát triển kinh tế. Các tuyến vận tải hàng không như một mạng lưới khổng lồ bao phủ
    khắp địa cầu mà các điểm nút chính là các sân bay quốc tế. Chính điều này đã mở rộng
    mối quan hệ toàn cầu không chỉ trong lĩnh vực kinh tế mà còn cả trong giao thoa văn hóa,
    xã hội.

    Tại Việt Nam, ngành hàng không dân dụng được bắt đầu từ ngày 8 tháng 6 năm 1951,
    với dấu ấn của hãng hàng không dân dụng đầu tiên Air VietNam. Với số vốn 18 triệu
    piaste tương đương 306 triệu Franc Pháp, hãng được thành lập bởi 6 cổ đông ban đầu là
    chính phủ Quốc Gia Việt Nam, hãng Air France, hãng vận tải hàng không Đông Dương,
    Vận tải Biển, Hiệp hội hàng không vận tải và hãng Aigle Azur Indochine.

    Tháng 4 năm 1993, hãng hàng không Quốc Gia Việt Nam ( VietNam AirLines ) được
    thành lập và là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Cục Hàng Không Dân dụng Việt Nam.
    2

    Ngày 27 tháng 5 năm 1996, thủ tướng Võ Văn Kiệt ký quyết định thành lập Tổng công ty
    Hàng Không Việt Nam trên cơ cở sáp nhập 20 doanh nghiệp hoạt động kinh doanh hoạt
    động hàng không mà hãng Hàng Không Việt Nam là nòng cốt. Xét riêng về vận tải hàng
    hóa tại Việt Nam, trong giai đoạn vừa qua, lĩnh vực này tại nước ta đã có sự phát triển
    tốt, với số lượng vận tải qua các năm tăng mạnh theo sự phát triển của kinh tế.

    Năm 2010, thị trường vận chuyển hàng hóa tại nước ta đạt 10,7 triệu lượt khách, 340
    nghìn tấn hàng hóa, tăng tương ứng 20% và 37% so với năm 2009. Sang năm 2011, tổng
    lượng vận chuyển hàng không của nước ta đạt 23,7 triệu lượt hành khách, 474 nghìn tấn
    hàng hóa tăng tương ứng 12,3% về hành khách và 3% về hàng hóa so với năm 2010.

    Qua các thông tin trên, ta nhận thấy được lĩnh vực vận tải nói chung và hàng hóa nói
    riêng có rất nhiều cơ hội phát triển trong tương lai. Ngoài ra, sự phát triển của nền kinh tế
    cũng là thách thức ảnh hưởng đến sự phát triển của vận tải trong tương lai.
    1.1.2 Đặc điểm vận tải hàng hóa bằng đường hàng không.
    Vận tải hàng không phát triển được trong các năm qua đó là nhờ khả năng đặc biệt của
    lĩnh vực này mà các lĩnh vực vận tải khác không đáp ứng được. Vận tải hàng không nhạy
    cảm về thời gian, hoàn toàn phù hợp với sự yêu cầu, và tốc độ của sự phát triển của công
    nghệ thông tin hiện tại. Nhiều trường hợp, người ta rất cần giao hàng gấp món hàng nào
    đó thật nhanh chóng, vận tải hàng không hoàn toàn đáp ứng được điều này. Vận tải hàng
    không có tốc độ vận tải thuộc hàng nhanh nhất trên thế giới, gấp 27 lần vận tải đường
    biển, 10 lần so với ô tô và 8 lần so với tàu hỏa. Điều này giúp cho thời gian vận tải giảm
    đi rất nhiều, đáp ứng hoàn toàn cho các yêu cầu giao hàng nhanh.

    Bên cạnh đó, khoa học phát triển của hàng không thích hợp cho các lô hàng giá trị cao,
    quý hiếm, mau hỏng, giúp cho các mặt hàng này có thể tránh được tác động của thời
    gian. Không những thế, vận tải hàng không đáp ứng được các yêu cầu xã hội trong các
    thời điểm đặc biệt. Các loại máy bay vận tải hàng hóa có thể mang theo khối lượng lớn
    hàng hóa, chống chịu được thiên tai giúp mang hàng nhanh đến vùng trọng điểm viện trợ
    khNn cứu trợ thiên tai. 3


    Ngoài ra, để vận hành được vận tải hàng không cần sự trang bị hoàn hảo về khoa học kỹ
    thuật như sân bay, đài kiểm soát, khí tượng, thông tin v.v /. chính đây là yếu tố làm cho
    cước vận tải hàng không cao nhất so với các phương tiện vận tải còn lại. Tính an toàn của
    vận tải hàng không rất cao và hành trình đều dặn. Tuy nhiên, tổn thất khi có rủi ro xảy ra
    rất lớn và không lường trước được.

    Với các đặc điểm như thế sẽ đi đôi với yêu cầu trình độ con người rất là lớn, vì thế khi
    đến với dịch vụ vận tải hàng không, khách hàng sẽ luôn được phục vụ một cách tốt nhất.
    1.1.3 Vai trò vận tải hàng hóa bằng đường hàng không
    Vận tải nói chung và vận tải hàng hóa bằng đường hàng không nói riêng có vai trò rất
    quan trọng trong nền kinh tế ngày nay. Vận tải hàng hóa đường hàng không giúp mở
    rộng giao thương kinh tế giữa các quốc gia với nhau. Với tốc độ vận chuyển cao và giới
    hạn thời gian giảm tới mức thấp nhất, vận chuyển hàng đường hàng không giúp cung cấp
    hàng hóa nhanh nhất phù hợp với yêu cầu của khách hàng.

    An toàn cao cùng với việc ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến giúp mang lại sự an toàn
    cho hàng hóa cao hơn các hình thức giao nhận khác. Khách hàng sẽ có được sản phNm an
    toàn, ít có hư hao gì.

    Với một quốc gia đang phát triển thì sự phát triển của vận tải hàng hóa bằng đường hàng
    không còn giúp đánh giá được năng lực quản lý của nhà nước, trình độ kỹ thuật và khả
    năng kinh tế của quốc gia đó.
    1.1.4 Cơ sở vật chất của vận tải hàng không
    Cơ sở vật chất của vận tải hàng không gồm có: cảng hàng không, máy bay và các phương
    tiện máy móc xếp dỡ chuyên dùng khác.
    1.1.4.1 Cảng hàng không 4

    Theo luật hàng không dân dụng Việt Nam thì cảng hàng không là một tổ hợp công trình
    bao gồm sân bay, nhà ga và trang thiết bị, công trình mặt đất cần thiết khác được sử dụng
    phục vụ cho máy bay đi và đến thực hiện dịch vụ vận chuyển hàng không.

    Sân bay là một phần xác định trên mặt đất hoặc trên mặt nước được sử dụng làm nơi cho
    máy bay cất cánh, hạ cánh và di chuyển. Sân bay bao gồm toàn bộ diện tích trên mặt đất,
    cùng cơ sở hạ tầng gồm một hay nhiều đường băng, nhà ga, kho hàng, phương tiện, thiết
    bị phục vụ cho việc vận chuyển hàng hóa và khách.
    1.1.4.2 Máy bay
    Máy bay chính là phương tiện vận tải chính của vận tải hàng hóa. Có các loại máy bay
    dân dụng như sau:
    Máy bay chở khách
    Có nhiệm vụ chính là chở hàng khách nhưng vẫn có thể chở hàng và chở ở khoang bụng
    dưới. Số lượng hàng hóa bị hạn chế nhưng số chuyến nhiều vì vừa chở hàng và khách.
    Máy bay chở hàng
    Chuyên dùng để chở hàng hóa, khối lượng rất lớn nhưng ngược lại chi phí hoạt động rất
    cao nên chỉ có các hãng không lớn mạnh, các công ty giao nhận lớn sử dụng riêng.
    Máy bay kết hợp
    Là loại dùng để chuyên chở cả khách hàng và chở khách trên khoang chính và khoang
    bụng. Máy bay tạo cơ hội cho việc tùy chỉnh số lượng chuyên chở theo nhu cầu.
    1.1.4.3 Thiết bị xếp dỡ, di chuyển hàng hóa trên mặt đất
    Để tạo điều kiện nâng cao khả năng phục vụ, các cơ sở đều sử dụng rất nhiều máy móc,
    trang thiết bị kỹ thuật hiện đại. Ta có thể liệt kê một số loại như sau:
     Xe chuyên dùng vận chuyển container, pallet
     Xe nâng hàng
     Băng chuyền.
     Giá đỡ các loại. 5

     ULD- unit load device – thiết bị xếp dỡ hàng theo đơn vị, có kết hợp với khay lăn
    ở dưới đất, có thể di chuyển số lượng lớn hàng nhưng không tốn nhiều sức.

    1.1.5 Các tổ chức vận tải hàng không
    Nhằm phối hợp hoạt động hiệu quả nhất, đáp ứng, thỏa mãn nhu cầu hoạt động ngày càng
    cao, các nhà hoạt động vận tải hàng không đã thống nhất lập ra các tổ chức vận tải hàng
    không :
    1.1.5.1 Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế ICAO
    ICAO– International Civil Aviation Prganization -1994, là một cơ quan đặc biệt của Liên
    Hiệp Quốc, tổ chức này quản lý mối quan hệ hàng không trong các nước hội viên. Cơ
    quan được thành lập dựa theo Công ước về hàng không quốc tế năm 1994 tại Chicago.
    Tháng 4/1980 Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế
    (ICAO) 1 . ICAO có trụ sở tại Montreal và các văn phòng tại Paris, Dakar, Cairo,
    Bangkok, Lima, Mexico.
    Mục tiêu hoạt động :
    ã Phát triển những nguyên tắc và kỹ thuật vận chuyển hàng không dân dụng quốc tế,
    khuyến khích lập kế hoạch, phát triển hàng không dân dụng quốc tế.
    ã Đảm bảo an toàn và phát triển có trật tự ngành hàng không dân dụng quốc tế trên
    toàn thế giới.
    ã Khuyến khích kỹ thuật thiết kế và khai thác tàu bay vì mục tiêu hòa bình.
    ã Tránh phân biệt đối xử giữa các nước thành viên và các đơn vị kinh doanh lĩnh
    vực này.
    ã ĐNy mạnh phát triển hàng không dân dụng quốc tế về mọi mặt.
    1.1.5.2 Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế IATA

    1
    http://www.caa.gov.vn/Default.aspx?tabid=1&catid=430.448&articleid=7987 6

    Là một tổ chức phi chính phủ thành lập bởi các hãng hàng không thành lập năm 1945.
    Việt Nam gia nhập vào tổ chức vào ngày 8/12/2006.
    Mục tiêu hoạt động của IATA :
    ã ĐNy mạnh mục tiêu việc vận chuyển hàng hóa an toàn, phát triển kinh doanh hàng
    không và nghiên cứu các vấn đề về vận tải hàng hóa về hàng không.
    ã Hợp tác với ICAO và các tổ chức quốc tế khác.
    ã Cung cấp hoạt động hỗ trợ giữa các hãng hàng không.
    ã Hoạt động của tổ chức bao gồm các vấn đề lĩnh vực kỹ thuật, pháp lý, tài chính
    của vận chuyển hàng không nhưng quan trọng nhất là điều chỉnh giá vé và giá cước của
    các nước hội viên về vận chuyển hàng hạn chế, chứng từ tiêu chuNn và xử lý thủ tục.
    1.1.5.3 Hiệp hội các tổ chức giao nhận quốc tế FIATA
    Đây là tổ chức thế giới của người làm công tác giao nhận thành lập năm 1926 tại Áo.
    Mục tiêu của hội là bảo vệ và phát huy lợi ích của người giao nhận ở mức độ quốc tế và
    cải tiến chất lượng phục vụ, giải quyết các vấn đề chung về cước hàng không nhằm bảo
    vệ lợi ích chung của các đại lý hàng không. Tổ chức FIATA sẽ phối hợp với IATA và các
    tổ chức quốc tế khác có liên quan bàn bạc các vấn đề về công nghệ chuyên chở hàng
    không.
    1.1.5.4 Đại lý hàng hóa hàng không IATA ( Air Cargo Agency )
    Đại lý IATA là một đại lý giao nhận hoạt động như đại diện của các hãng hàng không
    IATA. Cơ quan này có hai loại:
    IATA Cargo Agent là đại lý giao nhận thuộc một hãng hàng không thuộc IATA
    chấp nhận phù hợp tiêu chuNn của IATA.
    IATA Freight Forwarder là đại lý giao nhận hàng hóa hàng không có thể là đại lý
    hàng hóa của IATA hoặc không; nó cung cấp các dịch vụ gom hàng hóa.

    1.1.6 Cước vận tải hàng không
    1.1.6.1 Khái niệm 7

    Cước hàng không là số tiền phải trả cho việc chuyên chở một lô hàng và các dịch vụ có
    liên quan đến việc vận chuyển bằng phương tiện máy bay. Mức cước hay giá cước (rate)
    là số tiền mà người vận chuyển thu trên một khối lượng đơn vị hàng hoá vận chuyển.
    Mức cước áp dụng là mức ghi trong biểu cước hàng hoá có hiệu lực vào ngày phát hành
    vận đơn.
    Cơ cấu để tính giá cước chủ yếu là:
     Hàng nặng, thể tích nhỏ: tính theo khối lượng cả bao bì thực tế.
     Hàng nhẹ, thể tích lớn: tính theo thể tích.
    Tuy nhiên cước hàng hoá không được nhỏ hơn cước tối thiểu. Cước phí trong vận tải
    hàng không được quy định trong các biểu cước thống nhất. IATA đã có quy định về quy
    tắc, thể lệ tính cước và cho ấn hành trong biểu cước hàng không, viết tắt là TACT (The
    Air Cargo Tariff):
     Quy tắc TACT (TACT rules), mỗi năm 2 cuốn.
     Cước TACT, gồm 2 cuốn, 2 tháng ban hành một cuốn: gồm cước toàn thế giới, trừ
    Bắc Mỹ và cước Bắc Mỹ gồm cước đi, đến và cước nội địa Mỹ và Canada.

    1.1.6.2 Cơ sở xác định giá cước
    Cơ sở xác định giá cước phụ thuộc vào các yếu tố kinh tế và phi kinh tế:
     Khối lượng hàng hóa lưu chuyển: với khối lượng lớn thì giá cước sẽ giảm đi và
    ngược lại.
     Cạnh tranh: các hãng lớn thường có mức giá cạnh tranh hơn so với các hãng vận
    tải nhỏ lẻ, cạnh tranh càng quyết liệt thì mức giá sẽ ngày càng giảm. Tuy nhiên, khi đó,
    mức giá sẽ không thấp hơn mức giá tối thiểu.
     Chi phí vận tải: phụ thuộc vào phương tiện vận tải và chất lượng của phương tiện
    hàng không.
     Loại hàng và giá trị: tùy thuộc vào loại hàng và giá trị mà mức cước khác nhau,
    hàng càng giá trị cao thì cước càng cao. 8

     Yếu tố chính trị, xã hội: chiến tranh, đình công, giá nhiên liệu, nhân công đều
    ảnh hưởng giá cả vận tải hàng không.
     Yếu tố khác: các giá trị phụ trội như thời gian vận tải, yêu cầu đặc biệt sẽ ảnh
    hưởng đến giá cả cước.

    1.1.6.3 Các loại cước hàng không
    Ta có các loại cước hàng hóa vận tải hàng hóa bằng đường hàng không như sau:

    Cước hàng bách hóa
    Đây là loại áp dụng cho hàng hóa phổ thông khi cần di chuyển giữa hai điểm đã định sẵn
    mà không có giá trị đặc biệt. Cước sẽ giảm với hàng hóa có khối lượng qui định sẵn, bình
    thường mức giảm theo từng mức khối lượng. Có các mức như từ 45 kg trở xuống; 45 kg
    đến 100 kg; 100 kg đến 250 kg; 250 kg dến 500 kg; 500 kg đến 1000 kg; 1000 đến 2000
    kg Cước hàng bách hoá được coi là cước cơ bản, dùng làm cơ sở để tính cước cho
    những mặt hàng không có cước riêng.
    Cước tối thiểu
    Mức cước này phụ thuộc vào Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế IATA với bảng biểu
    cước hàng không TACT. Mức này còn có nghĩa là nếu mức giá thấp hơn giá này thì hoạt
    động vận tải sẽ không có lời.
    Cước hàng đặc biệt
    Mức này thấp hơn giá hàng bách hóa và được sử dụng nhằm tăng tính cạnh tranh, nâng
    cao khả năng chuyên chở của hãng và tiết kiệm cho người gửi hàng. Tùy theo hãng mà
    có mức giá cước cạnh tranh khác nhau.
    Cước phân loại hàng hay cước phân theo bậc hàng
    Đây là loại cước mà phụ thuộc vào cước hàng bách hóa tăng hoặc giảm và phụ thuộc vào
    bản chất của hàng hóa nhất định.
    Cước cho các loại hàng
    Cước này áp dụng cho tất cả loại hàng hóa đóng chung trong 1 kiện hàng hay container
    mục đích là đơn giản hóa cách tính cước. Giống như gửi hàng bằng đường biển thì FCL 9

    sẽ rẻ hơn hàng LCL. Các loại hàng đều được sử dụng tuy nhiên các mặt hàng như hải sản
    tươi sống, hàng mau hỏng hay hàng giá trị cao sẽ không được áp dụng.
    Cước container
    Đây là loại cước áp dụng cho container thiết kế đúng kỹ thuật và có chứng chỉ. Người
    vận tải sẽ giảm giá cước nếu container đó là của người gửi hàng. Còn không thì sẽ cho
    thuê cont để gửi hàng.
    Cước linh tinh ( Other Freight Rate )
    Áp dụng cho các loại hàng hóa khác khi vận tải mà không có ở các loại giá cước khác.
    Có các loại tính cước khác như sau:
     Cước theo ULD: là chi phí chuyển dịch pallet hay container có hàng lên máy bay
    và tính theo khối lượng.
     Cước hàng chậm: là loại tiền cước cho hàng hóa mà thời gian xếp hàng chưa xác
    định, áp dụng cho hàng bình thường đi sau do bố trí hàng hóa xếp đỡ chưa được xác định.
     Cước gộp toàn chặng ( Package Rate ): áp dụng khi hàng hóa chuyển tải hàng
    không, từ khu này sang khu khác, trung tâm trung chuyển này sang khu vực khác nhưng
    đều được miễn giảm cho khách hàng vì để nâng cao tính cạnh tranh.
     Cước theo nhóm ( Groupage Rate ): cước này do các đại lý hoặc tổ chức giao
    nhận áp dụng khi gửi hàng bằng container hay pallet.
    Với các loại cước như trên, các bên cần tính toán chính xác để nắm được như nào là lợi
    cho mình và giữ được khách hàng, nhằm mang lại hiệu quả cho cả hai bên.
    1.2 Khái niệm chung về giao nhận hàng hóa xuất kh"u đường hàng không
    1.2.1 Khái niệm
    Người mua và người bán trong thương mại quốc tế thường cách xa nhau. Để hàng hóa có
    thể từ người bán đến được bên mua, chúng ta phải thực hiện một loạt các quy trình dù ta
    có sử dụng phương thức vận tải nào đi nữa. Các bước mà chúng ta phải thực hiện đó là:
    vận tải, chuyển chở hàng tới địa điểm tập kết; khai báo hải quan; xếp hàng hóa; chở hàng
    sang nước nhập khNu v.v tất cả các quy trình ấy hiểu một cách đơn giản gọi là Giao
    nhận hàng hóa. Tùy theo các bước được tiến hành nhằm xuất khNu hay nhận hàng nhập
    khNu mà ta chia ra hai phạm trù là Giao nhận hàng hóa xuất khNu hay nhập khNu; nếu áp 10

    dụng cho phương thức vận tải hàng không thì được gọi là giao nhận hàng hóa đường
    hàng không. Còn theo mẫu của FIATA thì dịch vụ giao nhận được định nghĩa là bất kỳ
    loạt dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển, gom hàng, lưu kho, bốc xếp, đóng gói hay
    phân phối hàng hóa hay dịch vụ tư vấn có liên quan đến các dịch vụ kể trên, kể cả vấn đề
    hải quan, tài chính, mua bảo hiểm, thanh toán, thu nhập chứng từ liên quan đến hàng hóa.

    Ta cũng có thể nói một cách ngắn gọn, giao nhận hàng hóa xuất khNu là tập hợp những
    nghiệp vụ, thủ tục có liên quan đến quá trình vận tải nhằm thực hiện việc di chuyển hàng
    hóa từ nơi gửi hàng đến nơi nhận hàng. Người giao nhận có thể làm các dịch vụ một cách
    trực tiếp mà không qua trung gian.
    1.2.2 Nội dung cơ bản của nghiệp vụ giao nhận hàng hóa xuất kh"u
    Công việc giao nhận được hiểu có thể thông qua chủ hàng để tiến hành hoặc thông qua
    dịch vụ của một công ty cung cấp dịch vụ khác. Ở đây, để tiện việc theo dõi cho bài làm
    tôi xin phân tích phần nội dung cơ bản của nghiệp vụ thuộc phạm vi công ty thứ ba thực
    hiện cho chủ hàng, các nghĩa vụ mà người giao nhận hàng xuất phải làm. Người giao
    nhận ở đây có thể thực hiện các dịch vụ về vận tải cũng như vấn đề liên quan đến chứng
    từ của lô hàng cho chủ hàng.

    Nhiều công ty cung cấp dịch vụ cho khách hàng toàn bộ các dịch vụ từ lúc nhận hàng cho
    đến khi hoàn chỉnh bộ chứng từ xuất khNu và thông quan cho lô hàng. Hoạt động như thế
    của dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất khNu của công ty như một dịch vụ Logistics như
    điều 233 Luật Thương Mại – 2005. Công ty tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc
    bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy
    tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng và các dịch vụ
    khác theo yêu cầu của khách hàng.

    Người giao nhận sẽ đóng vai trò là một nhà thầu độc lập trong trường hợp công ty chính
    là người vận chuyển chứ không phải công ty cung cấp dịch vụ giao nhận. Nhân danh
    mình, công ty vận tải chịu trách nhiệm cung cấp các dịch vụ mà khách hàng yêu cầu.
    Người chuyên chở thu khách hàng khoản tiền theo giá cả của dịch vụ được cung cấp. Khi 11

    đóng vai trò là người chuyên chở thì các điều kiện kinh doanh tiêu chuNn thường không
    áp dụng mà áp dụng các công ước quốc tế hoặc các quy tắc do Phòng thương mại quốc tế
    ban hành. Tuy nhiên, người giao nhận không chịu trách nhiệm về những mất mát, hư
    hỏng của hàng hoá phát sinh từ những trường hợp sau đây:

     Do lỗi của khách hàng hoặc của người được khách hàng uỷ thác.
     Khách hàng đóng gói và ghi ký mã hiệu không phù hợp.
     Do nội tỳ hoặc bản chất của hàng hoá.
     Do chiến tranh, đình công.
     Do các trường hợp bất khả kháng.

    Ngoài ra, người giao nhận không chịu trách nhiệm về mất khoản lợi đáng lẽ khách hàng
    được hưởng về sự chậm chễ hoặc giao nhận sai địa chỉ mà không phải do lỗi của mình.
    1.2.3 Quy trình cơ bản giao nhận hàng hóa xuất kh"u bằng đường hàng không
    Mỗi khu vực sẽ có một quy trình giao nhận hàng hóa xuất khNu đường hàng không khác
    nhau. Nhưng đều xuất phát từ quy trình cơ bản rồi từ đó phát triển và thay đổi cho phù
    hợp. Ta có thể xem xét quy trình cơ bản sau đây:
    Bước 1: Chun bị chứng từ
    Người gửi hàng sau khi đăng ký lưu cước với hãng hàng không, khách hàng cần chuNn bị
    đầy đủ bộ chứng từ xuất khNu. Ngoài các chứng từ cơ bản thì khách hàng cần phải bổ
    sung thêm các loại giấy tờ khác cho phù hợp với hàng hóa mà họ xuất khNu: giấy phép
    xuất khNu; giấy phép cơ quan ban ngành có liên quan; hóa đơn; giấy đóng gói hàng hóa;
    giấy chứng nhận xuất xứ; giấy chứng nhận số lượng; giấy chứng nhận chất lượng v.v
    Bước 2: Nhận và kiểm tra hàng hóa
    Sau khi nhận hàng của khách hàng, nhân viên sẽ kiểm tra hàng hóa có đúng như khách
    hàng khai báo hay không. Nếu có sai xót so với hồ sơ chứng từ sẽ thông báo cho khách
    hàng biết rằng có sai sót. Sau đó, tùy vào sự thỏa thuận giữa hai bên mà có sự điều chỉnh
    cho hợp lý.
    Bước 3: Đóng phí lao vụ:
    Khách hàng sẽ tiến hành đóng các phí liên quan cho công ty khi được yêu cầu. 12

    Bước 4: Phát hành AWB:
    Công ty vận tải sẽ cung cấp AWB cho khách hàng. Tùy thuộc vào khách hàng gửi hàng
    cho hãng hàng không hay thông qua đại lý của họ hoặc người cung cấp dịch vụ mà sẽ
    được cung cấp Master Awb hoặc House Awb tương ứng. Khách hàng sau khi được cung
    cấp Awb này phải kiểm tra cNn thận, phòng tránh sai sót có thể xảy ra. Cần lưu ý địa chỉ
    người gửi, người nhận, tên hàng.
    Bước 5: Đăng ký tờ khai hải quan
    Khách hàng sẽ tiến hành khai báo hải quan. Hiện tại, các doanh nghiệp khai báo bằng hải
    quan điện tử, góp phần đNy nhanh tiến trình xử lý hàng hóa. Sau khi hải quan chấp nhận,
    doanh nghiệp sẽ in tờ khai và giao cho công ty vận tải để họ tiến hành thủ tục thông quan
    hải quan.
    Bước 6: Xác nhận thực xuất của cơ quan hải quan.
    Sau khi hàng hóa được mang đến và cơ quan hải quan tiến hành thủ tục kiểm tra cần
    thiết thì hàng hóa đã có thể được mang lên máy bay để xuất sang nước người mua.
    1.3 Các bên tham gia vào quy trình giao nhận hàng hóa xuất kh"u
    1.3.1 Người xuất kh"u
    Người xuất khNu hay còn gọi là khách hàng, đóng vai trò là người chủ hàng hoặc người
    sử dụng dịch vụ của công ty cung cấp dịch vụ giao nhận. Theo đó, người xuất khNu có
    nghĩa vụ cung cấp hàng hóa, các chứng từ, tài liệu cần thiết cho người cung cấp dịch vụ
    vận tải để có thể tiến hành thông quan hàng hóa một cách nhanh nhất.

    Khách hàng có quyền hướng dẫn, kiểm tra và giám sát hoạt động của công ty dịch vụ.
    Ngoài ra, khách hàng còn có nghĩa vụ là phải gia cố bao bì cNn thận, đóng gói, ký mã
    hiệu rõ ràng để tạo điều kiện thuận lợi giao nhận hàng hóa. Tuy nhiên, trong trường hợp
    có ký kết khác với công ty dịch vụ thì công ty dịch vụ có thể làm luôn phần này cho
    khách hàng. Ngoài ra, khách hàng phải chịu trách nhiệm pháp lý nếu có gian dối trong
    quá trình sử dụng dịch vụ gây ra thiệt hại cho công ty dịch vụ hay vi phạm pháp luật.

    Với khách hàng, chúng ta cần phải phục vụ một cách tận tình và hướng dẫn cụ thể chi tiết
    cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ. Bên cạnh đó, công ty cần phải hỗ trợ cho khách hàng để họ dễ dàng tiếp cận và sử dụng dịch vụ của ta. Việc tiến hành chăm sóc khách
    hàng không phải chỉ thực hiện trong một quốc gia mà còn phải tiến hành tốt nhất trên
    phạm vi toàn cầu.
    1.3.2 Cơ quan ban ngành
    Hoạt động của công ty dịch vụ giao nhận chịu sự quản lý của cơ quan ban ngành rất lớn.
    Nếu hệ thống pháp lý tại địa phương thông thoáng, có nhiều ưu đãi cho doanh nghiệp để
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...