Tiến Sĩ Một số giải pháp hoàn thiện các qui định về sử dụng giá trị hợp lý trong Chế độ Kế toán Doanh nghiệp

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 23/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận án tiến sĩ năm 2013
    Đề tài: Một số giải pháp hoàn thiện các qui định về sử dụng giá trị hợp lý trong Chế độ Kế toán Doanh nghiệp Việt Nam hiện nay
    Định dạng file word


    MỤC LỤC
    Trang
    Trang phụ bìa
    Lời cam đoan
    Mục lục
    MỞ ĐẦU 1
    Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ GIÁ TRỊ HỢP LÝ VÀ KINH NGHIỆM SỬ DỤNG GIÁ TRỊ HỢP LÝ TRONG KẾ TOÁN QUỐC TẾ 9
    1.1. Những vấn đề lý luận chung về giá trị hợp lý. 9
    1.1.1. Sự hình thành và phát triển nguyên tắc kế toán trên thế giới 9
    1.1.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến hệ thống kế toán trên thế giới 13
    1.1.3. Phân loại hệ thống kế toán trên thế giới . 14
    1.1.4. Nguyên tắc tính giá và các loại giá sử dụng trong kế toán. 15
    1.2. Kinh nghiệm sử dụng giá trị hợp lý trong Kế toán Quốc tế. 17
    1.2.1 Giá trị hợp lý được sử dụng để đánh giá và ghi nhận ban đầu. 19
    1.2.2 Giá trị hợp lý được sử dụng sau ghi nhận ban đầu. 20
    1.2.3 Ghi nhận chênh lệch phát sinh đo sự biến động của giá trị hợp lý. 30
    1.2.4 Đo lường giá trị hợp lý theo Chuẩn mực Lập và Trình bày báo cáo tài chính số 13 (IFRS 13). 31
    Chương 2: THỰC TRẠNG QUI ĐỊNH VỀ SỬ DỤNG GIÁ TRỊ HỢP LÝ TRONG CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP VIỆT NAM HIỆN NAY 39
    2.1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển cơ sở kế toán xác định giá trị trong kế toán doanh nghiệp Việt Nam 39
    2.1.1. Sự phát triển của Kế toán Việt Nam 39
    2.1.2. Quá trình phát triển cơ sở kế toán xác định giá trị trong kế toán doanh nghiệp tại Việt Nam 41
    2.2.Thực trạng các qui định về sử dụng giá trị hợp lý trong Kế toán doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay. 43
    2.2.1. Khái niệm giá trị hợp lý. 43
    2.2.2. Sử dụng giá trị hợp lý tại thời điểm ghi nhận ban đầu. 44
    2.2.3. Sử dụng giá trị hợp lý sau ghi nhận ban đầu. 45
    2.2.4. Ghi nhận chênh lệch phát sinh do sự biến động của giá trị hợp lý. 53
    2.2.5. Chuẩn mực kế toán - Đo lường giá trị hợp lý. 53
    2.3. Nhận xét về áp dụng nguyên tắc kế toán xác định giá trị tại Việt Nam 53
    2.3.1. Những ưu điểm 53
    2.3.2. Những hạn chế. 55
    2.4. So sánh một số nét chính sử dụng giá trị hợp lý trong kế toán quốc tế và kế toán Việt Nam hiện nay. 56
    2.5. Nhận xét về Kết quả Khảo sát sử dụng nguyên tắc kế toán theo giá trị hợp lý của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. 61
    2.6. Thực trạng định giá tài sản tại Việt Nam hiện nay. 63
    Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÁC QUI ĐỊNH VỀ SỬ DỤNG GIÁ TRỊ HỢP LÝ TRONG CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP VIỆT NAM HIỆN NAY 66
    3.1. Sự cần thiết 66
    3.1.1. Đặc thù nền kinh thế Việt Nam hiện nay. 66
    3.1.2. Xu hướng chung của các nước trên thế giới 70
    3.1.3. Sự cần thiết áp dụng nguyên tắc kế toán giá trị hợp lý tại Việt Nam 74
    3.2. Nguyên tắc hoàn thiện các qui định về sử dụng giá trị hợp lý trong Chế độ Kế toán doanh nghiệp Việt Nam 79
    3.3. Một số đề xuất sử dụng giá trị hợp lý trong Chế độ Kế toán Doanh nghiệp tại Việt Nam 81
    3.3.1. Trong ngắn hạn. 81
    3.3.2.Trong dài hạn. 91
    3.4. Kiến nghị giải pháp hoàn thiện các qui định về sử dụng giá trị hợp lý trong Chế độ Kế toán Doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. 97
    3.4.1. Kiến nghị với Nhà nước. 97
    3.4.2. Kiến nghị với các Hội nghề nghiệp. 99
    3.4.3. Kiến nghị đối với các doanh nghiệp. 100
    KẾT LUẬN 101
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
    LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN . 102

    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . 103


    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
    Những năm gần đây, kinh tế thế giới đang rơi vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng. Bắt đầu từ năm 2008, hiện tượng một loạt các ngân hàng lớn nhỏ của Mỹ phá sản gây ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế không chỉ của Mỹ mà của nhiều nước trên thế giới. Cuộc khủng hoảng này kéo dài cho đến nay, năm 2013, lạm phát trên thế giới tăng cao, nhiều doanh nghiệp phá sản, thất nghiệp tăng cao Một trong những biểu hiện nhìn thấy rõ nhất là sự mất ổn định của tất cả các thị trường chứng khoán trên thế giới. Giá chứng khoán lên xuống thất thường, chủ yếu là giảm, như rơi xuống một vực sâu không đáy khiến các nhà đầu tư hoang mang, không xác định được định hướng đầu tư.
    Tháng 11 năm 2006, Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, đây chính là tiền đề quan trọng để Việt Nam hoà nhập với cộng đồng quốc tế trong nhiều lĩnh vực. Để hoà nhập được với kinh tế quốc tế, kinh tế của Việt Nam đã từng bước không ngừng phát triển theo hướng kinh tế thị trường. Các thị trường được hình thành rõ nét và ngày càng phát triển, đặc biệt là thị trường vốn. Một trong các công cụ trợ giúp quan trọng cho sự phát triển của thị trường vốn là các thông tin tài chính của doanh nghiệp. Các thông tin tài chính của doanh nghiệp được hình thành chủ yếu bằng việc sử dụng các ghi chép kế toán. Các qui định của chế độ kế toán đóng vai trò quyết định tính hữu ích của các thông tin tài chính, nó đòi hỏi các thông tin tài chính của một doanh nghiệp do kế toán đưa ra ngày càng phải tiến dần đến giá thị trường của doanh nghiệp đó.
    Chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam được sửa đổi như hiện nay nhằm đáp ứng các nhu cầu phát triển của nền kinh tế, nhằm tuân thủ các nguyên tắc, chuẩn mực chung của kế toán quốc tê, giúp các doanh nghiệp Việt Nam có đủ điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, giúp các nhà đầu tư nước ngoài có cơ sở để đánh giá tình hình các doanh nghiệp để đưa ra quyết định đầu tư. Trong quá trình phát triển của mình, dựa vào tình hình thực tế của nền kinh tế Việt Nam và các kinh nghiệm của kế toán quốc tế, Việt Nam đã phát triển Hệ thống Chuẩn mực Kế toán Việt Nam và các hướng dẫn thực hiện hệ thống chuẩn mực đó. Nhưng hiện nay, các qui định về kế toán doanh nghiệp của Việt Nam chưa đảm bảo tạo ra các thông tin tài chính của doanh nghiệp theo giá trị hợp lý để các tài sản có thể được trao đổi hoặc giá trị một khoản nợ được thanh toán một cách tự nguyện giữa các bên có đầy đủ sự hiểu biết trong sự trao đổi ngang giá. Chính vì vậy, các thông tin trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp gây cho những người quan tâm đến báo cáo tài chính doanh nghiệp, đặc biệt là các nhà đầu tư gặp nhiều khó khăn khi đưa ra các quyết định của mình. Không ít các quyết định đầu tư được coi là sai lầm chỉ vì nhà đầu tư chưa hoặc không nhận biết được tình hình tài chính doanh nghiệp thông qua các thông tin tài chính được doanh nghiệp công bố.
    Để giúp cho các nhà đầu tư có được các thông tin tài chính hữu ích, là nền tảng để phát triển thị trường vốn, chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam cần phải được thay đổi để các thông tin trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp đưa ra tiến dần tới giá trị của doanh nghiệp đó nếu doanh nghiệp được đưa ra mua bán, trao đổi trên thị trường. Với sự phát triển nhanh chóng của thị trường vốn hiện nay, tính hữu ích của các thông tin tài chính là một đòi hỏi và không thể thiếu được trong hoạt động của các nhà đầu tư.
    Chính vì các lý do trên đây, đề tài “Một số giải pháp hoàn thiện các qui định về sử dụng giá trị hợp lý trong Chế độ Kế toán Doanh nghiệp Việt Nam hiện nay” là đề tài mang tính thời sự và thực sự cần thiết để hoàn thiện Chế độ Kế toán Doanh nghiệp Việt Nam, giúp các nhà đầu tư có các thông tin tài chính hữu ích.
    2. Mục đích nghiên cứu
    Mục đích của nghiên cứu của đề tài là làm rõ lý luận về giá trị hợp lý trong kế toán doanh nghiệp, nghiên cứu các qui định về giá trị hợp lý trong kế toán quốc tế, của một số nước có nền kinh tế thị trường phát triển toàn diện và của một số nước có đặc điểm nền kinh tế tương tự của Việt Nam, đặc biệt đi sâu nghiên cứu các qui định về giá trị hợp lý trong kế toán Việt Nam hiện nay, từ đó rút ra các ưu, nhược điểm, hạn chế nhằm đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện các qui định này tại Việt Nam.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Đối tượng của đề tài là tập trung nghiên cứu lý luận chung về giá trị hợp lý trong kế toán; tổng kết các kinh nghiệm về sử dụng giá trị hợp lý trong kế toán quốc tế; các qui định về việc phản ánh giá trị hợp lý của tài sản, công nợ, công cụ vốn trong doanh nghiệp tại thời điểm ghi nhận ban đầu và sau ghi nhận ban đầu, các qui định về ghi nhận chênh lệch biến động của giá trị hợp lý trong Chế độ Kế toán Doanh nghiệp Việt Nam hiện nay để từ đó đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện các qui định về sử dụng giá trị hợp lý trong kế toán tại Việt Nam.
    Phạm vi nghiên cứu của đề tài là lịch sử hình thành giá trị hợp lý trong kế toán, kinh nghiệm sử dụng nguyên tắc kế toán theo giá trị hợp lý trong kế toán quốc tế, các qui định về giá trị hợp lý trong chuẩn mực và Chế độ Kế toán Việt Nam, chọn mẫu báo cáo tài chính của một số doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán, một số tổ chức tài chính, một số doanh nghiệp chưa niêm yết thuộc các loại hình doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần, công ty TNHH tại Việt Nam để khảo sát việc vận dụng nguyên tắc này ở Việt Nam.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    NCS đã vận dụng Phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử; Phương pháp hệ thống; Phương pháp thống kê; Phương pháp phân tích tổng hợp; Phương pháp so sánh, đối chiếu để tiếp cận và nghiên cứu đề tài.
    5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu:
    - Luận án đã khái quát những vấn đề lý luận chung về giá trị hợp lý trong kế toán, tổng kết các kinh nghiệm về sử dụng giá trị hợp lý trong kế toán quốc tế, giúp người đọc có cái nhìn tổng quan về giá trị hợp lý trong kế toán.
    - Trên cơ sở nghiên cứu và khảo sát thực tế các qui định về ghi nhận giá trị của tài sản, công nợ và công cụ vốn của Chế độ Kế toán Doanh nghiệp Việt Nam, thực tế áp dụng nguyên tắc kế toán này tại các doanh nghiệp Việt Nam, luận án đã khẳng định rằng để các thông tin trên báo cáo tài chính doanh nghiệp thực sự phục vụ cho nhu cầu của người sử dụng thông tin và phù hợp với tình hình phát triển của nền kinh tế Việt Nam hiện nay thì Chế độ Kế toán Việt Nam cần thiết phải bổ sung các qui định về ghi nhận giá trị của tài sản, công nợ và công cụ vốn theo giá trị hợp lý.
    - Để tăng cường sự hữu ích của các thông tin trên báo cáo tài chính doanh nghiệp, giúp kế toán Việt Nam hội nhập toàn diện với kế toán của các nước trên thế giới, thị trường vốn có cơ sở vững chắc để phát triển, luận án đã đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện các qui định về giá trị hợp lý của tài sản, công nợ và công cụ vốn trong Chế độ Kế toán Doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, đồng thời cũng phân tích rõ các vấn đề về các điều kiện cần thiết, thẩm định giá cần phải sửa đổi để áp dụng các qui định này.
    6. Kết cấu của Luận án
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được chia thành ba chương như sau:
    Chương 1: Lý luận chung về giá trị hợp lý và kinh nghiệm sử dụng giá trị hợp lý trong kế toán quốc tế
    Chương 2: Thực trạng qui định về sử dụng giá trị hợp lý trong Chế độ Kế toán doanh nghiệp Việt Nam hiện nay.
    Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện các qui định về sử dụng giá trị hợp lý trong Chế độ Kế toán doanh nghiệpViệt Nam hiện nay.
    7. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
    7.1. Tổng quan các Đề tài nghiên cứu có liên quan
    Xuất phát từ quá trình hoạt động về kế toán và kiểm toán, NCS nhận thấy rằng:
    Thứ nhất, từ khi thị trường chứng khoán trong nước phát triển, người quan tâm đến báo cáo tài chính của doanh nghiệp đã gia tăng rất nhiều, đặc biệt là các nhà đầu tư. Nền kinh tế phát triển, vốn đầu tư yêu cầu ngày càng cao, kênh huy động vốn tín dụng quan ngân hàng cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Để quản lý được nguồn vốn tín dụng của mình, các ngân hàng cũng quan tâm nhiều đến báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Số liệu tài chính này là cơ sở cho việc các bên liên quan đưa ra các quyết định của mình.
    Thứ hai, một số nguyên tắc kế toán áp dụng tại Việt Nam hiện nay đòi hỏi người đọc báo cáo tài chính phải có một trình độ kế toán tốt, thông tin trên báo cáo tài chính như: Tổng tài sản, nguồn vốn vẫn phải qui đổi. Giá trị trên báo cáo tài chính chưa phản ánh đúng giá trị thực của tải sản tại thời điểm lập báo cáo.
    Thứ ba, việc hơn 300 Ngân hàng Mỹ phá sản đã tạo ra cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 trên thế giới, kéo dài hậu quả đến tận ngày nay (2012) đã làm các bên liên quan đổ tội lẫn nhau. Một trong những lỗi được nhắc đến, các nhà quản lý ngân hàng kêu ca về nguyên tắc khắt khe trong việc phản ánh giá trị tài sản ngân hàng theo giá trị hợp lý đã làm cho ngân hàng phá sản nhanh hơn. Việc này đã gây một tranh luận rất gay gắt về việc áp dụng nguyên tắc kế toán theo giá trị hợp lý trên thế giới.
    Thứ tư, có nhiều hiện tượng cố tình gian lận, đối phó của các doanh nghiệp, ngân hàng đối với qui định của luật pháp Việt Nam có thể được đẩy lùi nếu áp dụng công cụ kế toán theo giá trị hợp lý như: Hiện tượng tăng vốn của Ngân hàng năm 2011 (khoảng hơn 46.000 tỷ đồng) theo qui định của Ngân hàng Nhà nước là: Các ngân hàng thương mại phải tăng vốn lên 3.000 tỷ đồng. Nếu áp dụng kế toán theo giá trị hợp lý thì có thể ngăn ngừa các việc làm gian lận dẫn đến tình trạng tăng vốn giả, làm đau đầu các nhà quản lý và gây thiệt hại lớn cho các nhà đầu tư.
    Từ các lý do trên, NCS xác định, việc nghiên cứu về kế toán theo nguyên tắc giá trị hợp lý là cần thiết, có nhiều tác dụng trong hoạt động nghề nghiệp của NCS cũng như cho nhiều người quan tâm khác ở Việt Nam hiểu về tác dụng quản lý nền kinh tế của một nguyên tắc tính giá trong kế toán nói riêng cũng như khoa học kế toán nói chung.
    Đi sâu xem xét các đề tài nghiên cứu có liên quan đến giá trị hợp lý, NCS nhận thấy rằng, ở nước ta hiện nay, ngoài Luận văn Thạc sỹ của Lê Vũ Ngọc Thanh (được ghi cụ thể ở phía dưới), chưa có một công trình nào nghiên cứu tổng thể về việc sử dụng giá trị hợp lý trong chế độ kế toán doanh nghiệp. Chỉ có một số bài viết nhỏ đăng trên các tạp chí và báo hoặc các trang website chuyên ngành viết về kế toán theo giá trị hợp lý của từng khoản mục kế toán. Các tài liệu mà NCS tham khảo và thu thập được như sau:
    1. Lê Vũ Ngọc Thanh, Định hướng về việc sử dụng giá trị hợp lý trong hệ thống kế toán doanh nghiệp Việt Nam, Luận văn thạc sĩ kinh tế, ĐH Kinh tế TP.HCM, 2005.
    2. Bùi Thị Ngọc, Bàn về giá trị hợp lý trong hợp nhất kinh doanh, Tạp chí Nghiên cứu tài chính kế toán, số 09 năm 2008.
    3. Phan Lê Thành Long, Kế toán theo giá trị hợp lý trong cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ, http://www.kiemtoan.com.vn, ngày 10 tháng 10 năm 2008.
    4. Nguyễn Thế Lộc, Tính hợp lý của“ Giá trị hợp lý” trong hệ thống chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế, Tạp chí Kiểm toán, số 11 năm 2010.
    5. Công ty Luật Brandco, Mọi con đường đều dẫn tới kế toán theo giá trị hợp lý, http://www.brandco.vn, 2010.
    6. Lê Hoàng Phúc, Thực trạng và định hướng sử dụng giá trị hợp lý trong kế toán Việt Nam, Trường Cao đẳng Kinh tế Tài chính Vĩnh Long, 2011.
    7. Mai Ngọc Anh, Có nên sử dụng giá trị hợp lý là cơ sở tính giá duy nhất trong kế toán tài chính, Khoa Kế toán, Học viện tài chính, 2012.
    Sau khi tham khảo các tài liệu nêu trên, NCS nhận thấy, còn nhiều vấn đề về áp dụng nguyên tắc kế toán theo giá trị hợp lý chưa được nghiên cứu. Đây cũng là một thuận lợi trong việc NCS xác định đề tài nghiên cứu trong quá trình học tập
    7.2. Xác định đề tài nghiên cứu
    Từ thực tế nghiên cứu Tổng quan các Đề tài nghiên cứu có liên quan đã trình bày ở phần 6.1, NCS xác định đề tài nghiên cứu là: Một số giải pháp hoàn thiện các qui định về sử dụng giá trị hợp lý trong Chế độ Kế toán Doanh nghiệp hiện nay”. Đây là đề tài mang tính thời sự và thực sự cần thiết để hoàn thiện Chế độ Kế toán Doanh nghiệp Việt Nam, giúp các nhà đầu tư có các thông tin tài chính hữu ích.
    7.3. Câu hỏi nghiên cứu
    Trong quá trình nghiên cứu, bất kỳ một ý tưởng nào xuất hiện liên quan đến sử dụng kế toán theo giá trị hợp lý, NCS cũng đối chiếu nó với các câu hỏi:
    1. Khi áp dụng, thông tin trên báo cáo tài chính đã minh bạch chưa, người sử dụng thông tin có thể hiểu nhầm ở điểm nào không?
    2. Các cơ quan quản lý có dễ kiểm tra, kiểm soát khi doanh nghiệp áp dụng các nguyên tắc này không?
    3. Khi áp dụng nguyên tắc này, liệu người sử dụng thông tin tài chính chỉ có trình độ sơ đẳng về kế toán thì có hiểu được không?
    4. Áp dụng nguyên tắc này, có gây khó khăn gì cho doanh nghiệp hay không? Nó có phù hợp với trình độ nhận thức của kế toán hay không? Có làm cho doanh nghiệp tốn kém thêm khoản chi phí nào không?
    5. Liệu các doanh nghiệp có thể lách các nguyên tắc này để làm sai lệch các thông tin tài chính không?
    6. Trên thế giới đã áp dụng phương pháp này chưa? Có hiệu quả không? Có các phản ứng gì từ những người sử dụng thông tin tài chính không?
    Khi các câu hỏi trên đều đồng thời được trả lời, xét các nguyên tắc có thể áp dụng, các đề xuất mới được NCS đưa ra. NCS hoàn toàn dựa trên quan điểm, đề xuất phải có khả năng áp dụng, không đề xuất chung chung, nói chỉ để nói, không có giá trị thực tiễn.
    7.4. Hướng tiếp cận nghiên cứu
    Xuất phát từ tổng quan nghiên cứu, nguồn gốc của đề tài và các câu hỏi nghiên cứu, NCS xác định hướng tiếp cận của đề tài là: Tổng hợp rõ các qui định hiện hành về sử dụng giá trị hợp lý trong Kế toán Quốc tế hiện nay, xem xét với việc áp dụng qui tắc này ở đại diện 03 châu lục là: Mỹ - đại diện cho Châu Mỹ, Anh - đại diện cho Châu Âu, Malaysia- đại diện cho Châu Á, là nước có nền kinh tế tương đồng với Việt Nam. Đồng thời, đối chiếu các qui định này với kế toán Việt Nam, chỉ ra sự khác biệt về áp dụng nguyên tắc kế toán theo giá trị hợp lý giữa kế toán Việt Nam và Kế toán quốc tế. NCS cũng nghiên cứu tình hình thực tế của kinh tế Việt Nam, trên cơ sở thực tiễn về đặc điểm từng loại hình doanh nghiệp, cơ sở thực hiện nguyên tắc để đề xuất các giải pháp áp dụng có hiệu quả.
    7.5. Các khó khăn mà NCS gặp phải trong quá trình nghiên cứu
    Đề tài nghiên cứu của người Việt Nam quá ít, các tài liệu bằng Tiếng Việt cũng không có nhiều. Do vậy, NCS phải thu thập và tham khảo chủ yếu các tài liệu của nước ngoài bằng Tiếng Anh thông qua các website chuyên ngành trên internet. Đây cũng là một trong những hạn chế về ngôn ngữ, bởi có những thuật ngữ chuyên ngành chưa được Việt hóa lần nào. Trong khi đó, cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 đã làm cho có rất nhiều các ý kiến trái chiều về việc có áp dụng nguyên tắc kế toán theo giá trị hợp lý hay không. Nhiều nhà quản lý cho rằng, chính việc áp dụng nguyên tắc này đã làm cho các ngân hàng phá sản nhanh hơn, làm cho cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng hơn. Các ý kiến trên đây đã làm NCS hoang mang, và đây là nguyên nhân chính dẫn đến việc NCS đã không hoàn thành đúng thời hạn đề tài nghiên cứu đã chọn.


    Chương 1
    LÝ LUẬN CHUNG VỀ GIÁ TRỊ HỢP LÝ VÀ KINH NGHIỆM SỬ DỤNG
    GIÁ TRỊ HỢP LÝ TRONG KẾ TOÁN QUỐC TẾ
    1.1. Những vấn đề lý luận chung về giá trị hợp lý
    Dưới đây trình bày tổng quát lịch sử hình thành và phát triển các nguyên tắc kế toán trên thế giới từ thời cổ đại cho đến hiện đại. Phần này không phải là một nghiên cứu về lịch sử phát triển của tất cả các nguyên tắc kế toán mà chỉ đi sâu chủ yếu vào sự hình thành và phát triển nguyên tắc xác định giá trị để ghi sổ kế toán trong các thời kỳ để từ đó làm rõ cơ sở hình thành lý luận chung về nguyên tắc kế toán theo giá trị hợp lý.
    1.1.1. Sự hình thành và phát triển nguyên tắc kế toán trên thế giới
    Không giống như phần lớn các nghề nghiệp hiện đại khác, kế toán có lịch sử phát triển lâu đời. Đã có không ít các cuộc hội thảo bàn về lịch sử phát triển của kế toán mà một trong những nội dung được đề cập thường xuyên nhất là quá trình ra đời và phát triển của phương pháp ghi sổ kép gắn liền với đóng góp của vị thầy tu kiêm nhà toán học người Ý Luca Pacioli.
    Lịch sử của kế toán gắn liền với sự ra đời và phát triển của hoạt động thương mại của con người mà cốt lõi là sự ra đời và phát triển của chữ viết cũng như việc sử dụng các con số và phép tính. Có ý kiến cho rằng kế toán phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu của thời đại nảy sinh do những sự thay đổi của môi trường và nhu cầu xã hội. Một số khác lại cho rằng chính sự phát triển của kế toán mới tạo điều kiện cho sự phát triển của thương mại vì chỉ thông qua việc sử dụng các phương pháp kế toán chính xác và đầy đủ, hoạt động sản xuất kinh doanh hiện đại mới có thể phát triển, đáp ứng được yêu cầu của chủ thể kinh doanh và xã hội. Tuy nhiên, dù khác nhau song hai ý kiến trên đều thống nhất ở một điểm, đó là sự gắn bó chặt chẽ giữa lịch sử phát triển của kế toán với hoạt động sản xuất kinh doanh của con người.
    Kế toán ra đời từ rất lâu và có rất nhiều công trình nghiên cứu chứng nhận định này. Tuy nhiên, không một tác giả nghiên cứu nào đưa ra thời gian chính xác khi nào kế toán ra đời.


    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    Danh mục tài liệu tiếng Việt
    1. Mai Ngọc Anh (2012), Có nên sử dụng giá trị hợp lý là cơ sở tính giá duy nhất trong kế toán tài chính, Khoa Kế toán, Học viện tài chính.
    2. Bộ Tài chính (2006), Chế độ kế toán doanh nghiệp - Quyển 1 - Hệ thống tài khoản kế toán, Nxb Tài chính.
    3. Bộ Tài chính (2006), Chế độ kế toán doanh nghiệp - Quyển 2 - Báo cáo tài chính, chứng từ và sổ kế toán, Nxb Tài chính.
    4. Bộ Tài chính (2008), Nội dung và hướng dẫn 26 Chuẩn mực Kế toán Việt Nam, Nxb Thống kê.
    5. Công ty Luật Brandco (2010), Mọi con đường đều dẫn tới kế toán theo giá trị hợp lý, http://www.brandco.vn.
    6. Đại học Kinh tế Quốc dân (2003), Giáo trình Lý thuyết hạch toán kế toán, Nxb Tài chính.
    7. Học viện Tài chính (2003), Giáo trình Lý thuyết hạch toán kế toán, Nxb Tài chính.
    8. Hồ sơ kiểm toán tại các công ty kiểm toán: AAT, KPMG, ACA Group, Thăng Long TDK, E&Y, AASC.
    9. Luật Kế toán (2003), Quốc hội Nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
    10. Phan Lê Thành Long (2008), Kế toán theo giá trị hợp lý trong cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ, http://www.kiemtoan.com.vn, ngày 10 tháng 10.
    11. Nguyễn Thế Lộc (2010), Tính hợp lý của “Giá trị hợp lý” trong hệ thống chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế, Tạp chí Kiểm toán, số 11.
    12. Bùi Thị Ngọc (2008), "Bàn về giá trị hợp lý trong hợp nhất kinh doanh", Tạp chí Nghiên cứu tài chính kế toán, số 09.
    13. Lê Hoàng Phúc (2011), Thực trạng và định hướng sử dụng giá trị hợp lý trong kế toán Việt Nam, Trường Cao đẳng Kinh tế Tài chính Vĩnh Long.
    14. Lê Vũ Ngọc Thanh (2005), Định hướng về việc sử dụng giá trị hợp lý trong hệ thống kế toán doanh nghiệp Việt Nam, Luận văn thạc sĩ kinh tế, ĐH Kinh tế TP.HCM.
    Danh mục tài liệu tiếng Anh
    15. David Alaxander, Anne Britton, Ann Joissen (2004), “International Financial Reporting and Analyis”, Thomson Learning, UK.
    16. FASB (2006), “Statement of Financial Accounting Standards No.157”, The Financial Accounting Foundation, USA.
    17. FASB (2008) Staff Position, “Statement of Financial Accounting Standards No.157”, The Financial Accounting Foundation, USA
    Các website:
    http:// www.ketoantrongoi.com;
    http:// www.webketoan.vn;
    http:// www.kiemtoan.com.vn;
    http:// www.***********;
    http:// www.vacpa.org.vn;
    http:// www.thegioiketoan.vn;
    http:// www.mof.gov.vn;
    http:// www.ssc.gov.vn;
    http:// www.fasb.org;
    http:// www.ifrs.org;
    http:// www.iasplus.com;
    http:// www.sec.gov;
    http:// www.ifrs.com;
    http:// www.pwc.com;
    http:// www.gti.org;
    http:// www.deloitte.com.
    Và website của 216 doanh nghiệp trong mẫu chọn khảo sát.
     
Đang tải...