Thạc Sĩ Một số giải pháp góp phần phát triển ngành thủy sản tỉnh Kiên Giang đến năm 2010

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 16/3/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài :
    Kinh tế thủy sản là thế mạnh thứ hai của tỉnh Kiên Giang và là ngành có khả năng
    tạo ra sản phẩm hàng hóa có giá trị cao. Với 200 km bờ biển và 63.000 km2
    ngư
    trường, nguồn lợi thủy sản phong phú, hàng năm sản lượng khai thác đạt tương đối lớn.
    Tuy nhiên hiện nay vấn đề cốt lõi là vốn đầu tư và cơ chế chính sách cũng như việc
    định hướng chiến lược phát triển ngành nghề thủy sản thực tế còn đòi hỏi cần có thêm
    nhiều chính sách mới, giải pháp mới đồng bộ của Nhà nước để không chỉ khôi phục mà
    điều quan trọng hơn là đầu tư chiều sâu, xây dựng chiến lược thủy sản thật sự vững
    mạnh để đáp ứng với yêu cầu của chiến lược kinh tế biển của Tỉnh.
    Kinh tế thủy sản là ngành kinh tế quan trọng và có tiềm năng lớn của tỉnh Kiên
    Giang, trong những năm qua tuy có phát triển nhưng chưa đáp ứng với yêu cầu của xã
    hội, chưa tương xứng với khả năng nguồn lợi to lớn của ngành, nhất là ngành chế biến
    thủy sản: Tuy đã có được uy tín tương đối tốt tại một số thị trường thủy sản truyền
    thống, việc được xuất hàng trực tiếp sang Châu Âu, Bắc Mỹ cũng là bước nhảy của
    ngành, tạo thêm lực đẩy cho xuất khẩu thủy sản phát triển, nhưng sản phẩm thủy sản
    xuất khẩu của Kiên Giang hiện nay vẫn còn ở dạng nguyên liệu, bán thành phẩm nhiều,
    để đạt được hiệu quả trong sản xuất kinh doanh cần xử lý nhiều vấn đề, trong đó các
    vấn đề về quản lý, tiền vốn, công nghệ, con người, thị trường mà thị trường là yếu tố
    quan trọng.
    Là một ngành kinh tế kỹ thuật mang tính khép kín từ các khâu sản xuất nguyên liệu
    như khai thác, nuôi trồng thủy sản đến các khâu chế biến và dịch vụ hậu cần nghề cá,
    kinh tế nghề cá của tỉnh Kiên Giang trong giai đoạn 2005 – 2010 muốn phát triển đi lên
    cần phải tranh thủ mọi nguồn vốn để đầu tư đầy đủ và đồng bộ ở tất cả các khâu trong
    qui trình sản xuất khép kín của mình. Nhằm khuyến khích đầu tư và phát triển các lĩnh
    vực thủy sản, UBND Tỉnh và sở Thủy sản Kiên Giang đã rất quan tâm đến sự phát
    triển của ngành, đã xây dựng các dự án và cũng đã có nhiều biện pháp để hỗ trợ. Chính
    vì những cơ hội, thách thức và tiềm năng của tỉnh Kiên Giang hiện tại cũng như tương
    lai về phát triển thủy sản tôi đã nghiên cứu đề tài : Một số giải pháp góp phần phát
    triển ngành thủy sản tỉnh Kiên Giang đến năm 2010” để góp một phần vào tiến trình
    phát triển của ngành Thủy sản Kiên Giang.
    2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
    Như chúng ta đã biết Kiên Giang là tỉnh được thiên nhiên ưu đãi, có bờ biển dài và
    sản lượng hải sản lớn, có rất nhiều tiềm năng và lợi thế phát triển trong khai thác, nuôi
    trồng và chế biến thủy sản. Tuy nhiên trong đề tài này tôi chỉ đánh giá một cách tổng
    quan về ngành thủy sản Kiên Giang. Những nội dung nghiên cứu và phân tích, đánh
    giá trong đề tài chỉ đi sâu một số lĩnh vực như vấn đề về thị trường, nuôi trồng và chế
    biến từ đó tìm ra các giải pháp mang tính qui hoạch chiến lược cho sự phát triển đi lên
    của ngành.
    3. Các phương pháp nghiên cứu :
    + Phương pháp thu thập dữ liệu :
    - Dữ liệu thứ cấp:
    . Từ các báo cáo tổng kết và tài liệu hội thảo về phát triển thủy sản của địa bàn
    nghiên cứu.
    . Các số liệu niên giám thống kê, bộ thủy sản, cùng với nguồn số liệu phong phú
    trên internet.
    - Dữ liệu sơ cấp:
    . Khảo sát ghi nhận thông tin cần thiết về các vấn đề cần nghiên cứu.
    . Phỏng vấn trực tiếp các cán bộ chủ chốt của ngành trên địa bàn nghiên cứu.
    . Phỏng vấn một số ngư dân.
    + Phương pháp nghiên cứu, phân tích:
    Trong luận văn này các phương pháp nghiên cứu, phân tích trong quản trị được
    sử dụng gồm: phương pháp lịch sử, phương pháp mô tả, phương pháp nghiên cứu
    tương quan kết hợp với các kỹ thuật so sánh, thống kê, dự báo nhằm xem xét và phân
    tích sự vật, hiện tượng trong mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau một cách biện
    chứng và có hệ thống, để từ đó phát hiện ra những thuận lợi cũng như những bất cập
    nhằm tạo cơ sở cho việc đề ra giải pháp hợp lý cho việc phát triển ngành thủy sản tỉnh
    Kiên Giang.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...