Luận Văn Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại Bưu điện tỉnh Thanh Hóa

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 24/11/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU

    Trong xu thế toàn cầu hoá, hội nhập và tự do hoá kinh doanh hiện nay, nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng là chìa khoá để đạt được lợi thế cạnh tranh đối với mỗi doanh nghiệp. Thực tế các tập đoàn lớn trên thế giới đã sớm nhận thức được điều này, chính câu nói: “Các nguồn tài nguyên là hữu hạn, sức sáng tạo là vô hạn” đã trở thành triết lý của nhiều công ty. Có được nguồn tài nguyên nhân lực đảm bảo yêu cầu về chất lượng, trình độ khoa học kỹ thuật, trình độ quản lý chính là tài sản quý giá nhất cho các doanh nghiệp cạnh tranh thắng lợi trên thị trường.
    Ngày nay, quản trị nhân lực không còn đơn thuần chỉ là vấn đề quản trị hành chính đối với nhân viên. Các doanh nghiệp đã nhận thấy tầm quan trọng của việc phối hợp các chính sách, mục tiêu với thực tiễn quản trị nhân lực. Nhiệm vụ quản trị nhân lực là công việc của tất cả các cán bộ quản lý, không đơn thuần là nhiệm vụ của trưởng phòng nhân sự như trước đây. Quản trị nhân lực hiện nay còn được coi như là quá trình kết hợp các hệ thống, chính sách và các biện pháp quản lý trong một tổ chức, nhằm tuyển dụng, phát triển và duy trì đội ngũ nhân viên có đủ năng lực đáp ứng được yêu cầu trong quá trình thực hiện mục tiêu chung của tổ chức. Vì lẽ đó, để thực sự phát huy hiệu quả nguồn nhân lực trong một doanh nghiệp, hoạt động quản trị nguồn nhân lực cần được xây dựng, quản lý như một phần của chiến lược tổng quan trong doanh nghiệp. Trong những năm qua lãnh đạo Bưu điện tỉnh Thanh Hóa rất quan tâm chú trọng đến công tác quản trị nguồn nhân lực, chính điều đó mang lại những thành công lớn cho Bưu điện tỉnh. Tuy nhiên để đáp ứng yêu cầu phát triển trong tình hình cạnh tranh hội nhập, Bưu điện tỉnh cần chú trọng hơn nữa công tác quản trị nguồn nhân lực nhằm phát huy mọi khả năng sáng tạo của đội ngũ cán bộ công nhân viên.
    Với ý nghĩa đó, em đã chọn đề tài “Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại Bưu điện tỉnh Thanh Hóa” làm đề tài khoá luận tốt nghiệp của mình nhằm tìm hiểu tình hình thực tế về công tác quản trị nhân lực tại Bưu điện tỉnh, từ đó đưa ra đề xuất với mong muốn hoàn thiện hơn nữa công tác quản trị nhân lực tại Bưu điện tỉnh Thanh Hóa.
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo khoá luận được kết cấu thành 03 chương:


    - Chương 1: Lý luận chung về công tác quản trị nhân lực.
    - Chương 2: Thực trạng công tác quản trị nhân lực tại Bưu điện tỉnh Thanh Hóa
    - Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại Bưu điện tỉnh Thanh Hóa.
    Mặc dù đã hết sức cố gắng nghiên cứu lý thuyết kết hợp với thực tế, song khoá luận cũng không tránh khỏi những khiếm khuyết. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp quý báu của các thầy, các cô để ngày càng trưởng thành hơn trong công việc của mình.
    Em xin chân thành cảm ơn sự dạy dỗ của các thầy cô giáo Khoa Quản trị Kinh doanh I trong suốt thời gian học tập của em tại Học viện Công nghệ BCVT, sự hướng dẫn tận tình của Thầy giáo TS. Trần Ngọc Minh trong quá trình em làm khoá luận tốt nghiệp. Đồng thời, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tạo điều kiện của Lãnh đạo và phòng Tổ chức Hành chính Bưu Điện tỉnh Thanh Hóa đã hướng dẫn, cung cấp tài liệu, số liệu để em hoàn thành khoá luận này.
    Em xin trân trọng cảm ơn !


    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 3
    DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ BẢNG BIỂU 4
    LỜI MỞ ĐẦU 5
    CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN LỰC 7
    1.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN TRỊ NHÂN LỰC 7
    1.1.1 Quản trị nhân lực trong doanh nghiệp. 7
    1.1.2. Mục tiêu của công tác quản trị nhân lực. 9
    1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản trị nhân lực. 9
    1.2. CÁC NỘI DUNG CHÍNH CỦA CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP 10
    1.2.1. Thiết kế và phân tích công việc. 10
    1.2.2. Lập kế hoạch nhân lực. 11
    1.2.3. Tuyển dụng nhân viên. 11
    1.2.4. Tổ chức sử dụng lao động trong doanh nghiệp. 12
    1.2.5. Định mức lao động. 13
    1.2.6. Đánh giá thành tích công việc. 14
    1.2.7. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. 15
    1.2.8. Lương bổng và đãi ngộ. 15
    1.2.9. Tương quan nhân sự. 17
    CHƯƠNG 2THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TẠI BƯU ĐIỆN TỈNH THANH HÓA 19
    2.1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ BƯU ĐIỆN THANH HÓA 19
    2.1.1 Quá trình phát triển của Bưu Điện tỉnh Thanh Hóa. 19
    2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Bưu điện Thanh Hóa. 20
    2.1.3 Một số kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu của BĐ Thanh Hóa. 28
    2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TẠI BƯU ĐIỆN TỈNH THANH HÓA 32
    2.2.1. Công tác xây dựng kế hoạch nhân lực. 32
    2.2.2. Công tác tuyển dụng lao động. 37
    2.2.3. Công tác tổ chức lao động. 39
    2.2.4. Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. 43
    2.2.5. Đánh giá thực hiện công việc của người lao động. 46
    2.2.6. Thực hiện chế độ trả lương và đãi ngộ lao động. 48
    2.3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TẠI BƯU ĐIỆN TỈNH THANH HÓA 51
    2.3.1. Những kết quả đạt được. 51
    2.3.2. Một số tồn tại và nguyên nhân. 55
    CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ. 61
    NHÂN LỰC TẠI BƯU ĐIỆN TỈNH THANH HÓA 61
    3.1. CĂN CỨ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP. 61
    3.1.1. Một số xu hướng đổi mới quản trị nhân lực ở nước ta hiện nay. 61
    3.1.2. Định hướng phát triển của Bưu điện tỉnh. 62
    3.1.2.3 Yêu cầu phát triển nguồn nhân lực. 63
    3.1.3. Căn cứ vào thực trạng công tác quản trị nhân lực tại Bưu điện tỉnh Thanh Hóa. 63
    3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TẠI BƯU ĐIỆN TỈNH THANH HÓA 64
    3.2.1. Tổ chức thực hiện phân tích công việc. 64
    3.2.2. Hoàn thiện công tác lập kế hoạch nhân lực. 68
    3.2.3. Hoàn thiện công tác tuyển dụng lao động. 70
    3.2.4. Hoàn thiện công tác đào tạo và bồi dưỡng phát triển nhân viên. 71
    3.2.5 Hoàn thiện việc đánh giá tình hình thực hiện công việc của người lao động. 72
    3.2.6. Đảm bảo các chế độ lương bổng, đãi ngộ với người lao động. 74
    3.2.7. Xây dựng chế độ thưởng, phạt phù hợp. 75
    3.2.8. Bảo đảm quan hệ nhân sự trong đơn vị 77
    3.2.9. Hoàn thiện việc bố trí nhân lực sau khi đào tạo. 78
    3.3 CÁC KIẾN NGHỊ. 80
    KẾT LUẬN 81
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 82
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...