Tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu thuế GTGT đối với hộ cá thể trên địa bàn Quận Ba Đì

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu thuế GTGT đối với hộ cá thể trên địa bàn Quận Ba Đình- Hà Nội

    MỤC LỤC
    MỤC LỤC 1
    LỜI NÓI ĐẦU 3
    Chương I . 5
    Hộ cá thể và quản lý thuế GTGT . 5
    đối với hộ cá thể 5
    I. Kinh tế cá thể và vị trí của kinh tế cá thể trong nền kinh tế quốc dân 5
    1. Vị trí của kinh tế cá thể trong nền kinh tế quốc dân 5
    2. Đặc điểm của kinh tế cá thể 6
    3. Vai trò của kinh tế cá thể trong nền kinh tế quốc dân . 7
    II. Quản lý thuế GTGT đối với hộ cá thể 7
    1. Sự cần thiết và ý nghĩa của việc quản lý thuế GTGT đối với hộ cá thể 7
    2. Nội dung quản lý thuế GTGT đối với hộ cá thể 9
    Chương II- Thực trạng công tác 17
    quản lý thu thuế GTGT đối với hộ cá thể 17
    trên địa bàn quận Ba Đình 17
    I. Đặc điểm kinh tế Cá thể và cơ cấu tổ chức bộ máy Chi cục Thuế quận Ba Đình 17
    1. Một số nét về đặc điểm kinh tế xã hội . 17
    2. Một số nét về đặc điểm kinh tế cá thể 18
    3. Cơ cấu tổ chức bộ máy thu thuế trên địa bàn quận Ba Đình 18
    II. Tình hình quản lý thu thuế GTGT đối với hộ cá thể trên địa bàn quận Ba Đình 19
    1. Quản lý đối tượng nộp thuế 19
    2. Quản lý căn cứ tính thuế 30
    3. Quản lý khâu thu nộp tiền thuế 38
    4. Công tác thanh tra, kiểm tra . 41
    1. Những thành tựu trong công tác quản lý thu thuế GTGT đối với hộ cá thể trên địa bàn quận Ba Đình 42
    2.Những tồn tại trong công tác quản lý thu thuế GTGT đối với hộ cá thể trên địa bàn quận Ba Đình . 44
    3. Nguyên nhân của những tồn tại trên 45
    công tác quản lý thu thuế GTGT đối với . 48
    hộ cá thể trên địa bàn quận Ba Đình . 48
    I quan điểm cơ bản của công tác quản lý thu thuế GTGT đối với hộ cá thể 49
    1. Thu đúng, thu đủ, thu kịp thời vào NSNN 49
    2. Đảm bảo sự bình đẳng về nghĩa vụ nộp thuế giữa các đối tượng nộp thuế 50
    3. Đảm bảo cho việc thực thi các chính sách pháp luật được nghiêm minh 50
    ii. Các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu thuế GTGT đối với hộ cá thể trên địa bàn quận Ba đình 51
    1. Quản lý đối tượng nộp thuế 51
    2. Quản lý căn cứ tính thuế 54
    3. Giải pháp hoàn thiện công tác thu nộp tiền thuế 59
    4. Tăng cường công tác thanh tra thuế . 61
    5. Đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền thuế . 62
    6. Một số biện pháp khác . 63
    III. Một số kiến nghị với Nhà Nước 65
    1. về chính sách pháp luật thuế 65
    2. về các chính sách pháp luật có liên quan . 66
    KẾT LUẬN 67
    Tài liệu tham khảo . 68






    LỜI NÓI ĐẦU

    Thuế đã, đang và sẽ là nguồn thu chủ yếu của NSNN. Nguồn thu từ thuế sẽ đáp ứng phần lớn các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước, giúp Nhà nước tạo thế chủ động về vốn để có thể thực hiện tốt các chức năng nhiệm vụ của mình.
    Nhận thức được tầm quan trọng của thuế, ngay từ những ngày đầu thành lập nước, Đảng và Nhà nước ta đã hết sức quan tâm đến công tác thuế. Qua nhiều lần bổ sung, sửa đổi, chính sách thuế ngày càng được hoàn thiện, phù hợp hơn với điều kiện kinh tế xã hội của đất nước và có xu thế hội nhập với nền kinh tế thế giới. Công cuộc cải cách thuế bước hai với nội dung chính là thay thế thuế doanh thu và thuế lợi tức bằng thuế giá trị gia tăng (GTGT) và thuế Thu nhập doanh nghiệp đã tạo nên những bước chuyển mới trong việc thực thi các chính sách thuế.
    Trong nền kinh tế thị trường thì kinh tế cá thể được xem là thành phần kinh tế phát triển mạnh mẽ và năng động nhất song nó cũng là thành phần kinh tế đa dạng và phức tạp nhất. Trong thời gian hơn hai năm triển khai áp dụng thuế GTGT đối với thành phần kinh tế này đã nảy sinh không Ýt những khó khăn, vướng mắc. Vậy thì làm thế nào để luật thuế GTGT thực sự đi vào cuộc sống, phát huy hết các vai trò, tác dụng và những ưu điểm nổi bật của nó.
    Xuất phát từ sự cần thiết khách quan đó, sau thời gian thực tập tại tổ Kế hoạch-Nghiệp vụ và lập bộ tính thuế Chi cục Thuế quận Ba Đình thành phố Hà nội, cùng với những kiến thức đã học được em đã lựa chọn nghiên cứu đề tài: Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu thuế GTGT đối với hộ cá thể trên địa bàn Quận Ba Đình- Hà Nội.
    Luận văn gồm 3 chương:
    Chương I: Hộ cá thể và quản lý thuế GTGT đối với hộ cá thể.
    Chương II: Thực trạng công tác quản lý thu thuế GTGT đối với hộ cá thể trên địa bàn quận Ba Đình thành phố Hà Nội.
    Chương III: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu thuế GTGT đối với hộ cá thể trên địa bàn quận Ba Đình thành phố Hà Nội.
    Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Tiến sĩ Nguyễn Thị Bất, và toàn thể các cô chú, anh chị tổ Kế hoạch- Nghiệp vụ và lập bộ tính thuế Chi cục Thuế quận Ba Đình thành phố Hà Nội đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và tạo điều kiện cho em hoàn thành việc nghiên cứu đề tài này.
    Hà Nội, tháng 5 năm 2001
    Sinh viên
    Nguyễn Thị Phương Thu



    CHƯƠNG IHỘ CÁ THỂ VÀ QUẢN LÝ THUẾ GTGTĐỐI VỚI HỘ CÁ THỂ
    I. Kinh tế cá thể và vị trí của kinh tế cá thể trong nền kinh tế quốc dân
    1. Vị trí của kinh tế cá thể trong nền kinh tế quốc dânSự tồn tại nhiều thành phần, nhiều hình thức sở hữu trong nền kinh tế thời kỳ quá độ là một tất yếu khách quan bởi vì nền kinh tế thời kỳ quá độ ở các nước đang và chậm phát triển là nền kinh tế có lực lượng sản xuất ở nhiều trình độ khác nhau. Phù hợp với các trình độ Êy là các hình thức sở hữu, tổ chức sản xuất và phân phối thích hợp. Bởi vậy thừa nhận sự tồn tại khách quan của nền kinh tế nhiều thành phần chính là để sử dụng, phát huy mọi tiềm năng, thế mạnh vào phát triển lực lượng sản xuất cho đất nước.
    Quan điểm đơn giản, nóng vội muốn xoá bỏ nhanh các thành phần kinh tế phi XHCN để xây dựng kinh tế XHCN thuần nhất với hai hình thức sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể khi lực lượng sản xuất còn kém phát triển và đang trong tình trạng có nhiều trình độ phát triển khác nhau là không phù hợp.
    Từ cơ sở lý luận đó Đại hội Đảng CSVN lần thứ VII đã khẳng định:
    ” thành phần kinh tế chủ yếu trong thời kỳ quá độ ở nước ta là kinh tế quốc doanh, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể, kinh tế tư bản tư nhân và kinh tế tư bản nhà nước”.
    Nh­ vậy kinh tế cá thể là một thành phần kinh tế độc lập trong nền kinh tế. Đảng và Nhà nước ta thừa nhận và tạo điều kiện, khuyến khích cho thành phần kinh tế này phát triển bình đẳng với các thành phần kinh tế khác.

    2. Đặc điểm của kinh tế cá thể Hé kinh doanh cá thể do một cá nhân hoặc hộ gia đình làm chủ, kinh doanh tại một địa điểm cố định, không thường xuyên thuê lao động, không có con dấu và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.
    Hé kinh doanh cá thể là chủ thể kinh doanh do một cá nhân hoặc hộ gia đình làm chủ, do vậy thành phần kinh tế cá thể có đặc điểm nổi bật đó là tính tư hữu về tư liệu sản xuất, người chủ kinh doanh tự quyết định từ việc tổ chức sản xuất kinh doanh đến tiêu thụ sản phẩm. Do vậy hoạt động của thành phần kinh tế này mang tính tự chủ cao, tự tìm kiếm nguồn lực: vốn, sức lao động, tự lo lựa chọn phương án sản xuất, tiêu thụ sản phẩm .
    Hầu hết các hộ cá thể có số vốn không nhiều quy mô sản xuất kinh doanh vừa và nhỏ nên rất linh hoạt và nhạy bén trong cạnh tranh.
    Phạm vi hoạt động của kinh tế cá thể tương đối rộng lớn, phát triển ở hầu hết các ngành nghề, từ thành thị đến nông thôn, từ miền ngược đến miền xuôi, không bị hạn chế bởi việc mở rộng quy mô kinh doanh. Nó có thể tồn tại độc lập hay tham gia các loại hình HTX, liên kết với các doanh nghiệp bằng nhiều hình thức.
    Ngoài ra, hé kinh doanh cá thể hoạt động kinh doanh một địa điểm cố định, không thường xuyên thuê lao động, không có con dấu. Đặc điểm này nhằm phân biệt hộ kinh doanh cá thể với doanh nghiệp tư nhân.
    Một đặc điểm nữa của hộ kinh doanh cá thể đó là chủ hộ kinh doanh cá thể phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản phát sinh trong hoạt động kinh doanh.
    Bên cạnh các đặc điểm mạnh như phát huy nhanh có hiệu quả tiền vốn, sức lao động, tay nghề, sản phẩm truyền thống thì thành phần này cũng có những điểm yếu như chạy theo lợi nhuận, kinh doanh trái phép, làm hàng giả, buôn lậu, trốn thuế, đầu cơ tích trữ, làm lũng đoạn thị trường .

    3. Vai trò của kinh tế cá thể trong nền kinh tế quốc dân Nếu như thành phần kinh tế quốc doanh đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân thì thành phần kinh tế cá thể cũng giữ vai trò hết sức quan trọng và chiếm một vị trí xứng đáng trong nền kinh tế quốc dân.
    Trong thời gian vừa qua thành phần kinh tế cá thể đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất hàng hoá, cung cấp dịch vụ, thực hiện quá trình phân phối, phục vụ tích cực cho sản xuất và đời sống. Khu vực kinh tế này không những chiếm một khối lượng sản phẩm tương đối trong tổng sản phẩm xã hội mà nguồn thu từ thành phần kinh tế này cũng chiếm một tỷ trọng tương đối trong tổng thu NSNN. Đồng thời sự hoạt động của thành phần kinh tế này cũng tạo ra một khối lượng lớn công ăn việc làm cho người lao động. Kinh tế cá thể đã tận dụng được lực lượng lao động dồi dào với đủ mọi trình độ, mọi lứa tuổi, ở khắp mọi nơi, tạo thu nhập và từng bước nâng cao đời sống cho các tầng lớp dân cư.
    Bên cạnh đó sự phát triển của kinh tế cá thể thúc đẩy sự vận hành của hệ thống bán lẻ hàng hoá, dịch vụ, góp phần đẩy nhanh vòng quay của vốn trong nền kinh tế.
    Hoạt động cuả khu vực kinh tế cá thể là hoạt động tồn tại khách quan do nhu cầu sản xuất và đời sống với ưu thế của nó thành phần kinh tế cá thể hỗ trợ những mặt mà kinh tế quốc doanh và các thành phần kinh tế khác chưa giải quyết được.
    II. Quản lý thuế GTGT đối với hộ cá thể1. Sự cần thiết và ý nghĩa của việc quản lý thuế GTGT đối với hộ cá thể Trong những năm gần đây thành phần kinh tế quốc doanh nói chung và thành phần kinh tế cá thể nói riêng đã và đang phát triển cả về quy mô và số lượng, khả năng thu nhập tăng nhanh do vậy việc tăng cường quản lý thuế đối với khu vực kinh tế này là hết sức cần thiết.
    Thuế GTGT với những ưu điểm nổi bật được ban hành thay thế cho thuế doanh thu được áp dụng thống nhất cho tất cả các thành phần kinh tế do vậy cũng được áp dụng đối với thành phần kinh tế cá thể. Việc quản lý thuế GTGT đối với thành phần kinh tế này có những ý nghĩa hết sức quan trọng.
    Như chóng ta đã biết, nền kinh tế nước ta mới chuyển sang nền kinh tế thị trường vận động theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Vì vậy, NSNN còn rất eo hẹp, các doanh nghiệp nước ta cả khối quốc doanh cũng như ngoài quốc doanh còn rất nhiều yếu kém ( như thiếu vốn, trang thiết bị lạc hậu, trình độ lao động thấp, tất cả những yếu tố đó dẫn đến các doanh nghiệp có sức cạnh tranh kém) làm tăng thêm mức độ khó khăn trong thời gian đầu áp dụng thuế GTGT. Bên cạnh đó, nền kinh tế nước ta đã và đang chịu những tác động, hậu quả trực tiếp của cuộc khủng hoảng Tài chính- tiền tệ trong khu vực. Chính vì vậy, càng quản lý được chặt chẽ về thuế sẽ đem lại số thu càng lớn cho NSNN.
    Việc áp dụng thuế GTGT đối với thành phần kinh tế này đã đem lại số thu không nhỏ cho NSNN. Theo số liệu của tổng cục thuế thì: năm 2000 tổng thu nộp vào NSNN là 72.000 tỷ đồng thì thuế đạt 66.240 tỷ đồng, trong đó thu từ thành phần kinh tế cá thể đạt 15.235 tỷ đồng ( chiếm 21,16% trong tổng thu ngân sách và chiếm 23% trong tổng thu thuế).
    Quý I năm 2001 tổng thu nộp vào NSNN là 18.500 tỷ đồng, thì thuế đạt 17.393 tỷ đồng, trong đó thu từ thành phần kinh tế cá thể đạt 4.070 tỷ đồng ( chiếm 22% trong tổng thu ngân sách và chiếm 23,4% trong tổng thu thuế ).
    Như vậy số thuế thu được từ thành phần kinh tế cá thể có xu hướng tăng lên trong thu NSNN và tổng thu thuế.
    Mặt khác đảm bảo công bằng xã hội là một yêu cầu đặt ra đối với chính sách thuế. Tăng cường quản lý thuế GTGT đối với thành phần kinh tế cá thể chính là biện pháp để đảm bảo công bằng xã hội tạo sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, các khu vực kinh tế, các đối tượng kinh tế từ đó giảm thiểu hiện tượng trốn lậu thuế, tạo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các thành phần kinh tế.
    Hơn nữa thông qua việc quản lý thuế GTGT đối với thành phần kinh tế cá thể sẽ tạo điều kiện cho Nhà nước thực hiện việc quản lý vĩ mô nền kinh tế thông qua việc:
    + Kiểm tra, kiểm soát các ngành nghề, mặt hàng kinh doanh từ đó giúp các cơ quan quản lý kinh tế có định hướng phát triển ngành nghề phù hợp.
    + Nắm được mức độ tiêu dùng, cơ cấu tiêu dùng từ đó giúp Nhà nước có cơ sở định hướng tiêu dùng trong dân cư phù hợp với từng thời kỳ phát triển kinh tế.
    Như vậy rõ ràng việc quản lý thuế GTGT đối với khu vực kinh tế cá thể có ý nghĩa rất to lớn. Tuy nhiên để làm tốt công tác này không phải là một việc dễ dàng vì khi áp dụng thuế GTGT đòi hỏi phải thay đổi thói quen tuỳ tiện trong việc sử dụng hoá đơn, chứng từ, ghi chép sổ sách kế toán mà thay đổi thói quen bao giờ cũng hết sức khó khăn.
    Thuế GTGT chỉ đánh trên phần giá trị tăng thêm nên để đảm bảo mức động viên ngang bằng so với thuế doanh thu thì thuế suất thuế GTGT phải cao. Điều này dễ gây tâm lý cho rằng Nhà nước tăng thuế là dẫn đến phải làm tăng giá.
    Đồng thời thành phần kinh tế cá thể chủ yếu là những hộ có quy mô vừa và nhỏ, hoạt động phân tán nên rất khó khăn cho công tác quản lý.
    Vì vậy tăng cường công tác quản lý thuế GTGT đối với thành phần kinh tế này là hết sức cần thiết và cấp bách.
    2. Nội dung quản lý thuế GTGT đối với hộ cá thể2.1.Công tác quản lý đăng ký thuế2.1.1. Quản lý địa bàn
    Đội thuế phối hợp với chính quyền phường, chợ điều tra nắm số hộ sản xuất kinh doanh trên địa bàn. Nắm chắc diễn biến hoạt động của các hộ như mới ra, nghỉ kinh doanh, di chuyển địa điểm kinh doanh, . Đội thuế cấp phát tờ khai đăng ký thuế và hướng dẫn kê khai đăng ký thuế cho các hộ mới ra kinh doanh.
    2.1.2. Cấp mã số thuế và gửi giấy chứng nhận đăng ký thuế
    Đội thuế nhận tờ khai đăng ký thuế của các đối tượng nộp thuế. Kiểm tra các chỉ tiêu kê khai và trực tiếp liên hệ với đối tượng nộp thuế chỉnh sửa tờ khai đăng ký thuế nếu có lỗi. Qua kiểm tra tê khai đăng ký thuế, nếu phát hiện đối tượng nộp thuế chưa có Giấy phép đăng ký kinh doanh thì phải có biện pháp nhắc nhở hoặc phối hợp với các cơ quan liên quan xử lý phạt hành chính.
    Đối với các đối tượng nộp thuế mới ra kinh doanh lần đầu thì các đội thuế lập bảng kê tờ khai theo mẫu số 01/NQĐ và tập trung tê khai chuyển tổ Kế hoạch- Nghiệp vụ soát xét lại trước khi gửi về Cục thuế để cấp mã số thuế. Đối với các tờ khai đăng ký nộp thuế đã có mã số thuế thì tổ Kế hoạch- Nghiệp vụ ghi bổ sung sổ danh bạ để đưa vào danh sách lập bộ thuế.
    Tổ Kế hoạch- Nghiệp vụ Chi cục Thuế nhận Giấy chứng nhận đăng ký thuế, các tờ khai đăng ký thuế và bản danh sách đối tượng nộp thuế được cấp mã số thuế của Chi cục từ Cục Thuế gửi về, tổ Kế hoạch- Nghiệp vụ lập sổ danh bạ thuế theo mẫu quy định của ngành. Sổ này luôn được cập nhật khi nhận được danh sách mã số thuế từ Cục thuế và thông báo hộ nghỉ, bỏ kinh doanh từ các đội thuế. Tổ Kế hoạch- Nghiệp vụ tổ chức lưu giữ các tờ khai đăng ký thuế của các đối tượng nộp thuế theo từng địa bàn và đội thuế. Đăng ký thuế lưu theo thời gian hoạt động của đối tượng nộp thuế, chỉ huỷ sau khi đối tượng nộp thuế nghỉ kinh doanh trên 5 năm.
    Tổ Kế hoạch- Nghiệp vụ chuyển các Giấy chứng nhận đăng ký thuế cùng bảng kê danh sách các đối tượng được cấp mã số thuế cho các đội thuế.
    Các đội thuế sau khi nhận Giấy chứng nhận đăng ký thuế và lập sổ theo dõi việc phát Giấy chứng nhận đăng ký thuế theo mẫu số 02/NQĐ. Sau đó, thực hiện phát giấy chứng nhận đăng ký thuế cho đối tượng nộp thuế. Khi phát Giấy chứng nhận đăng ký thuế, cán bộ đội thuế hướng dẫn đối tượng nộp thuế các thủ tục nộp thuế và việc sử dụng mã số thuế.
    2.2. Điều tra và duyệt doanh sè Ên định2.2.1. Phân loại đối tượng nộp thuế
    Qua công tác nắm địa bàn hoạt động sản xuất kinh doanh và các thông tin kê khai đăng ký thuế của các đối tượng nộp thuế, các đội thuế tiến hành sắp xếp phân loại các hộ kinh doanh theo ngành nghề kinh doanh, mặt hàng kinh doanh, quy mô kinh doanh và theo phương pháp tính thuế ( kê khai hay Ên định thuế).
    Thời hạn ổn định thuế cho các hộ nộp thuế theo phương pháp Ên định thuế được quy định thống nhất vào các tháng 6 và 12 của năm. Các hộ kinh doanh lớn ( có môn bài bậc 1,2 ) sẽ ổn định thuế 6 tháng, hộ kinh doanh vừa và nhỏ sẽ ổn định thuế 1 năm. Các hộ mới phát sinh kinh doanh trong tháng khác tháng 6 và tháng 12 thì sẽ được tính thời hạn ổn định thuế lần đầu bằng số tháng tính từ tháng bắt đầu kinh doanh đến tháng 6 hoặc tháng 12 kề cận. Các thời hạn ổn định tiếp theo sẽ là 6 tháng hoặc 1 năm tuỳ theo quy mô kinh doanh. Ví dụ:
    Một hộ bắt đầu ra kinh doanh và nộp thuế vào tháng 2 thì thời hạn ổn định thuế lần đầu là từ tháng 2 đến tháng 6. Các thời hạn ổn định sau đó là từ tháng 7 đến tháng 12 hoặc từ tháng 7 đến tháng 6 sang năm. Một hộ khác bắt đầu ra kinh doanh và nộp thuế vào tháng 9 thì thời hạn ổn định thuế lần đầu là từ tháng 9 đến tháng 12. Thời hạn ổn định tiếp theo sẽ là từ tháng 1 đến tháng 6 hoặc từ tháng 1 đến tháng 12 của năm sau.
    Đội thuế hướng dẫn các thủ tục kê khai thuế cho các hộ mới ra kinh doanh nộp thuế theo phương pháp Ên định thuế và các hộ kinh doanh sắp hết hạn ổn định thuế.
    2.2.2. Điều tra và duyệt doanh sè Ên định
    Trước tháng 6 và tháng12, đội thuế chọn mỗi ngành nghề, mỗi loại hộ ( theo bậc môn bài ) một số hộ điển hình, trực tiếp điều tra hoặc phối hợp với Hội đồng tư vấn thuế phường, chợ tổ chức điều tra xác định doanh số điển hình làm căn cứ tham khảo khi xác định doanh sè chung của các hộ. Hàng tháng, đội thuế tổ chức điều tra tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh cuả các hộ mới ra kinh doanh. Đầu tháng 6 và đầu tháng 12, tổ Kế hoạch- Nghiệp vụ cung cấp danh sách các hộ tháng sau sẽ hết hạn ổn định thuế để các đội thuế tiến hành điều tra lại doanh số của các hộ này và dự kiến thời hạn ổn định thuế tiếp theo. Sau khi điều tra, đội thuế lập danh sách dự kiến và dự kiến mức doanh sè Ên định của từng hộ. Việc điều tra doanh số của các hộ có sự tham gia của tổ kiểm tra hoặc tổ Kế hoạch- Ngiệp vụ ( không để một cán bộ thuế làm ).
    Sau khi kiểm tra, đội thuế lập danh sách các hộ và mức doanh sè Ên định dự kiến để thực hiện công khai hoá mức doanh số dự kiến và chuyển cho Hội đồng tư vấn thuế xem xét trước ngày 15 của tháng.
    Đội thuế thực hiện niêm yết danh sách dự kiến doanh sè Ên định của các hộ mới ra kinh doanh và các hộ phải điều chỉnh doanh sè khi hết hạn ổn định thuế tại trụ sở UBND phường và các tổ ngành hàng. Tiến hành thu thập ý kiến đóng góp và thắc mắc của các hộ kinh doanh để phân tích và xem xét lại mức doanh số dự kiến Ên định của từng hộ. Nếu cần thiết có thể tiến hành điều tra lại để đảm bảo mức doanh sè Ên định sát với thực tế kinh doanh.
    Hội đồng tư vấn thuế phường, chợ tham gia ý kiến về danh sách dự kiến mức doanh thu Ên định của hộ mới ra kinh doanh và điều chỉnh doanh số các hộ sắp hết thời gian ổn định thuế. Đội thuế có trách nhiệm giải thích cơ sở của việc điều tra xác định doanh số và giải thích các mức doanh số dự kiến của từng ngành hàng, từng hộ. Sau khi thảo luận, nếu thống nhất mức doanh thu Ên định cho từng hộ thì đội thuế chuyển kết quả dự kiến doanh sè Ên định về Chi cục Thuế để làm căn cứ tính thuế. Những trường hợp không thống nhất được, đội thuế tập hợp để báo cáo lãnh đạo Chi cục Thuế quyết định.
    Sau khi Hội đồng tư vấn thuế xem xét và tham gia ý kiến về mức doanh số dự kiến Ên định cho các hộ mới phát sinh và hết hạn ổn định thuế, tổ Kế hoạch- Ngiệp vụ tập hợp, kiểm tra lại kết quả Ên định. Nội dung kiểm tra gồm:
    - Việc xác định doanh số thuế được thực hiện đúng quy trình.
    - Cân đối doanh số với các địa bàn khác.
    - Phù hợp với các chỉ tiêu thu được giao.
    Trong quá trình kiểm tra, tổ Kế hoạch- Nghiệp vụ trao đổi lại với các đội thuế hoặc phối hợp với tổ kiểm tra Chi cục điều tra lại doanh số dự kiến cho hợp lý hơn và cân đối giữa các địa bàn quản lý hoặc theo yêu cầu chỉ đạo của lãnh đạo Chi cục. Kết quả điều chỉnh mức dự kiến doanh số này sẽ được tổ Kế hoạch- Nghiệp vụ sử dụng để làm căn cứ tính thuế và lập sổ bộ thuế.
    2.3. Phương pháp tính thuế GTGT áp dụng cho các hộ kinh doanh cá thể Đặc điểm các hộ kinh doanh hoạt động cá thể là hoạt động sản xuất kinh doanh với quy mô nhỏ, chủ yếu là sản xuất tiểu thủ công nghiệp, buôn bán, dịch vụ nhỏ phục vụ những nhu cầu thiết yếu cho đời sống sinh hoạt hàng ngày của đại bộ phận tầng lớp nhân dân lao động có thu nhập không cao nên doanh sè thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh này thường nhỏ, hơn nữa quy trình sản xuất kinh doanh đơn giản, yêu cầu quản lý không cần chi tiết nên không nhất thiết phải thực hiện đầy đủ chế độ kế toán thống kê và mỗi hộ thường tự có một cách ghi chép riêng miễn sao thể hiện được doanh sè mua vào, bán ra.
    Thuế GTGT cơ sở kinh doanh phải nộp được tính theo mét trong hai phương pháp: Phương pháp khấu trừ thuế và phương pháp tính trực tiếp trên GTGT. Trường hợp cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế có hoạt động kinh doanh mua, bán vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ thì cơ sở phải hạch toán riêng hoạt động kinh doanh này để tính thuế trực tiếp trên GTGT.
    2.3.1.Phương pháp khấu trừ thuế
    Áp dông cho các hộ có thực hiện chế độ ghi sổ kế toán có cơ sở tương đối tin cậy và quản lý được doanh sè mua vào, bán ra. Các hộ này đã thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định của luật thuế GTGT.
    Theo phương pháp này thì:

    [​IMG]



    Trong đó:



    Thuế GTGT đầu vào là số thuế GTGT ghi trên hoá đơn GTGT khi mua hàng hoá, dịch vụ hay chứng từ nộp thuế GTGT của hàng nhập khẩu hoặc số thuế GTGT được khấu trừ khống từ 3%-5% đối với một số trường hợp luật thuế quy định khi mua vật tư, hàng hoá, dịch vụ của người sản xuất trực tiếp bán ra không có hoá đơn chứng từ hợp lệ mà chỉ có bảng kê vật tư, hàng hoá, dịch vụ mua vào hay hoá đơn thông thường.
    Phương pháp này có ưu điểm là số thuế GTGT mà hộ kinh doanh phải nộp đã được tính toán một cách chính xác, tránh được hiện tượng đánh trùng thuế, đảm bảo công bằng cho các hộ kinh doanh vì số thuế này được tính toán dựa trên doanh sè mua vào và bán ra thực tế của hộ kinh doanh. Ngoài ra, hé kinh doanh còn được xem xét hoàn thuế theo luật định trong các trường hợp như cơ sở kinh doanh mới thành lập, hoặc có hàng xuất khẩu hoặc trong 3 tháng liên tục trở lên có luỹ kế số thuế đầu vào được khấu trừ lớn hơn số thuế đầu ra. Số thuế được hoàn là số thuế đầu vào chưa được khấu trừ hết của thời gian xin hoàn thuế.
    Bên cạnh đó phương pháp còn có nhược điểm đó là đối tượng nộp thuế ở đây là các hộ cá thể có quy mô kinh doanh vừa và nhỏ nên việc xác định doanh sè mua vào và bán ra chính xác là một điều không đơn giản. Vì vậy lại phải phân chia các hé ra làm nhiều loại và áp dụng các phương pháp tính thuế khác nhau. Nên chăng nên áp dụng chung một phương pháp là phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng cho các hộ cá thể.
    2.3.2.Phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng
    - Đối với các hộ có thể theo dõi được chính xác cả doanh sè mua vào và bán ra song chưa có điều kiện thực hiện hoá đơn, chứng từ theo quy định của luật thuế GTGT. Theo phương pháp này thì:

    [TABLE=align: left]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD][​IMG][/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
     
Đang tải...