Luận Văn Một số giải pháp hoàn thiện kiểm toán chu trình bán hàng và thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài chí

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Khóa luận tốt nghiệp năm 2012
    Đề tài: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KIỂM TOÁN CHU TRÌNH BÁN HÀNG VÀ THU TIỀN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ DỊCH VỤ TIN HỌC TPHCM (AISC)
    Định dạng file word


    MỤC LỤC

    MỤC LỤC i
    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT . v
    DANH MỤC CÁC BẢNG vi
    DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH . vii
    LỜI MỞ ĐẦU . 1
    Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN CHU TRÌNH BÁN HÀNG VÀ
    THU TIỀN 3
    1.1 Khái quát về chu trình bán hàng – thu tiền 3
    1.1.1 Khái niệm . 3
    1.1.2 Các chức năng chính của chu trình bán hàng – thu tiền . 3
    1.1.3 Những gian lận, sai sót thường gặp trong chu trình bán hàng . 5
    1.2 Các khoản mục liên quan đến chu trình bán hàng . 6
    1.2.1 Khoản mục tiền 6
    1.2.1.1 Khái niệm . 6
    1.2.1.2 Đặc điểm . 6
    1.2.1.3 Mục tiêu kiểm toán khoản mục tiền . 7
    1.2.2 Khoản mục nợ phải thu khách hàng . 7
    1.2.2.1 Khái niệm . 7
    1.2.2.2 Đặc điểm . 7
    1.2.2.3 Nguyên tắc trích lập Dự phòng nợ phải thu khó đòi 8
    1.2.2.4 Mục tiêu kiểm toán đối với khoản mục nợ phải thu khách hàng . 10
    1.2.3 Khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 10
    1.2.3.1 Khái niệm doanh thu . 10
    1.2.3.2 Đặc điểm . 11
    1.2.3.3 Nguyên tắc trình bày khoản mục doanh thu trên BCTC 13
    1.2.3.4 Mục tiêu kiểm toán đối với khoản mục doanh thu . 14
    1.3. Tổ chức hệ thống chứng từ sổ sách kế toán 15
    1.3.1. Chứng từ tài liệu kế toán 15
    1.3.2 Hệ thống sổ sách kế toán . 16
    1.4 Quy trình kiểm toán chu trình bán hàng trong Kiểm toán BCTC theo Chương
    trình kiểm toán mẫu của VACPA 17
    1.4.1. Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán . 18
    1.4.1.1 Xem xét chấp nhận khách hàng và đánh giá rủi ro hợp đồng 18
    1.4.1.2 Hợp đồng hay Thư hẹn kiểm toán 19
    1.4.1.3 Kiểm tra tính độc lập của KTV 20
    1.4.1.4 Trao đổi với Ban Giám đốc đơn vị về kế hoạch kiểm toán 21
    1.4.1.5 Tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động 21
    1.4.1.6 Tìm hiểu chính sách kế toán và chu trình kinh doanh quan trọng 22
    1.4.1.7 Phân tích sơ bộ BCTC 24
    1.4.1.8 Đánh giá chung về hệ thống KSNB của đơn vị 25
    1.4.1.9 Trao đổi với BGĐ và các cá nhân có liên quan về gian lận . 25
    1.4.1.10 Trao đổi với Bộ phận Kiểm toán nội bộ /Ban Kiểm soát về gian lận 26
    1.4.1.11 Xác định mức trọng yếu (kế hoạch- thực hiện) 27
    1.4.1.12 Xác định phương pháp chọn mẫu, cỡ mẫu (kế hoạch/ thực hiện) 27
    1.4.1.13 Tổng hợp kế hoạch kiểm toán 28
    1.4.2 Giai đoạn thực hiện kiểm toán . 29
    1.4.2.1 Kiểm tra hệ thống KSNB . 29
    1.4.2.2 Thủ tục kiểm soát . 38
    1.4.3 Giai đoạn tổng hợp, kết luận và lập báo cáo . 54
    1.4.3.1. Phê duyệt và phát hành BCKT và Thư quản lý . 54
    1.4.3.2. Soát xét chất lượng của thành viên BGĐ độc lập 54
    1.4.3.3. Soát xét giấy tờ làm việc chi tiết . 55
    1.4.3.4. Báo cáo tài chính và Báo cáo kiểm toán năm nay . 55
    1.4.3.5. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ trước và sau điều chỉnh 56
    1.4.3.6. Các bút toán điều chỉnh - các bút toán không điều chỉnh 57
    1.4.3.7. Tổng hợp kết quả kiểm toán 57
    1.4.3.8. Các vấn đề cần giải quyết trước ngày phát hành BCKT . 57
    1.4.3.9. Thư giải trình của BGĐ khách hàng 57
    1.4.4 Các sự kiện sau ngày ký Báo cáo kiểm toán 58
    1.4.4.1 Sự kiện xảy ra sau ngày ký BCKT (trước ngày công bố BCTC) . 58
    1.4.4.2 Sau khi BCTC đã được công bố . 58
    Chương 2: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CHU TRÌNH BÁN
    HÀNG VÀ THU TIỀN TẠI CÔNG TY AISC 59
    2.1 Tổng quan về Công ty TNHH Kiểm toán và Dịch Vụ Tin Học TPHCM . 59
    2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 59
    2.1.2 Mục tiêu và nguyên tắc hoạt động . 60
    2.1.2.1 Mục tiêu hoạt động . 60
    2.1.2.2 Nguyên tắc hoạt động . 61
    2.1.3 Cơ cấu tổ chức quản lý công ty AISC 61
    2.1.3.1 Bộ máy quản lý của công ty . 61
    2.1.3.2 Các trụ sở của công ty 63
    2.1.3.3 Hình thức tổ chức kế toán . 64
    2.1.4 Tình hình hoạt động của công ty 64
    2.1.4.1 Các dịch vụ công ty cung cấp . 64
    2.1.4.2 Những đặc điểm nổi bật của công ty 65
    2.1.4.3 Phương hướng hoạt động của công ty trong những năm tới 66
    2.2 Thực trạng quy trình kiểm toán chu trình bán hàng - thu tiền tại công ty AISC 66
    2.2.1 Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán 66
    2.2.1.1 Xem xét chấp nhận khách hàng và đánh giá rủi ro hợp đồng 66
    2.2.1.2 Lập Hợp đồng kiểm toán hay Thư hẹn kiểm toán . 68
    2.2.1.3 Phân công nhóm kiểm toán 68
    2.2.1.4 Trao đổi với Ban Giám Đốc đơn vị về kế hoạch kiểm toán . 69
    2.2.1.5 Tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động 71
    2.2.1.6 Tìm hiểu chính sách kế toán và chu trình kinh doanh quan trọng 72
    2.2.1.7 Phân tích sơ bộ báo cáo tài chính . 78
    2.2.1.8 Đánh giá chung về hệ thống kiểm soát nội bộ, rủi ro và gian lận 79
    2.2.1.9 Xác định mức trọng yếu . 80
    2.2.1.10 Xác định phương pháp chọn mẫu, cỡ mẫu . 83
    2.2.1.11 Tổng hợp kế hoạch kiểm toán 84
    2.2.2 Giai đoạn thực hiện kiểm toán . 86
    2.2.2.1 Kiểm tra hệ thống kiểm soát nội bộ 86
    2.2.2.2 Thủ tục kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền 88
    2.2.2.3 Soát xét tổng hợp khác . 97
    2.2.3 Giai đoạn hoàn thành kiểm toán . 98
    2.2.3.1 Tổng hợp, đánh giá kết quả kiểm toán . 98
    2.2.3.2 Soát xét, phê duyệt và phát hành báo cáo kiểm toán . 99
    2.2.3.3 Soát xét chất lượng kiểm toán . 99
    2.2.4 Cách bố trí hồ sơ kiểm toán 99
    Chương 3: NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỀ
    XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN KIỂM TOÁN CHU TRÌNH BÁN HÀNG –
    THU TIỀN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY
    101
    3.1 Nhận xét, đánh giá thực trạng 101
    3.1.1 Ưu điểm 101
    3.1.2 Hạn chế . 103
    3.2 Kiến nghị đề xuất . 103
    KẾT LUẬN . 106
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC


    LỜI MỞ ĐẦU


    1. Tính cấp thiết của đề tài:

    Hơn hai mươi năm qua, hoạt động kiểm toán độc lập ở Việt Nam đã có những
    bước tiến dài. Thành lập từ năm 1991 đến nay, ngành kiểm toán Việt Nam đã chào
    đón sự ra đời của hàng loạt các công ty kiểm toán. Theo số liệu thống kê đến
    30/12/2011 của Hội kiểm toán hành nghề Việt Nam (VACPA), Việt Nam đã có 165
    công ty TNHH, 22 công ty hãng thành viên quốc tế, 5 công ty có vốn đầu tư nước
    ngoài và 3 công ty hợp danh. Qua đó cho thấy xu thế hội nhập kinh tế thế giới trong
    tiến trình toàn cầu hóa của ngành kiểm toán Việt Nam đang có chuyển biến mạnh
    mẽ.
    Tuy nhiên việc nhiều công ty ra đời cũng đồng nghĩa với mức độ cạnh tranh
    của ngành theo đó cũng tăng lên. Do đó, vấn đề đảm bảo chất lượng kiểm toán là
    một vấn đề thiết yếu và cực kỳ quan trọng đối với mỗi công ty kiểm toán. Bởi vì kết
    quả mà kiểm toán mang lại sẽ ảnh hưởng sâu rộng đến con người và xã hội.
    Hiện nay, các dịch vụ do các doanh nghiệp kiểm toán cung cấp đã không
    ngừng được đa dạng hóa theo hướng mở rộng dịch vụ kiểm toán và các dịch vụ đảm
    bảo. Trong các dịch vụ trên, dịch vụ kiểm toán Báo cáo tài chính chiếm tỷ trọng lớn
    nhất. Từ trước đến nay, Báo cáo tài chính luôn là đối tượng chủ yếu của kiểm toán
    độc lập, là tấm gương phản ánh kết quả hoạt động cũng như các khía cạnh trong quá
    trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này đòi hỏi các thông tin trên Báo
    cáo tài chính phải luôn đảm bảo tính trung thực, hợp lý.
    Chu trình bán hàng – thu tiền là một bộ phận có liên quan đến nhiều khoản
    mục trọng yếu trên Báo cáo tài chính như doanh thu, phải thu khách hàng, lợi
    nhuận, thuế .; là giai đoạn cuối cùng để đánh giá tình hình tài chính và kết quả hoạt
    động kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, kiểm toán chu trình bán hàng và thu tiền
    là một phần hành quan trọng trong kiểm toán báo cáo tài chính. Những kết luận về
    sự trung thực và hợp lý của quy trình này là cơ sở để người sử dụng đánh giá về
    tình hình hoạt động và quy mô kinh doanh của doanh nghiệp. Nhận thức được tầm
    quan trọng của việc thực hiện kiểm toán chu trình này, em đã chọn đề tài “Một số
    giải pháp hoàn thiện kiểm toán chu trình bán hàng và thu tiền trong kiểm toán
    Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm Toán Và Dịch Vụ Tin Học TP.HCM
    (AISC)” làm luận văn tốt nghiệp cho mình.
    2. Tình hình nghiên cứu:
    Dựa vào kết quả đạt được từ báo cáo thực tập, tiếp tục thu thập, tham khảo tài
    liệu tại công ty để phát triển bài luận văn.
    3. Mục đích nghiên cứu:
    Áp dụng lý thuyết vào thực tế, thu thập kinh nghiệm nghề nghiệp.
    4. Nhiệm vụ nghiên cứu:

    Tìm hiểu quy trình kiểm toán chu trình bán hàng và thu tiền tại công ty TNHH
    Kiểm Toán Và Dịch Vụ Tin Học TP.HCM , góp ý kiến hoàn thiện chu trình trên.
    5. Phương pháp nghiên cứu:
    Qua quá trình thu thập, nghiên cứu các tài liệu, chuẩn mực liên quan, phân tích
    hồ sơ kiểm toán của công ty và sử dụng các phương pháp toán học, phương pháp
    phân tích thống kê, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh .đã giúp em thực
    hiện đề tài này.
    6. Các kết quả đạt được của đề tài

    Đưa ra kiến nghị hữu ích nhằm hoàn thiện kiểm toán chu trình bán hàng và thu
    tiền nói riêng và công việc kiểm toán tại Công ty nói chung.
    7. Kết cấu của ĐA/KLTN:

    Kết quả của khóa luận được trình bày trong Báo cáo gồm 3 chương sau:
    Chương I: Cơ sở lý luận về kiểm toán Chu trình bán hàng và thu tiền.
    Chương II: Thực trạng quy trình kiểm toán Chu trình bán hàng và thu tiền tại
    công ty AISC.
    Chương III: Nhận xét, đánh giá thực trạng và giải pháp đề xuất nhằm hoàn thiện
    kiểm toán chu trình bán hàng và thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công
    ty


    Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN CHU TRÌNH BÁN HÀNG VÀ
    THU TIỀN
    1.1 Khái quát về chu trình bán hàng – thu tiền
    1.1.1 Khái niệm
    Bán hàng là quá trình chuyển giao quyền sở hữu của sản phẩm, hàng hóa hay
    dịch vụ cho khách hàng để đổi lấy tiền hoặc quyền thu tiền từ khách hàng. Quá trình
    này bắt đầu từ yêu cầu mua của khách hàng (đơn đặt hàng, hợp đồng mua hàng )
    và kết thúc bằng việc chuyển đổi hàng hóa thành tiền. Trong trường hợp này, hàng
    hóa và tiền tệ được xác định theo bản chất kinh tế của chúng. Hàng hóa là những tài
    sản hay dịch vụ chứa đựng giá trị và có thể bán được; tiền tệ là phương tiện thanh
    toán nhờ đó mọi quan hệ giao dịch và thanh toán được giải quyết tức thời.
    1.1.2 Các chức năng chính của chu trình
    Lập lệnh bán hàng (hay phiếu xuất kho):
    Yêu cầu về hàng hóa là điểm khởi đầu của chu trình, nó có thể là các phiếu
    yêu cầu mua hàng, đơn đặt hàng, hợp đồng mua bán hàng hoá. Khi nhận được các
    đơn đặt hàng, nhân viên tiến hành kiểm tra tính hợp lý của các đơn đặt hàng về
    chủng loại hàng hoá, số lượng và địa chỉ của người mua hàng .để xác định khả
    năng cung ứng đúng hạn của đơn vị và lập lệnh bán hàng (hay phiếu xuất kho).
    Xét duyệt bán chịu:
    Sau khi xử lý các đơn đặt hàng, nhân viên có thẩm quyền kiểm tra phương
    thức thanh toán của khách hàng để quyết định bán chịu một phần hay toàn bộ lô
    hàng. Quyết định về phương thức thanh toán được thể hiện trên hợp đồng kinh tế
    theo thoả thuận trong quan hệ mua bán giữa hai bên, dựa trên lợi ích của hai bên
    theo hướng khuyến khích người mua trả tiền nhanh qua tỷ lệ giảm giá khác nhau
    theo thời hạn thanh toán. Nếu doanh nghiệp bỏ qua chức năng này thì có khả năng
    doanh nghiệp không thu hồi được các khoản phải thu khi khách hàng mất khả năng
    thanh toán hay cố tình không thanh toán do sơ hở trong thỏa thuận ban đầu này.
    Xuất kho hàng hóa:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...