Thạc Sĩ Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động của các Quỹ tín dụng Nhân dân trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến n

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 16/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    #1 Phí Lan Dương, 16/11/13
    Last edited by a moderator: 16/11/13
    Luận văn thạc sĩ năm 2011
    Đề tài: Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động của các Quỹ tín dụng Nhân dân trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2015




    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU . 1
    1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI . 1
    2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI . 2
    3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI . 2
    4. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ TÀI . 3
    5. NHỮNG ĐÓNG GÓP CHỦ YẾU CỦA LUẬN VĂN . 3
    6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN . 3
    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ TÍN DỤNG
    NHÂN DÂN 4
    1.1. TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC TÀI CHÍNH NÔNG THÔN 4
    1.1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của tổ chức tài chính nông thôn . 4
    1.1.2. Quỹ Tín dụng Nhân dân (QTDND) . 7
    1.2. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC QTDND . 9
    1.3. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA QTDND . 11
    1.3.1. Môi trường bên ngoài . 11
    1.3.2. Môi trường bên trong (môi trường nội bộ) 16
    1.4 BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ MÔ HÌNH QTD VÀ NGÂN HÀNG HTX TẠI
    TỈNH VÂN NAM (TRUNG QUỐC) 21
    CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC QTDND TRÊN ĐỊA
    BÀN TỈNH ĐỒNG NAI . 25
    2.1. GIỚI THIỆU VỀ QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN . 25
    2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển . 25
    2.1.2. Đặc điểm hoạt động và vai trò của Quỹ Tín dụng Nhân dân . 27
    2.2. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC QTDND TRÊN ĐỊA
    BÀN TỈNH ĐỒNG NAI 29
    2.2.1. Phân tích các yếu tố của môi trường vĩ mô 29
    2.2.2. Phân tích các yếu tố của môi trường vi mô 35
    2.3. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC QUỸ TÍN DỤNG
    NHÂN DÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI 44
    2.3.1. Phân tích các nguồn lực . 44
    2.3.2. Phân tích chuỗi giá trị và năng lực lõi của các QTDND 53
    2.4. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC QTDND TRÊN ĐỊA
    BÀN TỈNH ĐỒNG NAI 64
    2.4.1. Các cơ hội . 64
    2.4.2. Các thách thức 65
    2.4.3. Các điểm mạnh . 65
    2.4.4. Các điểm yếu 65
    CHƯƠNG 3: NHỮNG GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC
    QTDND TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI ĐẾN NĂM 2015 66
    3.1 MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN SẮP TỚI CỦA HỆ
    THỐNG QTDND ĐẾN NĂM 2015 67
    3.1.1. Mục tiêu phát triển chiến lược . 67
    3.1.2. Định hướng phát triển chiến lược hệ thống QTDND 67
    3.1.3. Định hướng phát triển QTDTW . 68
    3.2. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CHO CÁC QTDND TỈNH ĐỒNG NAI ĐẾN
    NĂM 2015 . 68
    3.2.1. Phân tích SWOT 68
    3.2.2. Các phương hướng phát triển của QTDND tỉnh Đồng Nai đến năm 2015 . 70
    3.3. CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CÁC QTDND TRÊN ĐỊA
    BÀN TỈNH ĐỒNG NAI 72
    3.3.1. Giải pháp tăng cường năng lực tài chính . 72
    3.3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực . 75
    3.3.3. Giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả, đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ
    truyền thống và phát triển các dịch vụ tài chính mới 76
    3.3.4. Tăng cường tính liên kết trong hệ thống QTDND . 78
    3.3.5. Giải pháp tăng cường năng lực quản lý rủi ro 79
    3.4. KIẾN NGHỊ 81
    3.4.1. Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước . 81
    3.4.2. Kiến nghị đối với Hiệp hội QTDND 82
    3.4.3. Kiến nghị đối với Quỹ Tín dụng Trung ương 82
    3.4.4. Kiến nghị đối với chính quyền địa phương 82
    KẾT LUẬN . 84
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 85
    DANH MỤC PHỤ LỤC . 87




    MỞ ĐẦU
    1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
    Việt Nam là nước đi lên từ nền tảng nông nghiệp và có dân số sống ở khu
    vực nông thôn chiếm đa số, nên sự phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn có một tầm
    quan trọng đặt biệt, đóng góp vào sự phát triển này, phải kể đến vai trò rất quan
    trọng của các định chế tài chính hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn,
    một trong những định chế này đó là Hệ thống Quỹ Tín dụng Nhân dân.
    Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) là một loại hình tổ chức tín dụng (TCTD)
    hợp tác, được Chính phủ cho phép thành lập theo quyết định số 190/TTg ngày
    27/07/1993 của Thủ tướng Chính phủ.
    Mục đích nhằm góp phần đa dạng hóa loại hình TCTD hoạt động trên địa
    bàn nông thôn, tạo lập một mô hình kinh tế hợp tác xã kiểu mới hoạt động trong
    lĩnh vực tiền tệ tín dụng và ngân hàng, có sự liên kết chặt chẽ vì lợi ích của thành
    viên QTDND, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống, hạn chế tình trạng
    cho vay nặng lãi ở nông thôn Đây thể hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về
    phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn nông nghiệp nông thôn.
    Trong quá trình hoạt động các QTDND bị tác động bởi các yếu tố của môi
    trường, cũng như các công ty hoạt động trong nền kinh tế thị trường nó phải hoạt
    động trong bối cảnh cạnh tranh. Hơn nữa, hoạt động trong ngành tài chính, đây là
    một ngành cạnh tranh cao và khả năng thích ứng của các QTDND là yếu tố quyết
    định đến sự thành công.
    Trong hoạt động tài chính, các QTDND phải chịu áp lực của người mua, nhà
    cung cấp, đối thủ cạnh tranh, sản phẩm thay thế, các đơn vị mới gia nhập thị trường,
    chính sách của Chính phủ có liên quan. Những áp lực này cũng mang đến những cơ
    hội và mối đe dọa lớn đối với các QTDND. Nhu cầu ngày càng đa dạng các sản
    phẩm, dịch vụ tài chính của khách hàng, thị trường hoạt động chính của QTDND
    đang dần thu hẹp bởi có sự cạnh tranh của các Ngân hàng Thương mại, Ngân hàng
    Nông nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, Ngân hàng Chính sách xã hội và sự nghi
    2
    ngờ của cộng đồng đối với những tiếng xấu từ sự đổ vỡ của các Hợp tác xã Tín
    dụng trước đây là những thách thức lớn mà các QTDND phải vượt qua.
    Trong thời gian qua, những biến động của nền kinh tế đã tạo cho ngành ngân
    hàng nói chung và hệ thống QTDND nói riêng những khó khăn, thách thức rất lớn.
    Đặt biệt do các QTDCS hoạt động với quy mô nhỏ lại rất nhạy cảm trước sự thay
    đổi của chính sách, khả năng tự chủ và cân đối nguồn vốn còn hạn chế.
    Có thể nói còn rất nhiều việc phải làm để Hệ thống QTDND phát triển một
    cách bền vững và hoàn thành nhiệm vụ của mình.
    Là người có thời gian dài làm việc trong hệ thống QTDND, thấy được sự
    thay đổi qua từng thời kỳ của tổ chức, sự cố gắng của ban lãnh đạo và cán bộ công
    nhân viên trong hệ thống để duy trì và ngày càng hoàn thiện hệ thống, thấy được
    hiệu quả mà các QTDND đã mang lại cho các hộ gia đình nghèo ở khu vực nông
    thôn. Tôi thiết nghỉ, việc sử dụng kiến thức có được từ khóa học này để nghi ên cứu
    về hoạt động của các QTDND tìm ra các giải pháp góp phần vào sự phát triển của
    hệ thống là một việc rất cần thiết. Vì vậy tôi chọn đề tài nghiên cứu của mình là :
    Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động của các QTDND trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
    đến năm 2015
    2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
    Đề tài này được thực hiện nhằm đạt mục tiêu:
    - Đánh giá được thực trạng hoạt động của các QTDND trên địa bàn tỉnh
    Đồng Nai.
    - Đề ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động của các QTDND trên
    địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2015.
    3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
    Hoạt động của các QTDND trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong thời gian qua và
    định hướng phát triển đến năm 2015.
    3
    4. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
    Sử dụng các phương pháp thu thập và phân tích số liệu :
    - Sử dụng phương pháp hệ thống: Tham khảo tài liệu, thu thập thông tin sơ cấp,
    thứ cấp, phân tích, tổng hợp, thống kê và so sánh các thông tin được thu thập làm
    nền tảng thực hiện.
    - Sử dụng phương pháp chuyên gia : Qua việc thu thập phiếu điều tra, phỏng
    vấn. Sử dụng bảng câu hỏi, chọn 30 chuyên gia là những giám đốc các QTDNDCS
    trên địa bàn, có trình độ chuyên môn, quản lý và nhiều kinh nghiệm, thu thập thông
    tin sơ cấp từ các chuyên gia đó bằng phiếu thăm dò ý kiến.
    - Sử dụng các công cụ thống kê để đưa ra các kết quả thống kê về các chỉ số liên
    quan: sử dụng phần mềm Excel xử lý thông tin, số liệu làm cơ sở xây dựng các ma
    trận EFE, IFE, SWOT.
    5. NHỮNG ĐÓNG GÓP CHỦ YẾU CỦA LUẬN VĂN
    Luận văn này có những đóng góp sau:
    - Nhận diện và đánh giá được thực trạng hoạt động của các QTDND trên địa bàn
    tỉnh Đồng Nai.
    - Góp phần giúp lãnh đạo các QTDND có những giải pháp để hoàn thiện hoạt
    động của đơn vị.
    6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
    Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết
    cấu thành 3 chương, bao gồm:
    - Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động của tổ chức tài chính nông thôn
    - Chương 2: Phân tích hoạt động của các Quỹ Tín dụng Nhân dân trên địa bàn
    tỉnh Đồng Nai
    - Chương 3: Những giải pháp hoàn thiện hoạt động của các Quỹ Tín dụng
    Nhân dân trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến 2015




    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    [1]. Nguyễn Thị Liên Diệp, Phạm Văn Nam (2008), Chiến lược và chính sách kinh
    doanh, NXB Lao Động - Xã Hội, TP.HCM.
    [2]. Dương Ngọc Dũng (2009), Chiến lược cạnh tranh theo lý thuyết Michael E.
    Porter, NXB Tổng Hợp TP.HCM, TP.HCM.
    [3]. Fred R.David (2006), Khái luận về quản trị chiến lược, người dịch Trương
    Công Minh, Trần Tuấn Thạc, Trần Thị Tường Như, NXB Thống kê, Hà Nội.
    [4]. Jonathan Morduch, Hứa hẹn tài chính vi mô, Biên dịch: Kim Chi, Tài liệu
    Fulbright.
    [5]. Lê Quốc Lý (2009), “Nâng cao nguồn lực tài chính của QTDNDTW và các
    QTDND”, Thông tin QTDTW, 2009 (01), tr 5-7.
    [6]. Michael E. Porter (2009), Lợi thế cạnh tranh, Nguyễn Phúc Thành dịch, Nhà
    Xuất bản Trẻ.
    [7]. Nguyễn Hữu Nghĩa (2009), “Vai trò của QTDND trong việc phát triển kinh tế
    nông nghiệp, nông thôn”, Thông tin QTDTW, 2009 (01), tr 12-15.
    [8]. Ngân hàng Nhà nước tỉnh Đồng Nai, Báo cáo kết quả hoạt động QTDND, Lưu
    hành nội bộ, 2009.
    [9]. Quỹ Tín dụng Trung ương chi nhánh Đồng Nai, Báo cáo tổng hợp tình hình
    hoạt động QTDNDCS, Lưu hành nội bộ, 2007, 2008, 2009, 2010.
    [10]. Quỹ Tín dụng Trung ương, Báo cáo thực hiện dự án Liên kết Nông thôn –
    Thành thị góp phần chống đói nghèo và triển khai các sản phẩm dịch vụ
    ngân hàng hiện đại liên kết giữa QTDTW với các QTDCS, Lưu hành nội bộ,
    2010.
    [11]. Richard L. Meyer et al , Sự phát triển thị trường tài chính nông thôn, dịch và
    hiệu đính: Nguyễn Trọng Hoài, Tài liệu Fulbright.
    [12]. Lê Thanh Tâm (2010), Tổng quan về tài chính vi mô và vấn đề phát triển sản
    phẩm tài chính vi mô cho hệ thống QTDND, Tài liệu tập huấn, Quỹ tín dụng
    nhân dân, Hà Nội.
    [13]. Nguyễn Thạc Tâm (2000), Chiến lược nâng cao lợi thế so sánh của hệ thống
    QTDND, Luận văn thạc sỹ, Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
    [14]. Nguyễn Kim Thanh (2009), “Hệ thống QTDND chặn đường phấn đấu phát
    triển và tầm nhìn đến năm 2020”, Thông tin QTDTW, 2009 (01), tr 8-11.
    [15]. Tôn Thất Nguyễn Thiêm (2004), Thị trường, Chiến lược, Cơ cấu, NXB Tổng
    hợp Thành phố Hồ Chí Minh, Tp.HCM.
    [16]. Trương Quang Thông (2010), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Tài
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...