Thạc Sĩ Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại tổng công ty khoáng sản và thương m

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 4/4/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU

    BẤT KỲ MỘT TỔ CHỨC, MỘT DOANH NGHIỆP NÀO ĐỀU CÓ NHỮNG MỤC TIÊU RIÊNG CÓ CỦA MÌNH. ĐỂ MỤC TIÊU ĐÓ CÓ THỂ THỰC HIỆN ĐƯỢC ĐÒI HỎI PHẢI CÓ SỰ LÃNH ĐẠO THỐNG NHẤT CỦA BỘ MÁY QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP NHẰM KẾ HOẠCH HOÁ, TỔ CHỨC, PHỐI HỢP, KIỂM TRA VÀ ĐIỀU CHỈNH VIỆC KẾT HỢP TỐI ƯU CÁC NGUỒN LỰC. QUẢN TRỊ NHÂN LỰC LÀ MỘT LĨNH VỰC ĐẶC BIỆT QUAN TRỌNG, GIÚP DOANH NGHIỆP ĐẠT ĐƯỢC MỤC TIÊU CỦA MÌNH, VÌ “ MỌI QUẢN TRỊ SUY CHO CÙNG CŨNG LÀ QUẢN TRỊ CON NGƯỜI”.
    ĐỂ ĐÁP ỨNG ĐƯỢC CHIẾN LƯỢC KINH DOANH TRONG THỜI GIAN TỚI VÀ KHẮC PHỤC NHỮNG TỒN TẠI CỦA BỘ MÁY QUẢN LÝ HIỆN HÀNH, VIỆC HOÀN THIỆN CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ LÀ TẤT YẾU KHÁCH QUAN VÀ LÀ NHU CẦU CẤP BÁCH. NHẬN THỨC ĐƯỢC TẦM QUAN TRỌNG CỦA CÔNG TÁC TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ, CŨNG NHƯ XUẤT PHÁT TỪ NHU CẦU THỰC TẾ, EM ĐÃ CHỌN ĐỀ TÀI ”MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI TỔNG CÔNG TY KHOÁNG SẢN VÀ THƯƠNG MẠI HÀ TĨNH”.
    Trong thời gian thực tập tại Tổng công ty khoáng sản và thương mại Hà Tĩnh, qua nghiên cứu tình hình nhân sự của Tổng công ty em thấy công tác này được Tổng công ty thực hiện tương đối tốt. Tuy nhiên do còn có một vài khó khăn cho nên Tổng công ty vẫn còn một số điểm hạn chế nhất định trong công tác này. Vì thế cho nên em đã mạnh dạn đưa ra một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty.
    Đề tài của em gồm 3 chương:
    -Chương 1: Lý luận chung về quản trị nguồn nhân lực.
    -Chương 2: Phân tích tình hình thực tế về công tác quản trị nguồn nhân lực tại Tổng công ty khoáng sản và thương mại Hà Tĩnh.
    -Chương 3: Một số biện pháp hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực
    tại Tổng công ty khoáng sản và thương mại Hà Tĩnh.
    Trong quá trình hoàn thành chuyên đề này em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Tiến sĩ Trần Đức Lộc và sự giúp đỡ nhiệt tình của các cán bộ công nhân viên phòng tổ chức – tiền lương của Tổng công ty khoáng sản và thương mại Hà Tĩnh.
    CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC
    1.1. KHÁI NIỆM VÀ CÁC CHỨC NĂNG CỦA QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC
    1.1.1. Khái niệm và tầm quan trọng của quản trị nguồn nhân lực trong doanh nghiệp
    1.1.1.1. Khái niệm quản trị nguồn nhân lực
    Nhân lực là một trong các nguồn lực quan trọng nhất, quyết định đến sự tồn tại và phát triển của bất kỳ một doanh nghiệp nào. Vì vậy quản trị nguồn nhân lực là một lĩnh vực đặc biệt quan trọng, luôn được các doanh nghiệp quan tâm hàng đầu.
    Có rất nhiều cách phát biểu khác nhau về quản trị nguồn nhân lực:
    Quản trị nguồn nhân lực là quá trình phân tích, đánh giá, hoạch định, quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực nhằm đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp.
    Còn có thể hiểu quản trị nguồn nhân lực là việc tuyển mộ, tuyển chọn, duy trì, phát triển, sử dụng, động viên và cung cấp tiện nghi cho nhân lực thông qua tổ chức của nó.
    Song dù ở giác độ nào thì quản trị nguồn nhân lực vẫn là các hoạt động của một tổ chức để thu hút, xây dựng, phát triển, sử dụng, đánh gía, bảo toàn và giữ gìn một lực lượng lao động phù hợp với yêu cầu công việc của tổ chức cả về mặt số lượng và chất lượng. Quản trị nguồn nhân lực là một hoạt động vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật vì quản trị nguồn nhân lực là một lĩnh vực gắn bó nhiều đến văn hoá tổ chức và chứa đựng nhiều giá trị nhân văn hơn bất cứ một lĩnh vực quản trị nào khác.
    1.1.1.2. Tầm quan trọng của quản trị nguồn nhân lực
    Mục tiêu cơ bản của bất kỳ tổ chức nào cũng là sử dụng một cách có hiệu quả nguồn nhân lực để đạt được mục tiêu của tổ chức đó, quản trị nguồn nhân lực nhằm củng cố và quy trì đầy đủ số lượng và chất lượng lao động cần thiết cho doanh nghiệp để đạt mục tiêu đề ra. Quản trị nguồn nhân lực giúp tìm kiếm và phát triển những hình thức, những phương pháp tốt nhất để người lao động có thể đóng góp nhiều sức lực cho việc đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp, đồng thời cũng tạo cơ hội để phát triển không ngừng chính bản thân người lao động.
    Không một hoạt động nào của doanh nghiệp mang lại hiệu quả nếu thiếu nhân lực, quản trị nguồn nhân lực là bộ phận cấu thành và không thể thiếu của quản trị kinh doanh. Quản trị nguồn nhân lực giúp cho các doanh nghiệp tồn tại và phát triển trên thị trường. Tầm quan trọng của quản trị nguồn nhân lực trong doanh nghiệp xuất phát từ vai trò quan trọng của con người. Con người là yếu tố cấu thành nên tổ chức doanh nghiệp, vận hành doanh nghiệp và quyết định sự thành bại của doanh nghiệp nên quản trị nguồn nhân lực là một lĩnh vự quan trọng của quản lý trong mọi tổ chức doanh nghiệp. Mặt khác quản lý các nguồn lực khác cũng sẽ không có hiệu quả nếu doanh nghiệp không quản lý tốt nguồn nhân lực vì suy đến cùng mọi hoat động quản lý đều thực hiện bởi con người.
    Quản trị nguồn nhân lực gắn liền với mọi tổ chức, bất kỳ một cơ quan tổ chức nào cũng cần phải có bộ phận nhân sự. Quản trị nguồn nhân lực là một thành tố quan trọng của chức năng quản trị, nó có gốc rễ và các nhánh trải rộng khắp nơi trong mọi tổ chức. Quản trị nguồn nhân lực hiện diện ở khắp các phòng ban, bất cứ cấp quản trị nào cũng có nhân viên dưới quyền vì thế đều phải có quản trị nhân lực. Cung cách quản trị nhân sự tạo ra bầu không khí văn hoá cho một doanh nghiệp . Đây cũng là một trong những yếu tố quyết định đến sự thành bại của một doanh nghiệp .
    1.1.2. Các chức năng cơ bản của quản trị nguồn nhân lực trong doanh nghiệp
    1.1.2.1. Chức năng thu hút nguồn nhân lực
    Chức năng này nhằm đảm bảo đủ số lượng nhân viên với trình độ, kỹ năng, phẩm chất phù hợp với công việc và bố trí họ vào đúng công việc để đạt được hiệu quả cao nhất.
    1.1.2.2. Chức năng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực
    Chức năng này nhằm nâng cao trình độ lành nghề, các kỹ năng, các nhận thức mới cho nhân viên. Đào tạo, phát triển hướng đến nâng cao các giá trị của tài sản nhân lực cho doanh nghiệp nhằm tăng khả năng cạnh tranh cũng như tăng khả năng thích ứng với môi trường đầy thay đổi.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...