Thạc Sĩ Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ chế lãi suất thỏa thuận tại các Ngân hà

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    Danh mục chữ viết tắt
    Lời mở đầu

    CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ LÃI SUẤT TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

    1.1 Lãi suất trong nền kinh tế thị trường 1
    1.1.1 Lịch sử hình thành lãi suất 1
    1.1.2. Mô hình hình thành lãi suất 3
    1.1.3 Vai trò của lãi suất trong nền kinh tế thị trường 5
    1.1.4 Sự cần thiết và vai trò của NHTW trong điều hành lãi suất
    trên thị trường tiền tệ 8
    1.2 Cơ chế điều hành lãi suất của NHNN 10
    1.2.1.Nguyên tắc, yêu cầu và những tác động ảnh hưởng trong
    điều hành lãi suất 10
    1.2.2 Cơ chế kiểm soát trực tiếp 11
    1.2.3 Cơ chế kiểm soát gián tiếp 15
    1.2.4. Kinh nghiệm điều hành chính sách lãi suất ở các nước trên
    thế giới. 17
    1.3 Cơ chế cho vay theo lãi suất thoả thuận 19
    1.3.1. Tính tất yếu của việc thực hiện cơ chế cho vay theo lãi suất
    thỏa thuận. 19
    1.3.2. Điều kiện để cho vay theo lãi suất thỏa thuận bằng đồng
    Việt Nam. 20

    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ CHẾ LÃI SUẤT THOẢ THUẬN TẠI CÁC NHTM TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM
    2.1 Tình hình kinh tế xã hội TPHCM – Những đóng góp của hệ thống
    ngân hàng đối với sự phát triển của nền kinh tế trên địa bàn 25
    2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của hệ thống ngân hàng
    tại TPHCM 25
    2.1.2 Tình hình kinh tế – xã hội TPHCM 29
    2.1.3 Những đóng góp của hoạt động ngân hàng tác động đến
    sự phát triển kinh tế của TPHCM 30
    2.2 Thực trạng cho vay theo lãi suất thoả thuận tại các NHTM trên địa
    bàn TPHCM 33
    2.2.1 Đôi nét về cơ chế lãi suất thoả thuận 33
    2.2.2 Tình hình hoạt động huy động vốn 36
    2.2.3 Tình hình hoạt động tín dụng 42
    2.3 Đánh giá kết quả hoạt động của cơ chế lãi suất thoả thuận trong
    những năm qua. 48
    2.3.1 Những kết quả đạt được 48
    2.3.2 Những tồn tại của việc thực hiện cho vay theo lãi suất
    thoả thuận 51

    CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ CHẾ LÃI SUẤT THOẢ THUẬN TẠI CÁC NHTM TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM

    3.1 Phương hướng hoạt động của hệ thống NHTM Việt Nam giai
    đoạn 2001-2010. 55
    3.2 Một số giải pháp góp phần nâng cao hoạt động cho vay theo cơ
    chế lãi suất thoả thuận 56
    3.2.1 Nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của cơ chế lãi
    suất thoả thuận 52
    3.2.2 Nhóm giải pháp nhằm hạn chế rủi ro khi áp dụng cơ chế
    lãi suất thoả thuận trong hoạt động kinh doanh 60
    3.2.3 Nhóm các giải pháp khác 61
    3.3 Một số kiến nghị đối với NHNN, UBND TPHCM 62
    3.3.1 Kiến nghị đối với NHNN 62
    3.3.2 Kiến nghị đối với UBND TP.HCM 64

    Kết luận
    Tài liệu tham khảo

    LỜI MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Một trong những công cụ quan trọng góp phần điều tiết nền kinh tế mà Ngân
    hàng Trung ương sử dụng đó là công cụ lãi suất. Ngày nay, xu hướng hội nhập nền
    kinh tế thế giới thì điều quan trọng và trước tiên là cơ chế điều hành của Ngân hàng
    Trung ương phải thông thoáng. Có như thế mới tạo điều kiện cho các ngân hàng
    trong nước có một sân chơi lành mạnh và đủ sức cạnh tranh với các ngân hàng nước
    ngoài.
    Việc áp dụng cơ chế lãi suất thoả thuận bằng Việt Nam đồng đánh dấu một
    bước phát triển mạnh mẽ của Ngân hàng Nhà nước trong việc điều tiết nền kinh tế.
    Lãi suất được hình thành trên cơ sở quan hệ cung –cầu về vốn trên thị trường tiền
    tệ. Tuy nhiên trong thời gian này Ngân hàng Nhà nước vẫn công bố lãi suất cơ bản
    trên cơ sở tham khảo các mức lãi suất của các ngân hàng có thị phần lớn làm định
    hướng cho lãi suất thị trường.
    Bước đầu thực hiện cơ chế lãi suất thoả thuận đã mang lại hiệu quả kinh tế
    cho các TCTD cũng như các TCKT, do lãi suất được hình thành trên tinh thần
    “thuận mua, vừa bán”. Tuy nhiên, do tính chất thông thoáng của cơ chế lãi suất
    thoả thuận đã dẫn đến những hạn chế nhất định.
    Xuất phát từ ý nghĩa thực tiễn đó, tác giả đã chọn đề tài “Một số giải pháp
    góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ chế lãi suất thỏa thuận tại các
    NHTM trên địa bàn TPHCM
    ” làm đề tài tốt nghiệp.

    2. Mục đích nghiên cứu
    Mục đích là qua phân tích hoạt động thực tiễn của cơ chế lãi suất thoả thuận
    trong những năm qua của các NHTM trên địa bàn TPHCM thấy được những tồn tại
    để đề nghị một số giải pháp thiết thực góp phần nâng cao hiệu quả của cơ chế lãi
    suất thoả thuận.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
    Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn là hoạt động cho vay theo lãi
    suất thoả thuận tại các NHTM trên địa bàn TPHCM, nhằm đạt được mục tiêu
    nghiên cứu, luận văn sử dụng các số liệu từ năm 2002 đến 10/2004 và các số liệu
    dự báo có nguồn gốc đáng tin cậy để phân tích.
    4. Phương pháp nghiên cứu:
    Phươnh pháp nghiên cứu được sử dụng xuyên suốt trong luận văn là phương
    pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, đồng thời vận dụng một số phương pháp
    phân tích tổng hợp, phương pháp so sánh, thống kê. Ngoài ra, tác giả cũng tham
    khảo, trao đổi ý kiến với người hướng dẫn khoa học cũng như trao đổi ý kiến với
    các đồng nghiệp trong ngành ngân hàng.
    5. Kết cấu của luận văn:
    Để giải quyết nội dung cơ bản của đề tài, ngoài lời mở đầu và kết luận, bố
    cục của luận văn bao gồm 3 phần chính như sau:
    Chương 1: Cơ sở lý luận chung về lãi suất trong nền kinh tế thị trường
    Chương 2: Thực trạng hoạt động của cơ chế lãi suất thoả thuận tại các
    NHTM trên địa bàn TPHCM
    Chương 3: Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ
    chế lãi suất thoả thuận tại các NHTM trên địa bàn TPHCM
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...