Đồ Án Một số Giải pháp góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả đấu thầu tại công ty xây dựng dân dụng-Hà

Thảo luận trong 'Đấu Thầu' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    lời nói đầu
    ​Cùng với công cuộc công nghiệp hoá-hiện đại hoá hiện nay hoạt động đấu thầu sẽ giúp cho chủ đầu tư lựa chọn được nhà thầu đáp ứng tốt nhất những yêu cầu của mình, nhờ đó họ có được những công trình có chất lượng cao, giá cả hợp lý
    Hiện nay,Chính phủ đã ban hành Quy chế đấu thầu (Nghị định số 88/1999/NĐ-CP) và Nghị định 14/2000/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của Quy chế đấu thầu đã tạo khung pháp lý cho hoạt động đấu thầu.
    Tuy nhiên, hoạt động đấu thầu đang còn rất mới mẻ ở nước ta cho nên chưa thể có được sự hoàn thiện trong hoạt động đấu thầu kể cả quản lý nhà nước về đấu thầu và hoạt động dự thầu của các doanh nghiệp xây dựng ,
    Trong cơ chế thị trường thì sự cạnh tranh là rất khốc liệt và đó là một trong những động lực cho sự phát triển kinh tế-xã hội. Trong hoạt động đấu thầu thì sự cạnh tranh cũng không kém phần quyết liệt đó là cạnh tranh về giá bỏ thầu, cạnh tranh về chất lượng công trình, cạnh tranh về tiến độ thi công (thể hiện thông qua các biện pháp kỹ thuật-thi công) và sự cạnh tranh giúp cho các nhà thầu lớn lên về mọi mặt. Cùng với sự đòi hỏi ngày càng cao của các chủ đầu tư về chất lượng công trình tiến độ thi công .đòi hỏi Các nhà thầu phải luôn luôn nổ lực để nâng cao năng lực của mình. Hoạt động đấu thầu ngày càng trở nên có tính quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp xây dựng, việc nâng cao chất lượng và hiệu quả đấu thầu có ý nghĩa to lớn.
    Qua thời gian thực tập tại Công ty xây dựng dân dụng tìm hiểu và nghiên cứu công tác dự thầu của công ty. Tôi nhận thấy rằng còn có rất nhiều vấn đề bất cập, bức xúc phát sinh trong hoạt động đấu thầu ở cả trong và ngoài công ty. Với mong muốn góp phần nhỏ bé của mình trong việc nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác đấu thầu tại công ty Tôi đã chọn đề tài “Một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả đấu thầu tại công ty xây dựng dân dụng-Hà Nội” làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình.
    Đề tài này được chia làm 3 phần như sau:
    Phần một: Đấu thầu-phương thức lựa chọn đối tác kinh doanh tối ưu trong xây dựng cơ bản, đảm bảo sự thành công cho các nhà đầu tư .
    Phần hai: Thực trạng công tác đấu thầu ở công ty xây dựng dân dụng-Hà Nội
    Phần ba: Một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả đấu thầu tại công ty xây dựng dân dụng-Hà Nội.
    Vì thời gian nghiên cứu không dai, trình độ còn hạn chế cho nên nội dụng chuyên đề này khó tránh khỏi những thiếu sót , em mong nhận được những ý kiến đóng góp, đánh giá, phê bình của các thầy cô giáo, của các cô, các chú trong phòng Tiếp thị-Công ty xây dựng dân dụng cũng như những góp ý của các bạn sinh viên cùng lớp để chuyên đề này được hoàn thiện hơn.



















    phần một:
    ĐẤU THẦU- PHƯƠNG THỨC LỰA CHỌN ĐỐI TÁC KINH DOANH TỐI ƯU TRONG XÂY DỰNG CƠ BẢN, ĐẢM BẢO SỰ THÀNH CÔNG CHO CÁC NHÀ ĐẦU TƯ.
    I-Những vấn đề chung về đấu thầu:
    1-Các khái niệm:
    1.1-Khái niệm đấu thầu:

    Trên thực tế có một số định nghĩa về thuật ngữ đấu thầu. Tuy nhiên, quy định về đấu thầu dù dưới dạng Quy chế hay Luật cũng đều sử dụng một thuật ngữ có xuất xứ tiếng Anh là “Procurement” (nghĩa là mua sắm).
    Theo định nghĩa về thuật ngữ “đấu thầu” trong Quy chế đấu thầu của Việt Nam : Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng được các yêu cầu của bên mời thầu trên cơ sở cạnh tranh giữa các nhà thầu. Kết quả của sự lựa chọn là có một hợp đồng được ký kết với các điều khoản quy định chi tiết trách nhiệm của hai bên. Một bên là nhà thầu phải thực các nhiệm vụ như nêu trong chào hàng (có thể là một dịch vụ tư vấn, cung cấp một loại hàng hoá hoặc chịu trách nhiệm xây dựng một công trình .), còn Bên mời thầu sẽ có trách nhiệm giám sát, kiểm tra, nghiệm thu và thanh toán tiền.
    1.2-Một số thuật ngữ chính sử dụng trong Quy chế Đấu thầu:
    a-Bên mời thầu :
    là chủ dự án, chủ đầu tư hoặc đại diện hợp pháp của chủ dự án, chủ đầu tư được giao trách nhiệm thực hiện công việc đấu thầu.
    b- Nhà thầu là tổ chức kinh tế có đủ tư cách pháp nhân tham gia đấu thầu. Trong trường hợp đấu thầu tuyển chọn tư vấn, nhà thầu có thể là cá nhân. Nhà thầu là nhà xây dựng trong đấu thầu xây lắp; là nhà cung cấp trong đấu thầu mua sắm hàng hoá; là nhà tư vấn trong đấu thầu tuyển chọn tư vấn; là nhà đầu tư trong đấu thầu lựa chọn đối tác đầu tư . Nhà thầu trong nước là nhà thầu có tư cách pháp nhân Việt Nam và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.
    c- Tư vấn: là hoạt động đáp ứng các yêu cầu về kiến thức, kinh nghiệm chuyên môn cho Bên mời thầu trong việc xem xét, quyết định, kiểm tra quá trình chuẩn bị và thực hiện dự án.
    d- Gói thầu: là toàn bộ dự án hoặc một phần công việc của dự án được phân chia theo tính chất kỹ thuật hoặc trình tự thực hiện dự án, có quy mô hợp lý và đảo bảo tính đồng bộ của dự án. Trong trường hợp mua sắm, gói thầu có thể là một hoặc một số loại đồ dùng, trang thiết bị hoặc phương tiện. Gói thầu được thực hiện theo một hoặc nhiều hợp đồng( khi gói thầu được chia thành nhiều phần).
    e-Hồ sơ mời thầu: là toàn bộ tài liệu do Bên mời thầu lập, bao gồm các yêu cầu cho một gói thầu được dùng làm căn cứ để nhà thầu chuẩn bị hồ sơ dự thầu và Bên mời thầu đánh giá hồ sơ dự thầu.
    Hồ sơ mời thầu phải được người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền phê duyệt trước khi phát hành.
    f-Hồ sơ dự thầu: là toàn bộ các tài liệu do nhà thầu lập theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Tuỳ theo lĩnh vực đấu thầu mà yêu cầu đối với Hồ sơ dự thầu có khác nhau. Chẳng hạn trong Hồ sơ dự thầu đối với tư vấn cần làm rõ kinh nghiệm đã thực hiện các công việc tương tự, giải pháp và phương pháp luận, nói rõ nhân sự tham gia, đặc biệt là các cá nhân có vai trò chính. Đối với cung cấp hàng hoá, Hồ sơ dự thầu cần nói rõ các đặc tính kỹ thuật của hàng hoá, các vấn đề thương mại, tài chính . Đối với xây lắp, Hồ sơ dự thầu cần xác định biện pháp và tổ chức thi công, tiến độ thực hiện, nguồn vật tư, thiết bị thi công cũng như các nội dung về tài chính , điều kiện thanh toán.
    Hồ sơ dự thầu phải được nộp tới Bên mời thầu trước thời điểm đóng thầu, phải có chữ kí của người đứng đầu tổ chức nhà thầu kí hoặc người được uỷ quyền hợp pháp.
    g-Các quy định về mốc thời gian:
    Các mốc thời gian về thông báo mời thầu. chuẩn bị Hồ sơ mời thầu, chuẩn bị Hồ sơ dự thầu thời điểm đóng và mở thầu, thời gian đánh giá hồ sơ dự thầu, phê duyệt trúng thầu, ký hợp đồng . được cụ thể trong các quy định về đấu thầu để đảm bảo sự minh bạch của quá trình đấu thầu.
    h-Một số quy định về giá:
    -Giá gói thầu: là giá được xác định cho từng gói thầu trong từng kế hoạch đấu thầu của dự án trên cơ sở tổng mức đầu tư hoặc tổng dự toán, dự toán được duyệt. Trong trường hợp đấu thầu tuyển chọn tư vấn chuẩn bị dự án, giá gói thầu gói thầu phải được người có thẩm quyền chấp thuận trước khi tổ chức đấu thầu.
    -Giá dự thầu: là giá do nhà thầu ghi trong hồ sơ dự thầu sau khi đã trừ phần giảm giá ( nếu có) bao gồm toàn bộ chi phí cần thiết để thực hiện gói thầu.
    -Giá đánh giá: là giá dự thầu đã sửa lổi và hiệu chỉnh các sai lệch (nếu có), được quy đổi về cùng mặt bằng ( kỹ thuật, tài chính , thương mại và các nội dung khác) để làm cơ sở so sánh giữa các hồ sơ dự thầu.
    -Giá đề nghị trúng thầu: là giá do Bên mời thầu đề nghị trên cơ sở giá dự thầu của nhà thầu được đề nghị trúng thầu sau khi sửa lỗi và hiệu chỉnh các sai lệch theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu.
    -Giá trúng thầu: là giá được người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền phê duyệt kết quả đấu thầu để làm căn cứ cho Bên mời thầu thương thảo hoàn thiện và ký hợp đồng với nhà thầu trúng thầu.
    Giá trúng thầu không được lớn hơn giá gói thầu trong kế hoạch đấu thầu được duyệt.
    -Giá ký hợp đồng: là giá được bên mời thầu và nhà thầu trúng thầu thoả thuận sau khi thương thảo hoàn thiện hợp đồng và phù hợp với kết quả trúng thầu. h-Bảo lãnh dự thầu: là việc nhà thầu đặt một khoản tiền (tiền mặt, séc, bảo lãnh của ngân hàng hoặc hình thức tương đương) vào một địa chỉ với một thời gian xác định theo quy định trong hồ sơ mời thầu để đảm bảo trách nhiệm của nhà thầu đối với hồ sơ dự thầu.
    i-Bảo lãnh thực hiện hợp đồng: là việc nhà thầu trúng thầu đặt một khoản tiền ( tiền mặt, séc, bảo lãnh của ngân hàng hoặc hình thức tương đương) vào một địa chỉ với một thời gian xác định theo quy định của hồ sơ mời thầu và kết quả đấu thầu để đảm bảo trách nhiệm thực hiện hợp đồng đã ký.
     
Đang tải...