Luận Văn Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động kinh doanh xuất khẩu tại công ty cổ phần tập đoàn hoa sen

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 1/12/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    Số trang



    1
    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU
    1.1 Tổng quan về hoạt động xuất khẩu .3
    1.1.1 Khái niệm xuất khẩu 3
    1.1.2 Đặc điểm kinh doanh xuất khẩu 3
    1.1.3 Vai trò của hoạt động xuất khẩu 4
    1.1.4 Chức năng và nhiệm vụ của hoạt động xuất khẩu .5
    1.1.5 Các loại hình xuất khẩu 5
    1.1.5.1 Xuất khẩu trực tiếp 5
    1.1.5.2 Xuất khẩu gián tiếp. 6
    1.1.5.3 Buôn bán đối lưu. 7
    1.1.5.4 Gia công quốc tế 8

    1.2 Khái niệm Thị trường xuất khẩu hàng hóa 8
    1.3 Nội dung của hoạt động xuất khẩu .8
    1.3.1 Nghiên cứu và lựa chọn thị trường xuất khẩu .9
    1.3.1.1 Nghiên cứu thị trường hàng hoá thế giới 9
    1.3.1.2 Dung lượng thị trường và các yếu tố ảnh hưởng 10
    1.3.1.3 Lựa chọn đối tác buôn bán 11
    1.3.1.4 Nghiên cứu giá cả hàng hoá trên thị trường thế giới .11
    1.3.2 Lập phương án kinh doanh hàng xuất khẩu 12
    1.3.3 Kí kết hợp đồng xuất khẩu 12
    1.3.3.1 Các hình thức đàm phán 12
    1.3.3.2 Hợp đồng kinh tế về xuất khẩu hàng hoá .13
    1.3.4 Thực hiện hợp đồng xuất khẩu .14

    1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu 14
    1.4.1 Các nhân tố quốc tế .14
    1.4.2 Các nhân tố quốc gia .15
    1.4.3 Các nhân tố bên trong doanh nghiệp .16
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY
    CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HOA SEN
    2.1 Giới thiệu chung về công ty cổ phần Tập Đoàn Hoa Sen 18
    2.1.1 Quá trình phát triển 19
    2.1.2 Cơ cấu tổ chức .20
    2.1.3 Tình hình nhân sự 23
    2.1.4 Lĩnh vực hoạt động 24
    2.1.5 Tình hình hoạt động kinh doanh trong giai đoạn 2009-2011 26

    2.2 Thực trạng hoạt đông xuất khẩu của Hoa Sen Group 2009-2011 .32
    2.2.1 Cấu trúc chức năng của phòng xuất khẩu 32
    2.2.2 Tình hình hoạt động kinh doanh xuất khẩu 2009-2011 .34
    2.2.3 Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu .35
    2.2.4 Thị trường xuất khẩu .36
    2.2.5 Quy trình xuất khẩu .39
    2.2.6 Tổ chức hoạt động xuất khẩu .41
    2.2.6.1 Marketing Quốc tế .41
    2.2.6.2 Hệ thống phân phối .42
    2.2.6.3 Nguồn hàng xuất khẩu 42
    2.2.6.4 Phương thức giao dịch 43
    2.2.6.5 Nghiệp vụ giao hàng xuất khẩu .43
    2.2.7 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của công ty 43
    2.2.7.1 Các yếu tố bên ngoài .43
    2.2.7.2 Các yếu tố bên trong .46
    2.2.8 Phân tích ưu và nhược điểm trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu
    của công ty 47
    2.2.8.1 Thành tựu đạt được và thuận lợi .47
    2.2.8.2 Những hạn chế, khó khăn 50
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

    CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HOẠT
    ĐỘNG KINH DOANH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY
    3.1 Định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới 53
    3.1.1 Định hướng phát triển của công ty .53
    3.1.2 Kế hoạch thực hiện chiến lược phát triển 5 năm 2010-2015 53

    3.2 Định hướng và một số giải pháp nâng cao hoạt động kinh doanh xuất
    khẩu của công ty trong thời gian tới .54
    3.2.1 Định hướng phát triển xuất khẩu của HSG trong thời gian tới. 54
    3.2.2 Một số giải pháp nâng cao hoạt động xuất khẩu của Công ty trong
    thời gian tới .55
    3.2.2.1 Đào tạo phát triển nguồn nhân lực .55
    3.2.2.2 Cải thiện chính sách huy động và quản lý vốn .56
    3.2.2.3 Củng cố phát triển thương hiệu, nâng cao chất lượng sản
    phẩm 57
    3.2.2.4 Giải pháp hoàn thiện quy trình và đẩy nhanh tiến độ thực
    hiện hợp đồng xuất khẩu 58
    3.3 Một số kiến Nghị .60
    3.3.1 Đối với Nhà nước 60
    3.3.2 Đối với Công ty .61
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

    KẾT LUẬN
    TÀI LIỆU THAM KHẢO


    Ở ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài
    “Toàn cầu hóa”, “hội nhập” chắc hẳn không phải là những từ xa lạ với kinh tế
    thế giới hiện nay. Trong bối cảnh mà guồng quay của sự giao thương giữa các quốc
    gia diễn ra mạnh mẽ thì không một đất nước nào có thể khoanh tay đừng ngoài vòng
    xoay. Một trong nhưng kết quả tất yếu của xu thế này là ngoại thương tăng mạnh.
    Và xuất khẩu là một phần không thể thiếu được trong quá trình ngoại thương
    giữa các nước. Không chỉ góp phần tạo nguồn thu ngoại tệ, tạo nguồn vốn, góp
    phần dịch chuyển cơ cầu kinh tế, giải quyết công ăn việc làm cho nhân dân, xuất
    khẩu còn tạo điều kiện cho các ngành kinh tế nội địa phát triển thông qua cạnh tranh
    trong xuất khẩu, buộc các doanh ngiệp phải không ngừng tìm ra cách thức kinh
    doanh hiệu quả, cải tiến sản xuất, giảm thiểu được chi phí, tăng năng suất.
    Nói đến xuất khẩu của Việt Nam, ngoài các mặt hàng chủ lực như dệt may,
    giày dép, thủy sản, nông sản . thì không thể quên đi chỗ đứng của sắt thép. Năm
    2010, Sắt thép lọt vào top 18 mặt hàng xuất khẩu chủ lực với kim ngạch hơn 1 tỷ
    USD. Sang năm 2011 XK sắt thép đạt khoảng 1,8 tỷ USD. Với dự báo nhu cầu tiêu
    thụ thép trên thế giới tăng trong năm 2012, thì xuất khẩu sắt thép là một ngành thật
    sự triển vọng cho đất nước hiện nay.
    Hoa Sen Group là một doanh nghiệp chuyên kinh doanh sản xuất và bán các
    sản phẩm từ sắt thép. Đặc biệt là trong thị trường tôn mạ, HSG chiếm 30,7% thị
    phần nội địa (Nguồn VSA). Bên cạnh đó, sau 10 năm thành lập và hoạt động, HSG
    tích cực đẩy mạnh việc xuất khẩu tôn mạ sang nước ngoài. Tuy nhiên, với những
    biến động bất ổn trên thị trường thép thế giới, đặc biệt là về vấn đề giá cả thì HSG
    vẫn gặp phải không ít khó khăn. Công ty cần có những chính sách, những thay đổi
    gì để duy trì, đẩy mạnh hơn nữa hoạt động xuất khẩu của mình. Đây chính là lý do
    tôi chọn đề tài “Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động kinh doanh xuất khẩu
    tại Công ty CP tập đoàn Hoa Sen” Với mong muốn góp phần nhỏ để HSG phát
    huy hơn nữa thế mạnh sẵn có, tự tin khẳng định thương hiệu trên trường Quốc tế
    2. Mục tiêu nghiên cứu
    - Phân tích thực trạng xuất khẩu của Hoa sen Group giai đoạn 2009 – 2011 và
    rút ra nhận xét về những thuận lợi và khó khăn mà công ty đang gặp phải.
    - Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị để tháo gỡ những khó khăn trước mắt
    và lâu dài
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Tình hình xuất khẩu các dòng sản phẩm của Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa
    Sen trong 3 năm (2009 – 2011).

    4. Phương pháp nghiên cứu



    -

    Phương pháp thu thập sơ cấp, thứ cấp từ phòng kế toán, trang web của


    công ty và các trang web tin cậy khác.



    -

    Phương pháp chuyên gia: thu thập ý kiến đánh giá của các Anh Chị trong


    bộ phận Xuất khẩu của Công ty và các bộ phận có liên quan.



    -

    Phương pháp phân tích thống kê, đánh giá các số liệu thống kê và thu thập


    được qua các báo cáo tài chính, báo cáo kết quả kinh doanh của tập đoàn.
    5. Kết cấu đề tài
    Chương 1: Cơ sở lí luận về hoạt động xuất khẩu
    Chương 2: Thực trạng hoạt động xuất khẩu tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa
    Sen
    Chương 3: Các giải pháp hoàn thiện và nâng cao hoạt động kinh doanh xuất
    khẩu của công ty



    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU

    1.1. Tổng quan về hoạt động xuất khẩu
    1.1.1. Khái niệm xuất khẩu
    Trong xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới, cùng với sự phát triển của
    phân công lao động quốc tế thì thị trường thế giới ngày càng trở nên thống nhất,
    ranh giới giữa các thị trường nội địa ngày càng trở nên mờ nhạt. Sự xuất hiện của
    các công ty đa quốc gia và xuyên quốc gia khiến cho mức độ cạnh tranh trên thị
    trường thế giới càng trở nên gay gắt hơn. Do đó, để có thể tồn tại và phát triển bền
    vững, các doanh nghiệp ở các quốc gia khác nhau đều tìm cách vươn ra kinh doanh
    trên thị trường nước ngoài. Và hình thức thông thường mà các doanh nghiệp lựa
    chọn để đem hàng hoá và dịch vụ của mình ra nước ngoài đó là thông qua xuất
    khẩu. Vậy xuất khẩu là gì?
    Theo các nhà kinh doanh quốc tế: “Xuất khẩu là hoạt động đưa các hàng hoá
    và dịch vụ từ quốc gia này sang quốc gia khác để bán”.
    Tuy nhiên hiện nay với sự xuất hiện của các khu chế xuất - đó là các khu
    công nghiệp đặc biệt chỉ dành riêng cho việc sản xuất, chế biến những sản phẩm để
    XK ra nước ngoài, thực hiện dịch vụ cho sản xuất hàng XK và hoạt động XK, được
    thành lập tại những địa bàn có vị trí thuận tiện, có ranh giới địa lý xác định, được
    thành lập theo quy định của chính phủ thì khái niệm XK là hoạt động đưa hàng hoá
    và dịch vụ ra khỏi biên giới quốc gia chỉ mang tính chất tương đối, hàng hoá chỉ cần
    đưa vào các KCX cũng được coi là XK rồi. Do đó đă xuất hiện khái niệm:“XK hàng
    hoá là những sản phẩm hữu hình được sản xuất hoặc gia công tại các cơ sở sản xuất,
    cơ sở gia công và các KCX với mục đích để tiêu thụ tại thị trường nước ngoài và đi
    qua hải quan”.
    Như vậy có thể định nghĩa một cách khái quát nhất về xuất khẩu như sau:
    “Xuất khẩu là một hoạt động kinh doanh thu doanh lợi bằng cách bán sản phẩm
    hoặc dịch vụ ra thị trường nước ngoài và sản phẩm hay dịch vụ ấy phải di chuyển ra
    khỏi biên giới một quốc gia hoặc đưa vào các khu vực đặc biệt trên lãnh thổ quốc
    gia XK được coi là khu vực hải quan”.
    1.1.2. Đặc điểm kinh doanh xuất khẩu
    Hoạt động xuất khẩu là một mặt của hoạt động thương mại quốc tế nên cũng
    có những đặc trưng của hoạt động thương mại quốc tế và nó liên quan đến hoạt
    động thương mại quốc tế khác như bảo hiểm quốc tế, thanh toán quốc tế, vận tải
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...