Luận Văn Một số giải pháp hạn chế rủi ro an toàn tín dụng đối với kinh tế ngoài quốc doanh tại Ngân hàng công

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Mit Barbie, 6/1/12.

  1. Mit Barbie

    Mit Barbie New Member

    Bài viết:
    2,273
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    lời nói đầu


    Việt Nam đang trong quá trình đổi mới nền kinh tế, để từng bước phát triển, hội nhập với nền kinh tế của các nước trong khu vực và trên thế giới. Trải qua nhiều khó khăn, thử thách nền kinh tế nước ta đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Để đạt được điều đó có sự đóng góp không nhỏ của ngành ngân hàng với vai trò là "đòn bảy kinh tế" thông qua hoạt động tín dụng.
    Tín dụng ngân hàng là công cụ tài trợ vốn cho nền kinh tế, góp phần thúc đẩy sự phát triển cân đối của các ngành, các lĩnh vực khác theo định hướng của Nhà nước. Tín dụng ngân hàng đem lại nguồn thu nhập chủ yếu cho ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, hoạt động tín dụng ngân hàng lại là hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro.
    Rủi ro trong hoạt động tín dụng không chỉ tác động tới bản thân ngân hàng thương mại mà còn tác động tiêu cực tới nền kinh tế. Chính vì vậy, công tác hạn chế rủi ro tín dụng luôn được các ngân hàng thương mại quan tâm.
    Xuất phát từ tính cấp thiết của đề tài, sau thời gian thực tập tại ngân hàng Công thương Đống Đa, tôi đã quyết định chọn đề tài: "Một số giải pháp hạn chế rủi ro an toàn tín dụng đối với kinh tế ngoài quốc doanh tại ngân hàng công thương Đống Đa".
    Mục đích nghiên cứu của chuyên đề này là:
    - Nghiên cứu vấn đề rủi ro tín dụng trên phương diện lý thuyết: Bản chất của rủi ro tín dụng, các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng cũng như tác động của nó tới bản thân ngân hàng thương mại và với nền kinh tế.
    - Thông qua việc phân tích thực trạng hoạt động tín dụng của ngân hàng công thương Đống Đa để đánh giá được tình hình rủi ro trong hoạt động tín dụng của Chi nhánh.
    - Đưa ra một số ý kiến nhận xét và đề xuất các biện pháp nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng của Chi nhánh ngân hàng Công thương Đống Đa.
    Để giải quyết từng vấn đề trên, chuyên đề được thiết kế làm 3 chương:
    Chương 1: Tín dụng và rủi ro an toàn kinh tế ngoài quốc doanh trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại
    Chương 2: Thực trạng rủi ro trong hoạt động tín dụng an toàn kinh tế ngoài quốc doanh tại Chi nhánh ngân hàng Công thương Đống Đa.
    Chương 3: Một số giải phá hạn chế rủi ro tín dụng an toàn kinh tế ngoài quốc doanh đối với Chi nhánh ngân hàng Công thương Đống Đa.

    mục lục


    Lời nói đầu 4
    Chương 1: Tín dụng và rủi ro an toàn kinh tế ngoài quốc doanh trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại 6
    I. ngân hàng và tín dụng ngân hàng 6
    1. Khái quát về ngân hàng thương mại 6
    1.1. Khái niệm NHTM 6
    1.2. Các chức năng chủ yếu của NHTM 7
    2. Tín dụng ngân hàng 8
    2.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng 8
    2.2. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với hoạt động của NHTM 8
    II. Rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của NHTM 10
    1. Khái niệm rủi ro 11
    2. Các loại rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại 11
    2.1. Rủi ro tín dụng 11
    2.2. Rủi ro lãi suất 12
    2.3 Rủi ro nguồn vốn 12
    2.4. Rủi ro hối đoái 13
    2.5. Rủi ro trong thanh toán 14
    2.6. Rủi ro thuần tuý 15
    2.7. Rủi ro mất khả năng thanh toán 15
    3. Rủi ro tín dụng 15
    3.1. Các hình thức của rủi ro tín dụng 15
    3.1.1. Không thu được lãi đúng hạn 15
    3.1.2. Không thu được vốn đúng hạn 15
    3.1.3. Không thu đủ lãi 16
    3.1.4. Không thu đủ vốn 16
    3.2. Các nguyên nhân dẫn đến rủi ro 16
    3.2.1. Nguyên nhân từ môi trường kinh doanh 17
    3.2.2. Nguyên nhân từ phía khách hàng 18
    3.2.3. Nguyên nhân từ phía ngân hàng 19
    3.3. Các dấu hiệu của rủi ro tín dụng 20
    3.4. Tác động của rủi ro tín dụng 22
    3.5. Các chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng 24
    4. Các phương thức quản lý giảm thiểu rủi ro tín dụng 25
    Chương 2: Thực trạng cho vay an toàn và rủi ro tín dụng đối với kinh tế ngoài quốc doanh ở ngân hàng Công thương Đống Đa Hà Nội 31
    I. Tổng quan về ngân hàng công thương Đống Đa 31
    II. Tình hình huy động và sử dụng vốn tại NHCT Đống Đa 34
    1. Tình hình huy động vốn 35
    2. Tình hình sử dụng vốn 38
    III. Rủi ro tín dụng ở NHCT Đống Đa 44
    1. Thực trạng rủi ro tín dụng 44
    1.1. Tình hình lãi treo 44
    1.2. Thực trạng nợ quá hạn những năm gần đây tại NHCT Đống Đa 45
    1.3. Tình hình nợ quá hạn phát sinh của NHCT Đống Đa năm 2004 51
    2. Phân tích nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng tại NHCT Đống Đa 53
    3. Công tác xử lý rủi ro tín dụng ở NHCT Đống Đa 60
    4. Một số biện pháp NHCT Đống Đa đã và đang thực hiện nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại NHCT Đống Đa 62
    Chương 3: Các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng an toàn kinh tế ngoài quốc doanh ở ngân hàng Công thương Đống Đa 67
    I. Định hướng hoạt động tín dụng của NHCT Đống Đa trong thời gian tới 67
    II. Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng ở NHCT Đống Đa 68
    1. Công tác tổ chức, đào tạo cán bộ 68
    2. Tăng cường công tác thu thập và xử lý thông tin 69
    3. Linh hoạt, sáng tạo trong xử lý nghiệp vụ 70
    4. Các giải pháp phân tán rủi ro tín dụng 71
    5. Các biện pháp bảo đảm tiền vay 73
    6. Các biện pháp xử lý nợ khó đòi 74
    7. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ 74
    III. Một số kiến nghị với các cơ quan chức năng 75
    1. Kiến nghị với NHCT Việt Nam 75
    2. Kiến nghị với NHNN và các cấp, các ngành có liên quan 75
    3. Kiến nghị với Chính phủ 76
    Kết luận 79
    Tài liệu tham khảo 80
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...