Thạc Sĩ Một số giải pháp góp phần phát triển sản xuất kinh doanh công ty TNHH một thành viên Provimi Việt Na

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 26/8/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay các doanh nghiệp đang
    đứng trước những cơ hội, nhưng đồng thời cũng phải đối mặt với những nguy cơ
    không nhỏ. Vì thế để tồn tại và phát triển các doanh nghiệp phải đưa ra những giải
    pháp sản xuất kinh doanh đúng đắn. Thực tế đã cho thấy nếu doanh nghiệp nào có
    những giải pháp phù hợp sẽ giành được lợi thế cạnh tranh trên thị trường và vững
    bước phát triển.
    Thị trường kinh doanh ngày càng phát triển do đó các doanh nghiệp tìm cách
    giảm chi phí để tăng sự kỳ vọng của khách hàng, họ đưa ra những dịch vụ mới
    không chỉ đáp ứng các nhu cầu cơ bản của khách hàng mà còn ngày càng nâng cao
    các tiêu chuẩn để phục vụ khách hàng tốt hơn, phát huy các năng lực lõi góp phần
    nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.
    Công ty Provimi Việt Nam là công ty chuyên sản xuất kinh doanh các sản
    phẩm hỗ trợ dùng trong thức ăn chăn nuôi và tư vấn chăn nuôi (sau đây gọi tắt là
    premix). Trong thời gian qua ngành công nghiệp này được sự quan tâm hỗ trợ từ
    các chính sách của Chính phủ, bên cạnh những lợi thế công ty cũng gặp phải sự
    cạnh tranh gay gắt từ rất nhiều công ty khác trong ngành. Vì vậy, việc đưa ra các
    giải pháp phát triển cho công ty trong giai đoạn sắp tới có ý nghĩa hết sức quan
    trọng. Tuy nhiên, nguồn lực của mỗi công ty (doanh nghiệp) là có giới hạn vì vậy
    họ sẽ ưu tiên lựa chọn những giải pháp phù hợp với nội lực của công ty để phát huy
    được các cơ hội cũng như hạn chế các thách thức trên thị trường kinh doanh.
    Từ nhu cầu thực tế công ty và yêu cầu của chương trình đào tạo cao học tôi
    đã mạnh dạn chọn đề tài “Một số giải pháp góp phần phát triển sản xuất kinh
    doanh công ty TNHH một thành viên Provimi Việt Nam tới năm 2016” làm
    luận văn cao học chuyên ngành quản trị kinh doanh tại Trường Đại Học Lạc Hồng.2
    2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
    Đánh giá rõ thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Provimi
    Việt Nam trong những năm qua. Trên cơ sở phân tích thực trạng, tác giả tìm được
    điểm mạnh, điểm yếu ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh công ty. Ngoài
    ra, tác giả phân tích môi trường bên ngoài tìm được các yếu tố cơ hội, nguy cơ ảnh
    hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh công ty.
    Trên cơ sở phân tích ma trận SWOT tác giả đưa ra một số giải pháp cho sản
    xuất kinh doanh để phát triển công ty Provimi Việt Nam trong giai đoạn từ 2012 tới
    năm 2016.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    3.1 Đối tượng nghiên cứu
    Môi trường sản xuất kinh doanh công ty Provimi Việt Nam.
    3.2 Phạm vi nghiên cứu: sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực premix của công
    ty Provimi Việt Nam.
    Không gian nghiên cứu: công ty Provimi Việt Nam.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Các phương pháp nghiên cứu cơ bản trong quá trình thực hiện đề tài gồm:
    phương pháp nghiên cứu tại bàn, phương pháp thống kê, phương pháp chuyên gia
    và phương pháp điều tra bằng bảng câu hỏi.
    4.1 Phương pháp nghiên cứu tại bàn
    Phương pháp nghiên cứu tại bàn được sử dụng để:
    Hệ thống hóa lý luận, kinh nghiệm trong nước, xác định cơ sở lý luận và
    thực tiễn của luận văn. Từ đó giới thiệu được tổng quan phát triển của ngành sản
    xuất chất phụ gia cho ngành thức ăn chăn nuôi tại Đồng Nai nói riêng và Việt Nam
    nói chung.
    Thu thập và phân tích các số liệu về tình hình của công ty Provimi Việt Nam
    trong những năm qua. Trên cơ sở đó xây dựng được ma trận yếu tố bên trong IFE.
    Xử lý, phân tích hệ thống các thông tin, số liệu thu được từ khảo sát.3
    Đưa ra một số giải pháp cho sản xuất và kinh doanh; và các kiến nghị nhằm
    phát triển công ty Provimi Việt Nam tới năm 2016.
    Các phương pháp thống kê
    Phương pháp so sánh, phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp và
    phương pháp điều tra thực tế.
    4.2 Phương pháp phỏng vấn chuyên gia
    Sử dụng bảng câu hỏi đã được soạn trước để phỏng vấn các chuyên gia,
    những nhà quản lý của công ty Provimi Việt Nam và một số nhà quản lý, đại lý có
    kinh nghiệm làm việc kinh doanh và nghiên cứu trong cùng lĩnh vực.
    4.3 Phương pháp điều tra bằng bảng câu hỏi
    Để tăng tính thuyết phục cho luận văn, tác giả tiến hành điều tra một số câu
    hỏi để đánh giá hoạt động nguồn nhân lực và sự hài lòng của khách hàng với công
    ty Provimi.
    4.4 Hướng xử lý số liệu từ kết quả điều tra
    Số liệu được xử lý bằng phần mềm Excel để lượng hóa các điểm quan trọng
    từ đó có thể xác định điểm mạnh và điểm yếu, cơ hội và thách thức.
    Trong phiếu điều tra khách hàng và nhân viên tác giả sử dụng Excel để tính
    bình quân điểm đánh giá.
    5. Điểm mới của đề tài
    Đánh giá được toàn diện điểm mạnh, điểm yếu để từ đó đưa ra một số giải
    pháp pháp triển sản xuất kinh doanh cho công ty Provimi Việt Nam tới năm 2016.
    Đánh giá nguy cơ và cơ hội của công ty Provimi Việt Nam trong những năm
    qua từ đó đưa ra các kiến nghị giúp phát triển công ty.
    6. Kết cấu của đề tài nghiên cứu
    Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục bố cục
    đề tài bao gồm ba chương:
    Chương 1. Cơ sở lý luận phát triển sản xuất kinh doanh ngành premix
    Chương 2. Thực trạng môi trường sản xuất kinh doanh của công ty TNHH 1
    thành viên Provimi Việt Nam trong thời gian qua.4
    Chương 3. Một số giải pháp góp phần phát triển sản xuất kinh doanh công ty
    Provimi Việt Nam tới năm 2016.
    7. Cơ sở lập bảng câu hỏi điều tra khảo sát
    7.1 Khảo sát nhân viên Provimi
    Mục đích điều tra
    Có được cái nhìn rõ nét hơn về các vấn đề nguồn nhân lực của công ty hiện
    nay. Trong đó những công tác nào được nhân viên trong công ty hài lòng và chưa
    đạt. Từ đó đưa ra các giải pháp tốt hơn cho công tác nguồn nhân lực.
    Cơ sở lập bảng câu hỏi điều tra
    Trên cơ sở các vấn đề trong nguồn nhân lực: tuyển dụng, đào tạo, phát triển,
    duy trì nhân viên [7]. Tác giả xây dựng thành bảng một số câu hỏi về các vấn đề
    nguồn nhân lực của công ty. Câu hỏi được sử dụng dựa vào phiếu điều tra quan
    điểm nhân viên trong doanh nghiệp.
    Bảng câu hỏi phụ lục 5.
    Từ đó có thể xem xét các vấn đề chưa đạt và các vấn đề đã đạt để giúp cho
    công tác nhân lực tốt hơn. Tác giả tiến hành điều tra một số câu hỏi (theo thang đo
    Likert) để xem mức đánh giá một số mặt của công tác nhân lực tại công ty.
    Khó khăn trong quá trình điều tra, khảo sát
     Tổng số nhân viên trong công ty là 116 người với số mẫu tối thiểu là 50 mẫu,
    nên không có nhiều sự lựa chọn ngẫu nhiên để khảo sát.
     Một số trường hợp phải giải thích ý nghĩa của câu hỏi cho nhân viên được
    điều tra hiểu trước khi trả lời.
     Có một số nhân viên chưa thật sự hợp tác khi tiến hành khảo sát.
    7.2 Điều tra khách hàng của công ty Provimi
    Mục đích điều tra
    Xem xét mức độ hài lòng đối với công ty đặc biệt là trong các vấn đề hoạt
    động Marketing, sản phẩm của công ty.
    Từ đó làm cơ sở đưa ra các giải pháp phục vụ khách hàng tốt hơn.
    Cơ sở để lập bảng câu hỏi5
    Bảng câu hỏi được xây dựng trên các vấn đề về 4Ps của Philip Kotler [13] và
    mô hình đo lường giá trị và sự hài lòng khách hàng [20].
    Bảng câu hỏi phụ lục 4.
    Bảng 1: Sự đo lường giá trị và sự hài lòng khách hàng [20]
    Sản phẩm “thứ
    ta bán”
    Dịch vụ “cách
    ta kinh doanh”
    Chi phí Lợi nhuận
     Giá cả
     Độ tin cậy và độ bền
     Những tính năng duy nhất
     Hiểu biết về thương hiệu
     Khả năng tin tưởng được
    vào dịch vụ và sản phẩm
     Tiện ích
     Tư vấn chuyên gia
     Dịch vụ cá nhân
    Khó khăn trong quá trình khảo sát điều tra
     Số lượng khách hàng không tập trung tại một địa điểm mà rải rác.
     Khó khăn trong việc gặp gỡ từng khách hàng để điều tra khảo sát.
     Một số khách hàng không nhiệt tình hợp tác.
     Một số khách hàng, cần giải thích nhiều trước khi thực hiện điều tra.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...