Chuyên Đề Một số giải pháp hoàn thiện công tác đền bù giải phóng mặt bằng trên địa bàn Huyện Gia Lâm, Hà Nội

Thảo luận trong 'Kiến Trúc - Xây Dựng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài
    Một số giải pháp hoàn thiện công tác đền bù giải phóng mặt bằng trên địa bàn Huyện Gia Lâm, Hà Nội



    LỜI MỞ ĐẦU

    I. Tính cấp thiết của đề tài
    Đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đô thị hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức, Hà Nội đã và đang thực hiện thành công rất nhiều dự án xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng đô thị. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện lại nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp, khó khăn. Một trong những vấn đề nan giải mang tính cấp bách mà xã hội cần có sự quan tâm là vấn đề giải phóng mặt bằng. Giải phóng mặt bằng là một trong những vấn đề phức tạp, thậm chí nóng bỏng, bởi nó không chỉ liên quan đến phát triển kinh tế mà còn liên quan đến ổn định chính trị, giữ vững an ninh, bảo đảm trật tự an toàn xã hội. Xung quanh vấn đề GPMB thường xuyên diễn ra những trở ngại ảnh hưởng lớn đến tiến độ của dự án, gây lãng phí về tài chính và đất đai; vì vậy hoàn thiện chính sách, cơ chế đền bù giải phóng mặt bằng là công việc mà các nhà quản lý đô thị cần làm một cách thường xuyên.

    II. Phạm vi nghiên cứu
    Huyện Gia Lâm là khu vực cửa ngõ, khu vực phát triển đô thị ở phía Đông của Thủ đô Hà Nội nơi tập trung các công trình đầu mối giao thông và hạ tầng kỹ thuật của quốc gia của thành phố; khu vực phát triển các cơ sở công nghiệp quy mô, các trung tâm dịch vụ, thương mại của thành phố và địa phương. Huyện Gia Lâm đang trong quá trình đô thị hóa nhanh, với tốc độ phát triển như hiện nay, có rất nhiều dự án đầu tư phát triển đô thị được triển khai trên địa bàn huyện do đó công tác đền bù GPMB thực sự trở thành công tác thường xuyên, mang tính phức tạp và nhạy cảm. Thực tế cho thấy trong công tác đền bù GPMB còn tồn tại nhiều vấn đề nổi cộm cần phải có sự quan tâm đầy đủ của toàn xã hội cùng nhau tháo gỡ.

    MỤC LỤC

    LỜI MỞ ĐẦU 1

    LỜI CAM ĐOAN 4

    CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐỀN BÙ GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG 5
    I. SỰ CẦN THIẾT CỦA CÔNG TÁC ĐỀN BÙ GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG 5
    1. Một số khái niệm cơ bản 5
    1.1. Giải phóng mặt bằng 5
    1.2. Đền bù và chính sách đền bù 5
    2. Vai trò và ý nghĩa của công tác đền bù giải phóng mặt bằng 6
    II. CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA CÔNG TÁC ĐỀN BÙ GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG 8
    1. Luật Đất đai 2003 8
    2. Các văn bản quy phạm pháp luật khác 9
    3. Quyết định số 108/2009/QĐ-UBND ngày 29 tháng 09 năm 2009 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội 10
    3.1. Nguyên tắc bồi thường 10
    3.2. Bồi thường, hỗ trợ về đất 11
    3.3. Bồi thường, hỗ trợ về tài sản 15
    3.4. Chính sách hỗ trợ khác 16
    3.5. Tái định cư 17
    III. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC TỔ CHỨC THỰC HIỆN VIỆC BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ 17
    1. Thành lập Hội đồng đền bù GPMB và tổ công tác 17
    2. Phê duyệt và trích chuyển kinh phí tổ chức bồi thường, hỗ trợ và tái định cư 20
    3. Lập, phê duyệt kế hoạch tiến độ chi tiết giải phóng mặt bằng; thẩm tra dự toán chi phí tổ chức thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư 21
    4. Kê khai và tổ chức điều tra hiện trạng, xác minh nội dung kê khai 22
    5. Lập và phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư 23
    6. Quyết định thu hồi đất, phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; niêm yết công khai và thông báo chi trả tiền, bàn giao mặt bằng 23
    7. Thực hiện chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ, bố trí tái định cư và thu hồi đất 25
    IV. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC ĐỀN BÙ GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG 25
    1. Pháp luật, chính sách, biện pháp quản lý nhà nước về đất đai 25
    1.1. Chính sách pháp luật 25
    1.2. Công tác quản lý đất đai 26
    2. Yếu tố định giá đất và giá đất 27
    3. Ý thức chấp hành của người dân 28
    4. Vai trò quản lý của chính quyền địa phương và sự phối hợp giữa các cấp các ngành quản lý có liên quan. 28

    CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐỀN BÙ GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIA LÂM HÀ NỘI 30
    I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HUYỆN GIA LÂM 30
    1. Hiện trạng điều kiện tự nhiên 30
    2. Hiện trạng phát triển kinh tế xã hội 32
    3. Hiện trạng sử dụng đất đai 34
    4. Đánh giá chung các dự án quy hoạch xây dựng đã và đang triển khai trên địa bàn 36
    4.1. Các dự án tổng thể, liên vùng về hệ thống giao thông và hạ tầng kỹ thuật chính có liên quan 37
    4.2. Các dự án đã và dự kiến phát triển trong khu vực 37
    II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐỀN BÙ GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIA LÂM 40
    1. Tình hình GPMB chung của huyện 40
    1.1. Kết quả thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi thu hồi đất năm 2008 – 2009 40
    1.2. Đánh giá các kết quả đạt được 50
    2. Công tác GPMB xây dựng Cầu Phù Đổng 2 - Dự án cầu Thanh Trì và đoạn Nam vành đai III Hà Nội. 56
    2.1. Giới thiệu về dự án 56
    2.2. Phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư 57
    2.3. Các vấn đề vướng mắc trong GPMB xây dựng Cầu Phù Đổng 2 (gói thầu 6) 71

    CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐỀN BÙ GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG 78
    1. Giải pháp về cơ chế, chính sách 78
    1.1. Hoàn thiện, bổ sung, điều chỉnh các văn bản pháp luật về công tác đền bù GPMB 78
    1.2. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai phù hợp 78
    1.3. Định giá đền bù sao cho tiệm cận với giá thị trường 78
    2. Giải pháp về nguồn tài chính 79
    3. Giải pháp phối hợp các bên liên quan 80
    4. Giải pháp về tổ chức bộ máy cán bộ thực hiện công tác đền bù
    GPMB 81
    4.1. Tăng số lượng cán bộ 81
    4.2. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ 82
    5. Giải pháp về truyền thông 82

    KẾT LUẬN 84
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...