Luận Văn Một số giải pháp hoàn thiện chính sách sản phẩm đối với thị trường khách Nga của công ty TNHH du lịc

Thảo luận trong 'Du Lịch' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐỀ TÀI: Một số giải pháp hoàn thiện chính sách sản phẩm đối với thị trường khách Nga của công ty TNHH du lịch quốc tế Nhật Minh

    LỜI NÓI ĐẦU
    Trong xu hướng phát triển chung của thế giới, du lịch – ngành công nghiệp không khói đang phát triển rất mạnh và trở thành ngành kinh tế quan trọng cho sự phát triển của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Du lịch đă trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống dân cư. Năm 2010 dự báo thế giới có hơn 1 tỷ người đi du lịch. Và con số này sẽ c̣n tăng nhanh trong tương lai.
    Ở nước ta, nhờ thực hiện đường lối đổi mới về kinh tế, trong những năm gần đây, ngành du lịch Việt Nam đă khởi sắc và ngày càng có tác động tích cực đến đời sống kinh tế xă hội của đất nước. Nhận thức được tầm quan trọng của ngành du lịch, Đảng và Nhà nước ta đă xác định: “ phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trên cơ sở khai thác có hiệu quả lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hóa lịch sử, huy động tối đa nguồn lực trong nước và tranh thủ sự hợp tác, hỗ trợ quốc tế, góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Từng bước đưa nước ta trở thành một trung tâm du lịch có tầm cỡ của khu vực, phấn đấu sau năm 2010 du lịch Việt Nam được xếp vào nhóm quốc gia có ngành du lịch phát triển trong khu vực ”.
    Đến nay, ngành du lịch nước ta đang phát triển vô cùng mạnh mẽ. Số lượng và chất lượng các công ty kinh doanh lữ hành ngày càng tăng cao. Sự cạnh tranh trong ngành là rất gay gắt. Để có thể tồn tại và phát triển, doanh nghiệp kinh doanh lữ hành phải tự thay đổi chính ḿnh theo hướng hoàn thiện hơn, có chiến lược kinh doanh dài hơn, phát triển theo kế hoạch. Công ty TNHH du lịch quốc tế Nhật Minh cũng không phải là ngoại lệ. Để đứng vững trên thị trường, công ty cần thay đổi, hoàn thiện mọi mặt, trong đó có chính sách sản phẩm, nhất là chính sách sản phẩm đối với thị trường khách Nga – thị trường kinh doanh chính của công ty. Đây là một trong những mặt c̣n rất yếu và làm ảnh hưởn đến khả năng nâng cao lợi nhuận của công ty hiện nay.
    Dưới cái nh́n của một người làm marketing, sau khi quan sát và phân tích t́nh h́nh công ty, em lựa chọn đề tài “Một số giải pháp hoàn thiện chính sách sản phẩm đối với thị trường khách Nga của công ty TNHH du lịch quốc tế Nhật Minh” cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp của ḿnh. Với đề tài này, em hi vọng có thể đóng góp thêm một chút công sức vào chiến dịch đổi mới, hoàn thiện của công ty hiện nay. Chuyên đề này được chia thành ba phần:
    Chương I: Lư luận chung về sản phẩm, chính sách sản phẩm trong kinh doanh lữ hành
    Chương II: Thực trạng chính sách sản phẩm đối với thị trường khách Nga tại công ty TNHH du lịch quốc tế Nhật Minh
    Chương III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách sản phẩm đối với thị trường khách Nga tại công ty TNHH du lịch quốc tế Nhật Minh
    Em xin chân thành cảm ơn cô Th.S Trần Thị Hạnh và ban giám đốc công ty TNHH du lịch quốc tế Nhật Minh đă giúp em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này.

























    CHƯƠNG I: LƯ LUẬN CHUNG VỀ SẢN PHẨM, CHÍNH SÁCH SẢN PHẨM TRONG KINH DOANH LỮ HÀNH
    1.1 Khái niệm về sản phẩm, sản phẩm du lịch và sản phẩm của công ty lữ hành
    1.1.1 Khái niệm về sản phẩm
    Theo Carl Mark: sản phẩm là kết quả của quá tŕnh lao động để phục vụ cho việc làm thỏa măn nhu cầu của con người. Trong nền kinh tế thị trường, người ta quan niệm sản phẩm là bất cứ cái ǵ có thể đáp ứng nhu cầu thị trường và đem lại lợi nhuận.
    Theo TCVN 5814: sản phẩm là kết quả của các hoạt động hoặc các quá tŕnh. ( Quản lư chất lượng và đảm bảo chất lượng – Thuật ngữ và định nghĩa – TCVN 5814 - 1994)
    Đối với các chuyên gia marketing: “sản phẩm là tất cả những cái, những yếu tố có thể thỏa măn nhu cầu hay ước muốn được đưa ra chào bán trên thị trường với mục đích thu hút sự chú ư mua sắm, sử dụng hay tiêu dùng” – trích giáo tŕnh Marketing căn bản 2008 – trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
    Có nhiều cách phân loại sản phẩm theo những quan điểm khác nhau. Một trong những cách phân loại phổ biến là người ta chia sản phẩm thành 2 nhóm lớn:
    - Nhóm sản phẩm thuần vật chất: là những vật phẩm mang đặc tính lư hóa nhất định
    - Nhóm sản phẩm phi vật phẩm: đó là các dịch vụ. Dịch vụ là “ kết quả tạo ra do các hoạt động tiếp xúc giữa người cung ứng và khách hàng và các hoạt động nội bộ của người cung ứng để đáp ứng nhu cầu của khách hàng”.
    Trong hoạt động marketing các cách phân loại có ư nghĩa đáng chú ư là:
    - Phân loại theo thời hạn sử dụng và h́nh thái tồn tại.
    Theo cách phân loại này, thế giới hàng hóa có:
    o Hàng hóa lâu bền: là những vật phẩm được sử dụng nhiều lần
    o Hàng hóa sử dụng ngắn hạn: là những vật phẩm được sử dụng một lần hay một vài lần.
    o Dịch vụ: là những đối tượng được bán dưới dạng hoạt động, ích lợi hay sự thỏa măn.
    - Phân loại theo thói quen mua hàng: theo cách phân loại này th́ có:
    - Hàng hóa sử dụng thường ngày: hàng hóa phục vụ nhu cầu thiết yếu
    - Hàng hóa mua ngẫu hứng: là những hàng hóa được mua không có kế hoạch trước và khách hàng cũng không chủ ư t́m mua.
    - Hàng hóa mua khẩn cấp: là những hàng hóa được mua khi xuất hiện nhu cầu cấp bách v́ một lư do bất thường nào đó
    - Hàng hóa mua có lựa chọn: là những hàng hóa mà việc mua diễn ra lâu hơn, đồng thời khi mua khách hàng thường lựa chọn, so sánh, cân nhắc về công dụng, kiểu dáng, chất lượng, giá cả của chúng.
    - Hàng hóa cho các nhu cầu đặc thù: là những hàng hóa có những tính chất đặc biệt mà khi mua người ta sẵn sàng bỏ thêm sức lực, thời gian để t́m kiếm và lựa chọn chúng
    - Hàng hóa cho những nhu cầu thụ động: là những hàng hóa mà người tiêu dùng không hay biết và thường không nghĩ đến việc mua chúng.
    - Phân loại theo tư liệu sản xuất: theo cách phân loại này, có các loại như sau:
    - Vật tư và chi tiết: là những hàng hóa được sử dụng thường xuyên và toàn bộ vào cấu thành sản phẩm được sản xuất ra bởi nhà sản xuất.
    - Tài sản cố định: là những hàng hóa tham gia toàn bộ, nhiều lần vào quá tŕnh sản xuất và giá trị của chúng được dịch chuyển dần vào giá trị sản phẩm do doanh nghiệp sử dụng chúng tạo ra.
    - Vật tư phụ và dịch vụ: đó là những hàng hóa dùng để hỗ trợ quá tŕnh kinh doanh hay hoạt động của các tổ chức và doanh nghiệp

    1.1.2. Khái niệm về sản phẩm du lịch
    Sản phẩm du lịch là một tổng thể bao gồm các thành phần không đồng nhất hữu h́nh và vô h́nh. Sản phẩm du lịch có thể là thức ăn cũng có thể là bầu không khí nơi nghỉ mát – theo Michael M. Coltman. Nó cũng là kinh nghiệm du lịch, là cái tổng thể – “ Một khách sạn không làm nên du lịch” ( Krapf).
    Theo giáo tŕnh Kinh tế Du lịch của trường Đại học Kinh tế Quốc dân, sản phẩm du lịch là các dịch vụ, hàng hóa cung cấp cho du khách, được tạo nên bởi sự kết hợp của việc khai thác các yếu tố tự nhiên, xă hội với việc sử dụng các nguồn lực: cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động tại một cơ sở, một vùng hay một quốc gia nào đó.
    Sản phẩm du lịch bao gồm cả yếu tố những yếu tố hữu h́nh và những yếu tố vô h́nh. Yếu tố hữu h́nh là hàng hóa, yếu tố vô h́nh là dịch vụ.
    Xét theo quá tŕnh tiêu dùng của khách du lịch trên chuyến hành tŕnh du lịch th́ chúng ta có thể tổng hợp các thành phần của sản phẩm du lịch theo các nhóm cơ bản sau:
    - Dịch vụ vận chuyển
    - Dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống, đồ ăn, thức uống
    - Dịch vụ tham quan, giải trí
    - Hàng hóa tiêu dùng và đồ lưu niệm
    - Các dịch vụ khác phục vụ khách du lịch.
    Cùng là sản phẩm nhưng sản phẩm du lịch có nhiều đặc tính riêng biệt so với các sản phẩm thông thường khác. Những đặc tính này cũng là những đặc trưng của dịch vụ du lịch. Có thể kể ra các đặc trưng của sản phẩm du lịch như:
    - Sản phẩm du lịch chủ yếu là dịch vụ, có tính chất vô h́nh, không cần, đong, đo, đếm được. Ví dụ như dịch vụ lưu trú, ăn uống
    - Sản phẩm không thể hoặc khó trưng bày, khó nhận biết bao gói của sản phẩm.
    - Sản phẩm du lịch thường là kinh nghiệm du lịch nên dễ bắt chước, và để đưa ra một sản phẩm mới hoàn toàn rất khó. Một điểm đến th́ có cùng các nhà cung ứng những dịch vụ du lịch tương tự nhau, nếu chỉ cần hai công ty du lịch cùng kinh doanh tour tới điểm đó, cùng thời gian, th́ trong cùng một đoạn thị trường, dịch vụ của hai công ty đó cung cấp gần như ngang nhau. Thành phần giúp họ hơn đối thủ chỉ có thể là hướng dẫn viên, dịch vụ chăm sọc khách hàng và hậu măi
    - Sản phẩm mang tính thời vụ, đặc biệt với những sản phẩm phụ thuộc vào thiên nhiên cao như leo núi, nghỉ biển.
    - Khách hàng bắt buộc phải mua sản phẩm trước khi thấy sản phẩm. Thấy được sản phẩm tức là phải tiêu dùng sản phẩm, và không ai đồng ư cho khách hàng dùng sản phẩm rồi mới quyết định có mua nó hay không.
    - Khoảng thời gian từ khi khách hàng mua sản phẩm đến lúc tiêu dùng sản phẩm lâu. Đi du lịch thường là có dự định từ lâu (ít khi là bất thường) nên khách hàng có thể đặt trước sản phẩm sẽ dùng hai tháng hoặc lâu hơn.
    - Sản phẩm du lịch được thực hiện ở xa nơi ở của khách hàng
     
Đang tải...