Tiến Sĩ Một số giải pháp hoàn thiện các qui định về sử dụng giá trị hợp lý trong chế độ kế toán doanh nghiệp

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 23/11/13.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
    NĂM 2013


    MỤC LỤC

    Trang
    Trang phụ bìa
    Lời cam đoan
    Mục lục
    MỞ ĐẦU 1
    Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ GIÁ TRỊ HỢP LÝ VÀ KINH NGHIỆM SỬ DỤNG GIÁ TRỊ HỢP LÝ TRONG KẾ TOÁN QUỐC TẾ
    9
    1.1. Những vấn đề lý luận chung về giá trị hợp lý 9
    1.1.1. Sự hình thành và phát triển nguyên tắc kế toán trên thế giới 9
    1.1.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến hệ thống kế toán trên thế giới 13
    1.1.3. Phân loại hệ thống kế toán trên thế giới 14
    1.1.4. Nguyên tắc tính giá và các loại giá sử dụng trong kế toán 15
    1.2. Kinh nghiệm sử dụng giá trị hợp lý trong Kế toán Quốc tế 17
    1.2.1 Giá trị hợp lý được sử dụng để đánh giá và ghi nhận ban đầu 19
    1.2.2 Giá trị hợp lý được sử dụng sau ghi nhận ban đầu 20
    1.2.3 Ghi nhận chênh lệch phát sinh đo sự biến động của giá trị hợp lý 30
    1.2.4 Đo lường giá trị hợp lý theo Chuẩn mực Lập và Trình bày báo cáo tài chính số 13 (IFRS 13) 31

    Chương 2: THỰC TRẠNG QUI ĐỊNH VỀ SỬ DỤNG GIÁ TRỊ HỢP LÝ TRONG CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP VIỆT NAM HIỆN NAY 39
    2.1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển cơ sở kế toán xác định giá trị trong kế toán doanh nghiệp Việt Nam 39
    2.1.1. Sự phát triển của Kế toán Việt Nam 39
    2.1.2. Quá trình phát triển cơ sở kế toán xác định giá trị trong kế toán doanh nghiệp tại Việt Nam 41
    2.2.Thực trạng các qui định về sử dụng giá trị hợp lý trong Kế toán doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay 43
    2.2.1. Khái niệm giá trị hợp lý 43
    2.2.2. Sử dụng giá trị hợp lý tại thời điểm ghi nhận ban đầu 44
    2.2.3. Sử dụng giá trị hợp lý sau ghi nhận ban đầu 45
    2.2.4. Ghi nhận chênh lệch phát sinh do sự biến động của giá trị hợp lý 53
    2.2.5. Chuẩn mực kế toán - Đo lường giá trị hợp lý 53
    2.3. Nhận xét về áp dụng nguyên tắc kế toán xác định giá trị tại Việt Nam 53
    2.3.1. Những ưu điểm 53
    2.3.2. Những hạn chế. 55
    2.4. So sánh một số nét chính sử dụng giá trị hợp lý trong kế toán quốc tế và kế toán Việt Nam hiện nay 56
    2.5. Nhận xét về Kết quả Khảo sát sử dụng nguyên tắc kế toán theo giá trị hợp lý của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay 61
    2.6. Thực trạng định giá tài sản tại Việt Nam hiện nay 63

    Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÁC QUI ĐỊNH VỀ SỬ DỤNG GIÁ TRỊ HỢP LÝ TRONG CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP VIỆT NAM HIỆN NAY 66
    3.1. Sự cần thiết 66
    3.1.1. Đặc thù nền kinh thế Việt Nam hiện nay 66
    3.1.2. Xu hướng chung của các nước trên thế giới 70
    3.1.3. Sự cần thiết áp dụng nguyên tắc kế toán giá trị hợp lý tại Việt Nam 74
    3.2. Nguyên tắc hoàn thiện các qui định về sử dụng giá trị hợp lý trong Chế độ Kế toán doanh nghiệp Việt Nam 79
    3.3. Một số đề xuất sử dụng giá trị hợp lý trong Chế độ Kế toán Doanh nghiệp tại Việt Nam 81
    3.3.1. Trong ngắn hạn 81
    3.3.2.Trong dài hạn 91
    3.4. Kiến nghị giải pháp hoàn thiện các qui định về sử dụng giá trị hợp lý trong Chế độ Kế toán Doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. 97
    3.4.1. Kiến nghị với Nhà nước 97
    3.4.2. Kiến nghị với các Hội nghề nghiệp 99
    3.4.3. Kiến nghị đối với các doanh nghiệp 100
    KẾT LUẬN 101
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
    LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 102
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 103

    MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
    Những năm gần đây, kinh tế thế giới đang rơi vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng. Bắt đầu từ năm 2008, hiện tượng một loạt các ngân hàng lớn nhỏ của Mỹ phá sản gây ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế không chỉ của Mỹ mà của nhiều nước trên thế giới. Cuộc khủng hoảng này kéo dài cho đến nay, năm 2013, lạm phát trên thế giới tăng cao, nhiều doanh nghiệp phá sản, thất nghiệp tăng cao Một trong những biểu hiện nhìn thấy rõ nhất là sự mất ổn định của tất cả các thị trường chứng khoán trên thế giới. Giá chứng khoán lên xuống thất thường, chủ yếu là giảm, như rơi xuống một vực sâu không đáy khiến các nhà đầu tư hoang mang, không xác định được định hướng đầu tư.
    Tháng 11 năm 2006, Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, đây chính là tiền đề quan trọng để Việt Nam hoà nhập với cộng đồng quốc tế trong nhiều lĩnh vực. Để hoà nhập được với kinh tế quốc tế, kinh tế của Việt Nam đã từng bước không ngừng phát triển theo hướng kinh tế thị trường. Các thị trường được hình thành rõ nét và ngày càng phát triển, đặc biệt là thị trường vốn. Một trong các công cụ trợ giúp quan trọng cho sự phát triển của thị trường vốn là các thông tin tài chính của doanh nghiệp. Các thông tin tài chính của doanh nghiệp được hình thành chủ yếu bằng việc sử dụng các ghi chép kế toán. Các qui định của chế độ kế toán đóng vai trò quyết định tính hữu ích của các thông tin tài chính, nó đòi hỏi các thông tin tài chính của một doanh nghiệp do kế toán đưa ra ngày càng phải tiến dần đến giá thị trường của doanh nghiệp đó.
    Chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam được sửa đổi như hiện nay nhằm đáp ứng các nhu cầu phát triển của nền kinh tế, nhằm tuân thủ các nguyên tắc, chuẩn mực chung của kế toán quốc tê, giúp các doanh nghiệp Việt Nam có đủ điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, giúp các nhà đầu tư nước ngoài có cơ sở để đánh giá tình hình các doanh nghiệp để đưa ra quyết định đầu tư. Trong quá trình phát triển của mình, dựa vào tình hình thực tế của nền kinh tế Việt Nam và các kinh nghiệm của kế toán quốc tế, Việt Nam đã phát triển Hệ thống Chuẩn mực Kế toán Việt Nam và các hướng dẫn thực hiện hệ thống chuẩn mực đó. Nhưng hiện nay, các qui định về kế toán doanh nghiệp của Việt Nam chưa đảm bảo tạo ra các thông tin tài chính của doanh nghiệp theo giá trị hợp lý để các tài sản có thể được trao đổi hoặc giá trị một khoản nợ được thanh toán một cách tự nguyện giữa các bên có đầy đủ sự hiểu biết trong sự trao đổi ngang giá. Chính vì vậy, các thông tin trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp gây cho những người quan tâm đến báo cáo tài chính doanh nghiệp, đặc biệt là các nhà đầu tư gặp nhiều khó khăn khi đưa ra các quyết định của mình. Không ít các quyết định đầu tư được coi là sai lầm chỉ vì nhà đầu tư chưa hoặc không nhận biết được tình hình tài chính doanh nghiệp thông qua các thông tin tài chính được doanh nghiệp công bố.
    Để giúp cho các nhà đầu tư có được các thông tin tài chính hữu ích, là nền tảng để phát triển thị trường vốn, chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam cần phải được thay đổi để các thông tin trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp đưa ra tiến dần tới giá trị của doanh nghiệp đó nếu doanh nghiệp được đưa ra mua bán, trao đổi trên thị trường. Với sự phát triển nhanh chóng của thị trường vốn hiện nay, tính hữu ích của các thông tin tài chính là một đòi hỏi và không thể thiếu được trong hoạt động của các nhà đầu tư.
    Chính vì các lý do trên đây, đề tài “Một số giải pháp hoàn thiện các qui định về sử dụng giá trị hợp lý trong Chế độ Kế toán Doanh nghiệp Việt Nam hiện nay” là đề tài mang tính thời sự và thực sự cần thiết để hoàn thiện Chế độ Kế toán Doanh nghiệp Việt Nam, giúp các nhà đầu tư có các thông tin tài chính hữu ích.
    2. Mục đích nghiên cứu
    Mục đích của nghiên cứu của đề tài là làm rõ lý luận về giá trị hợp lý trong kế toán doanh nghiệp, nghiên cứu các qui định về giá trị hợp lý trong kế toán quốc tế, của một số nước có nền kinh tế thị trường phát triển toàn diện và của một số nước có đặc điểm nền kinh tế tương tự của Việt Nam, đặc biệt đi sâu nghiên cứu các qui định về giá trị hợp lý trong kế toán Việt Nam hiện nay, từ đó rút ra các ưu, nhược điểm, hạn chế nhằm đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện các qui định này tại Việt Nam.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...