Tiến Sĩ Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại bệnh viện đa khoa thị xã Phú Thọ

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 11/11/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    1
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Để hướng tới một nền y học hiện đại, sự phát triển về khoa học luôn song
    hành với sự phát triển về kinh tế, do vậy cần thay đổi nhận thức có một cái nhìn sát
    thực với thực tế khách quan, nhất là trong thời đại kinh tế thị trường định hướng xã
    hội như Việt Nam hiện nay. Trong thời gian dài trước đây chúng ta quan niệm y tế,
    giáo dục là các lĩnh vực “phi sản xuất vật chất”, có nghĩa đối lập với lĩnh vực sản
    xuất vật chất như nông nghiệp, công nghiệp. Chính quan điểm sai lầm này đã kéo
    theo sự đầu tư thấp, vì xem như đầu tư vào các lĩnh vực này là tiêu tốn nguồn lực
    của Nhà nước mà không sáng tạo ra giá trị của cải vật chất và giá trị sử dụng. Các
    bệnh viện, cơ sở y tế chỉ đơn thuần là cơ quan hành chính sự nghiệp thu đủ, chi đủ.
    Ngày nay, đất nước ta đã chuyển sang kinh tế thị trường định hướng xã hội
    chủ nghĩa, chúng ta đã có những thay đổi căn bản trong nhận thức, quan điểm về
    ngành y tế. Ngành y tế được coi là một ngành trong hệ thống kinh tế quốc dân và
    thuộc nhóm ngành dịch vụ phục vụ các nhu cầu có tính chất phúc lợi xã hội. Nói
    cách khác, ngành y tế có đóng góp vào GDP của đất nước. Đầu tư cho y tế không
    phải là tiêu phí mà là đầu tư cơ bản, đầu tư cho phát triển, đầu tư cho con người
    nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Theo quan điểm mới, bệnh
    viện là một đơn vị kinh tế dịch vụ, phục vụ. Coi người bệnh như khách hàng cần
    phải chăm sóc theo một chế độ đặc biệt, khác với các đơn vị kinh doanh dịch vụ,
    bởi hoạt động cung cấp dịch vụ của bệnh viện không đặt mục tiêu lợi nhuận làm
    mục tiêu quan trọng nhất. Đơn vị kinh tế dịch vụ thông qua các hoạt động dịch vụ
    của mình để có thu nhập và tích cực hoạt động không vì doanh lợi. Nhưng không vì
    vậy mà lơ là bỏ quên việc quản lý tài chính, mà ngày càng cần thiết phải đổi mới và
    phát triển, dần từng bước hoàn thiện trong công tác quản lý tài chính bệnh viện, để
    đầu tư trang thiết bị cũng như trang bị kiến thức về khoa học kỹ thuật cho con
    người, nhằm đem lại dịch vụ tốt nhất cho người bệnh.
    Xuất phát từ quan niệm mới đó, Đảng và Nhà nước ta đã có những thay đổi
    căn bản trong cơ chế quản lý tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp có thu trong
    chương trình nghị sự cải cách tài chính công. Đó là:
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    2
    Thứ nhất: Thay cho việc cấp kinh phí theo số lượng biên chế như hiện nay
    bằng việc tính toán kinh phí căn cứ vào kết quả và chất lượng hoạt động, hướng vào
    kiểm soát đầu ra, chất lượng chi tiêu theo mục tiêu cho đơn giản hơn, tăng quyền
    chủ động cho đơn vị sử dụng ngân sách.
    Thứ hai: Xoá bỏ cơ chế cấp phát theo kiểu “Xin- Cho”, thực hiện chế độ tự
    chủ tài chính cho các đơn vị sự nghiệp trên cơ sở xác định nhiệm vụ phải thực hiện,
    mức hỗ trợ tài chính từ ngân sách và phần còn lại do đơn vị tự trang trải.
    Thứ ba: Khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước phát triển trong
    các lĩnh vực giáo dục, y tế. Khuyến khích liên doanh và đầu tư trực tiếp của nước
    ngoài vào lĩnh vực này.
    Trong những năm gần đây Chính phủ đã tiến hành triển khai chế độ tự chủ
    tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp có thu trong đó có hệ thống bệnh viện công,
    đánh dấu bước ngoặt này là sự ra đời của Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày
    16/01/2002 của Chính Phủ quy qđịnh chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp
    có thu. Sau đó là Thông tư số 25/2002/TT-BTC ngày 21/03/2002 của Bộ Tài chính
    hướng dẫn thực hiện Nghị định 10. Ngày 25/04/2006 Chính Phủ ra Nghị định số
    43/2006/NĐ-CP quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ,
    tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với sự nghiệp công lập thay thế Nghị định
    10 trước đây. Trước năm tài chính 2003, áp dụng chế độ kế toán hành chính sự
    nghiệp theo Quyết định số 999-TC/QĐ/CĐKT ngày 02/11/1996 của Bộ Tài chính.
    Sau đó Bộ Tài chính ban hành Thông tư 121/2002/TT-BTC ngày 31/12/2002 hướng
    dẫn bổ sung chế độ kế toán hành chính sự nghiệp áp dụng cho các đơn vị sự nghiệp
    có thu từ năm tài chính 2003.
    Ngày 30/03/2006 Bộ trưởng Bộ Tài chính ra quyết định số 19 về việc ban
    hành Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp thay thế quyết định số 999-
    TC/QĐ/CDKT ngày 2/11/1996. Đến ngày 15/11/2010 Bộ Tài chính ra Thông tư số
    185/2010/TT-BTC hướng dẫn sửa đổi, bổ sung chế độ kế toán hành chính sự nghiệp
    ban hành kèm theo Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006. Trước đây,
    quy định quyền tự chủ về tài chính đối với đơn vị sự nghiệp có thu, mở rộng quyền
    cho các đơn vị này trong quản lý nguồn thu và tự chủ hơn trong việc phân bổ các
    khoản mục chi.
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    3
    Thực tế trên đòi hỏi quản lý tài chính trong bệnh viện, vừa phải đảm bảo các
    mục tiêu tài chính, vừa đảm bảo tính hiệu quả, công bằng trong chăm sóc sức khoẻ.
    Quản lý tài chính bệnh viện trở thành chìa khoá quyết định sự thành công hay thất
    bại trong việc quản lý bệnh viện, quyết định sự tụt hậu cũng như phát triển của bệnh
    viện. Bệnh viện Đa khoa Thị xã Phú Thọ là bệnh viện đa khoa hạng II, việc hạch
    toán và quản lý nguồn tài chính là hết sức cần thiết và cấp bách, cần có những đổi
    mới cụ thể, tức thời để hoàn thiện đáp ứng nhu cầu trong thời kỳ mới.
    Một số năm gần đây để đáp ứng nhu cầu của nhân dân trong vùng cũng như
    quán triệt tốt chủ trương của Nhà nước về giao quyền tự chủ vể tài chính, Bệnh viện
    đã nỗ lực không ngừng đầu tư về con người cũng như về trang thiết bị y tế để phục
    jvụ người bệnh đồng thời cũng là giải pháp để tăng thu nhằm một phần tự trang trải
    chi phí giảm bớt gánh nặng cho Ngân sách Nhà nước.
    Để có thể hoàn thành tốt chức năng của mình cũng như giảm bớt được gánh
    nặng chi phí cho Ngân sách Nhà nước thì hoạt động quản lý tài chính của Bệnh viện
    là vấn đề hết sức quan trọng mà các nhà quản lý Bệnh viện cần quan tâm.
    Đề tài “Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Bệnh
    viện Đa khoa Thị xã Phú Thọ” được lựa chọn nghiên cứu nhằm tìm ra hướng thực
    hiện hữu hiệu hoạt động tài chính tại Bệnh viện đa khoa Thị xã Phú Thọ đáp ứng
    yêu cầu của thực tiễn hiện nay.
    2. Mục tiêu nghiên cứu
    2.1. Mục tiêu chung
    Trên cơ sở làm rõ những lý luận cơ bản, đánh giá đúng thực trạng công tác
    quản lý tài chính tại Bệnh viện đa khoa thị xã Phú Thọ; trên cơ sở phân tích những
    hạn chế và nguyên nhân trong công tác quản lý tài chính từ đó đề xuất những biện
    pháp chủ yếu hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Bệnh viện đa khoa thị xã Phú
    Thọ, góp phần thúc đẩy phát triển ngành y tế trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
    2.2. Mục tiêu cụ thể
    * Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác quản lý tài
    chính của Bệnh viện nói chung.
    * Đưa ra bức tranh toàn cảnh thực trạng về tình hình khai thác và sử dụng
    các nguồn tài chính tại Bệnh viện đa khoa thị xã Phú Thọ.
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    4
    * Chỉ ra ưu điểm, nhược điểm, những khó khăn cũng như thuận lợi trong
    công tác quản lý tài chính tại Bệnh viện đa khoa thị xã Phú Thọ.
    * Đề xuất một số giải pháp theo hướng vừa đảm bảo mục tiêu tài chính vừa đảm
    bảo mục tiêu kinh tế - xã hội của bệnh viện, tăng vốn chính đáng và chi hữu hiệu nhằm
    hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Bệnh viện đa khoa thị xã Phú Thọ trong cơ chế
    tài chính mới.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    3.1. Đối tượng nghiên cứu là
    Công tác quản lý tài chính ở Bệnh viện đa khoa thị xã Phú Thọ.
    3.2. Phạm vi nghiên cứu
    + Về không gian: Nghiên cứu trong phạm vi Bệnh viện đa khoa thị xã Phú Thọ
    + Về Thời gian: Tài liệu tổng quan được thu thập trong khoảng thời gian từ
    năm 2009 đến năm 2013.
    + Về nội dung nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu những vấn đề về quản lý
    tài chính ở Bệnh viện đa khoa thị xã Phú Thọ
    4. Đóng góp mới của luận văn
    Đề tài luận văn có đóng góp một số điểm mới sau:
    - Nghiên cứu có tính hệ thống đối với vấn đề quản lý tài chính Bệnh viện,
    đặc biệt là quản lý tài chính tại Bệnh viện đa khoa thị xã Phú Thọ.
    - Qua việc phân tích trực trạng quản lý tài chính tại Bệnh viện đa khoa thị xã
    Phú Thọ, đề tài sẽ đưa ra một số nhận định mới về những kết quả đạt được cũng như
    những ưu điểm và hạn chế trong công tác quản lý tài chính Bệnh viện. Từ đó đề tài sẽ
    chỉ rõ nguyên nhân những hạn chế và yếu kém trong quản lý tài chính tại Bệnh viện
    đa khoa thị xã Phú Thọ.
    - Đề xuất và kiến một số giải pháp với các cơ quan chức năng góp phần bổ
    sung sửa đổi chính sách chế độ, chế tài nhằm quản lý tài chính Bệnh viện tốt hơn
    trong giai đoạn tới.
    - Kết quả của đề tài nghiên cứu có thể áp dụng vào thực tiễn vì vấn đề quản lý tài
    chính tại Bệnh viện đa khoa thị xã Phú Thọ trong giai đoạn hiện nay còn tồn tại khá
    nhiều bất cập.
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    5
    5. Kết cấu luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của
    luận văn gồm 04 chương:
    Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý tài chính bệnh viện.
    Chương 2: Phương pháp nghiên cứu.
    Chương 3: Thực trạng quản lý tài chính ở Bệnh viện đa khoa thị xã Phú Thọ
    trong những năm gần đây.
    Chương 4: Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Bệnh
    viện đa khoa thị xã Phú Thọ 2014-2020.



    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    iii
    MỤC LỤC
    LỜI CAM ĐOAN . i
    LỜI CẢM ƠN . ii
    MỤC LỤC . iii
    DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT . vi
    DANH MỤC BẢNG . vii
    MỞ ĐẦU 1
    1. Tính cấp thiết của đề tài . 1
    2. Mục tiêu nghiên cứu . 3
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
    4. Đóng góp mới của luận văn 4
    5. Kết cấu luận văn . 5
    Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ TÀI CHÍNH BỆNH VIỆN 6
    1.1. Khái niệm, vai trò và mục tiêu quản lý tài chính Bệnh viện . 6
    1.2. Nội dung quản lý tài chính bệnh viện . 7
    1.2.1. Lập dự toán thu chi 8
    1.2.2. Thực hiện dự toán 13
    1.2.3. Quyết toán . 15
    1.2.4. Thanh tra, kiểm tra, đánh giá 15
    1.3. Những nhân tố cơ bản tác động đến công tác quản lý tài chính bệnh viện . 17
    1.3.1. Nhân tố bên ngoài 17
    1.3.2. Nhân tố bên trong . 20
    1.4. Những đổi mới trong cơ chế quản lý tài chính bệnh viện của nước ta 21
    1.5. Kinh nghiệm của một số nước trong quản lý tài chính bệnh viện 27
    1.5.1. Hệ thống bệnh viện công lập thuộc các nước Đông Âu 27
    1.5.2. Mô hình bệnh viện công của Trung Quốc . 28
    1.5.3. Hệ thống bệnh viện của Mỹ 29
    Kết luận chương 1 31
    Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32
    2.1. Các câu hỏi đặt ra mà đề tài cần giải quyết . 32
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    iv
    2.2. Phương pháp nghiên cứu 32
    2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 32
    2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu 32
    2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu . 32
    2.2.4. Phương pháp phân tích và tổng hợp thông tin 33
    2.2.5. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu . 33
    Chương 3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI BỆNH VIỆN
    ĐA KHOA THỊ XÃ PHÚ THỌ . 34
    3.1. Khái quát về Bệnh viện đa khoa thị xã Phú Thọ 34
    3.1.1. Chức năng, nhiệm vụ Bệnh viện Đa khoa thị xã Phú Thọ . 34
    3.1.2. Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ chức năng các khoa, phòng 35
    3.2. Đánh giá kết quả công tác tài chính của Bệnh viện đa khoa thị xã Phú Thọ 41
    3.2.1. Đặc điểm quản lý tài chính bệnh viện 41
    3.2.2. Thực trạng công tác quản lý tài chính ở Bệnh viện đa khoa Thị xã Phú Thọ
    tỉnh Phú Thọ 42
    3.2.3. Thực trạng sử dụng các nguồn tài chính của Bệnh viện đa khoa Thị xã
    Phú Thọ 47
    3.2.4. Đánh giá việc khai thác và sử dụng nguồn tài chính tại Bệnh viện Thị xã Phú Thọ 50
    3.3. Đánh giá công tác tổ chức quản lý tài chính tại Bệnh viện đa khoa thị xã
    Phú Thọ 58
    3.3.1. Công tác lập kế hoạch tài chính 59
    3.3.2. Tổ chức thực hiện kế hoạch tài chính 63
    3.3.3. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch tài chính 70
    3.3.4. Đánh giá thực trạng quản lý tài chính tại Bệnh viện đa khoa Thị xã Phú Thọ 71
    Kết luận chương 3 76
    Chương 4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI
    CHÍNH TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THỊ XÃ PHÚ THỌ . 77
    4.1. Định hướng phát triển Bệnh viện đa khoa thị xã Phú Thọ 77
    4.1.1. Định hướng phát triển chung ngành y tế . 77
    4.1.2. Định hướng phát triển Bệnh viện Đa khoa Thị xã Phú Thọ 78
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    v
    4.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính tại Bệnh viện đa khoa thị xã Phú Thọ . 81
    4.2.1. Thúc đẩy, tăng nguồn thu của bệnh viện . 81
    4.2.2. Giải pháp sử dụng nguồn tài chính của Bệnh viện đa khoa thị xã Phú Thọ 87
    4.3. Một số kiến nghị 90
    KẾT LUẬN . 93
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 96
     
Đang tải...