Tiểu Luận Một số giải pháp hỗ trợ giáo viên chủ nhiệm trong công tác giáo dục học sinh chậm tiến theo hướng tí

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    2. Đặt vấn đề :

    2.1. Tầm quan trọng của vấn đề:
    Trong những năm học gần đây, Bộ GD và ĐT đã xác định mục tiêu giáo dục của bậc THCS là “ Tiếp tục phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ , thể chất , thẫm mỹ và các kỹ năng cơ bản của nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa có trình độ học vấn THCS và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học THPT, THCN, học nghề hoặc đi vào cuộc sống ”. Vì thế giáo dục thế nào để các em có thể trở thành những con người có đủ những phẩm chất, những tố chất cần thiết đáp ứng được những yêu cầu của xã hội trong một giai đoạn mới là điều vô cùng quan trọng.
          Vấn đề đặt ra là trường THCS có nhiệm vụ giáo dục học sinh phát triển trở thành con người hữu ích cho xã hội. Và trước tiên là phát triển về mặt nhân cách  hay nói cụ thể hơn là đạo đức, hạnh kiểm học sinh  phải được hình thành trên cơ sở tự rèn luyện của bản thân học sinh ngay trên ghế nhà trường THCS. Đó là ý thức học tập nghiêm túc, chấp hành đúng nội qui lớp học, trường học, chấp hành đúng pháp luật   
    2.2. Thực trạng:
    Hiện nay trên các phương tiện thông tin báo chí, truyền hình đã lên tiếng khá nhiều về hiện tượng học sinh cá biệt chậm tiến, bỏ học tụ tập băng nhóm, gây gỗ đánh nhau, Vấn đề này đã trở thành một mối quan ngại của dư luận, nhất là đối với gia đình và nhà trường.
    Giáo dục là một khoa học và là một nghệ thuật. Trong đó việc giáo dục, quản lý HS chậm tiến và ngăn chặn nguy cơ bỏ học của HS là một vấn đề khá nan giải, phức tạp và hết sức nhạy cảm. Công việc này đã và đang trở thành một thách thức lớn không chỉ riêng ngành giáo dục, mà còn ảnh hưởng toàn xã hôi.
    Hội nhập kinh tế quốc tế ngoài mặt tích cực, nó còn làm phát sinh những vấn đề mà chúng ta cần quan tâm: Bản sắc văn hóa dân tộc bị đe dọa, hội nhập kinh tế quốc tế đưa vào nước ta những sản phẩm phản nhân văn, gieo rắc lối sống tự do, làm xói mòn những giá trị đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc. Hiện nay một số bộ phận thanh thiếu niên có dấu hiệu sa sút nghiêm trọng về đạo đức, nhu cầu cá nhân phát triển lệch lạc, kém ý thức trong quan hệ cộng đồng, thiếu niềm tin trong cuộc sống, ý chí kém phát triển, không có tính tự chủ dễ bị lôi cuốn vào những việc xấu.
    Với những thực trạng chung của xã hội đã nêu, hiện nay ở trường THCS xã Đại Hồng điều ấy cũng đã tác động đến một bộ phận học sinh nhà trường, xuất hiện một bộ phận HS không chấp hành tốt nội qui nhà trường, học tập không nghiêm túc: như vi phạm về hạnh kiểm, gây gỗ đánh nhau, bỏ học, la cà hàng quán, chơi các trò chơi ăn tiền, vô lễ với người lớn tuổi, không vâng lời cha mẹ, thầy cô giáo. Làm ảnh hưởng không nhỏ đến nề nếp chung của nhà trường và chất lượng học tập giảm sút. Số HS nầy thường được gọi là học sinh cá biệt chậm tiến có xu hướng gia tăng. Nhà trường, giáo viên cũng đã có nhiều biện pháp uốn nắn, giáo dục nhưng chưa có hiệu quả.
    2.3. Lí do chọn đề tài:
    Xuất phát từ lý luận và thực tiễn trên, qua thực tế công tác quản lý và giảng dạy cho học sinh ở trường THCS, tôi nhận thấy việc nắm rõ thực trạng và đề ra các giải pháp hỗ trợ cho GVCN về công tác giáo giáo dục đạo đức cho học sinh chậm tiến ở trường THCS Phù Đổng là một nhiệm vụ hết sức cần thiết của người cán bộ QLGD. Đó là lý do tôi chọn đề tài này.
    2.4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu:
    Nghiên cứu về thực trạng và hiệu quả của các giải pháp hỗ trợ GVCN trong công tác giáo dục học sinh chậm tiến đã thực hiện tại trường THCS Phù Đổng - huyện Đại Lộc- tỉnh Quảng Nam, trong năm học 2011-2012.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...