Thạc Sĩ Một số giải pháp hoàn thiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Bối cảnh:
    Trong quá trình chuyển đổi, phát triển nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế đã mang đến nhiều cơ hội cho Việt Nam trong việc tạo ra công ăn việc làm cho người lao động. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng cũng chịu những tác động, rủi ro từ mặt trái của nền kinh tế thị trường, như khủng hoảng, suy thoái, lạm phát đã gây bất ổn nền kinh tế vĩ mô, tình trạng thất nghiệp gia tăng, gây bất ổn xã hội. Để hạn chế những tác động tiêu cực này và nhằm duy trì, ổn định đời sống và tạo cơ hội tìm việc làm mới cho người lao động, chính phủ đã ban hành chính sách bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), có hiệu lực từ ngày 01/01/2009. Cùng với bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, BHTN ra đời đã tạo thêm một lưới an sinh xã hội để hỗ trợ người lao động khi bị mất việc có thể vượt qua khó khăn và có cơ hội tìm được việc làm mới, thông qua việc hỗ trợ tài chính để ổn định cuộc sống khi mất việc, đào tạo nghề, tư vấn, giới thiệu việc làm, sớm đưa những lao động thất nghiệp tìm được một việc làm mới thích hợp và ổn định. BHTN là một biện pháp hỗ trợ người lao động trong nền kinh tế thị trường, việc quy định và thực hiện BHTN sẽ tạo cơ sở pháp lý sẽ thu hút tham gia đông đảo người lao động, đáp ứng quá trình chu chuyển lao động trong nền kinh tế thị trường. Do vậy, làm thế nào để phát huy hiệu quả tối đa của chính sách này trong thực tế luôn là vấn đề đặt ra đối với nhà quản lý và người làm chính sách.
    Mục tiêu, ý nghĩa chính sách
    BHTN là quá trình hình thành và sử dụng quỹ tài chính thông qua việc đóng góp của người lao động, người sử dụng lao động và sự hỗ trợ của nhà nước, nhằm hỗ trợ về mặt tài chính cho người lao động trong thời kỳ mất việc làm và hỗ trợ, tạo điều kiện cho họ tìm kiếm việc làm mới. Như vậy, có thể thấy BHTN vừa là công cụ góp phần giải quyết thất nghiệp vừa là một chính sách xã hội rất quan trọng. BHTN có hai chức năng chủ yếu: chức năng bảo vệ-tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động có cơ hội quay lại làm việc; chức năng khuyến khích-kích thích người thất nghiệp tích cực tìm việc làm và sẵn sàng đi làm việc nên không chỉ có ý nghĩa đối với người lao động mà còn có ý nghĩa đối với cả người sử dụng lao động và Nhà nước. Đối với người sử dụng lao động, do có BHTN nên người sử dụng lao động không phải tăng thêm chi phí để trả trợ cấp mất việc khi thất nghiệp xảy ra. Hơn nữa, khi người lao động biết rõ nếu thất nghiệp mình sẽ được trợ cấp thất nghiệp, họ sẽ yên tâm làm việc cho doanh nghiệp hơn. Điều này sẽ khuyến khích doanh nghiệp sử dụng lao động có hiệu quả hơn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh. Đối với Nhà nước, nhờ có BHTN nên gánh nặng ngân sách sẽ giảm hơn khi giải quyết vấn đề thất nghiệp xảy ra; có trợ cấp thất nghiệp, cuộc sống người lao động được đảm bảo, qua đó sẽ giảm bớt các vấn đề căng thẳng xã hội do thất nghiệp gây ra, qua đó duy trì được trật tự xã hội và nâng cao vị thế vai trò của nhà nước.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...