Thạc Sĩ Một số giải pháp góp phần mở rộng thị trường xuất khẩu cho Công ty may Tây Đô đến năm 2010

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mục lục

    Chương 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN CỦA ĐỀ TÀI

    1.1 Khái niệm thị trường và các nội dung của phân khúc thị trường .1
    1.2 Tác động của môi trường kinh doanh đến thị trường của dệt may 4
    1.2.1. Môi trường vĩ mô 4
    1.2.1.1 Các yếu tố kinh tế .5
    1.2.1.2 Yếu tố chính phủ và chính trị .5
    1.2.1.3 Yếu tố văn hóa-xã hội .6
    1.2.1.4 Yếu tố tự nhiên 6
    1.2.1.5 Yếu tố công nghệ và kỹ thuật 6
    1.2.2 Môi trường vi mô .7
    1.2.2.1 Đối thủ cạnh tranh (Competitors) 7
    1.2.2.2 Khách hàng (Customers) .9
    1.2.2.3 Những nhà cung cấp (Suppliers) 10
    1.2.2.4 Các trung gian Marketing (Marketing Intermediaries) .10
    1.2.3. Nội bộ bản thân doanh nghiệp .11
    1.2.3.1 Sản xuất .11
    1.2.3.2 Tài chính 12
    1.2.3.3 Marketing .13
    1.2.3.4 Nghiên cứu và phát triển .14
    1.2.3.5 Thông tin 15
    1.2.3.6 Nguồn nhân lực 15
    1.3. Vai trò của ngành dệt may đối với việc phát triển kinh tế-xã hội 16

    Chương 2: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG CỦA CÔNG TY MAY TÂY ĐÔ
    2.1. Giới thiệu về sự hình thành-phát triển của công ty May Tây Đô .18
    2.2. Thực trạng thị trường của công ty May Tây Đô 20
    2.2.1 Thực trạng sản xuất .20
    2.2.2. Thực trạng tài chính .22
    2.2.3 Thực trạng marketing 25
    2.2.4 Thực trạng nghiên cứu và phát triển 28
    2.2.5 Thực trạng thông tin 29
    2.2.6 Thực trạng nguồn nhân lực .29
    2.2.7 Thực trạng thị trường .32
    2.2.7.1 Thị trường Mỹ 32
    2.2.7.2 Thị trường EU 34
    2.2.7.3 Thị trường Nhật Bản 36
    2.3 Tác động của môi trường đến công ty May Tây Đô 38
    2.3.1 Môi trường vĩ mô .38
    2.3.1.1 Yếu tố kinh tế 38
    2.3.1.2 Yếu tố chính phủ và chính trị .38
    2.3.1.3 Yếu tố văn hóa-xã hội .39
    2.3.1.4 Yếu tố tự nhiên 39
    2.3.1.5 Yếu tố công nghệ và kỹ thuật 40
    2.3.2 Môi trường vi mô .40
    2.3.2.1 Đối thủ cạnh tranh 40
    2.3.2.2 Nhà cung cấp .43

    Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GÓP PHẦN MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG CHO CÔNG TY MAY TÂY ĐÔ ĐẾN NĂM 2010
    3.1 Mục tiêu phát triển của Công ty may Tây Đô đến năm 2010 .49
    3.2 Một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường
    cho Công ty May Tây Đô đến năm 2010 .49
    3.2.1 Biện pháp Marketing 49
    3.2.1.1 Sản phẩm (Product) 50
    3.2.1.2 Giá cả (Price) .54
    3.2.1.3 Phân phối (Place) .54
    3.2.1.4 Chiêu thị (Promotion) 56
    3.2.1.4.1 Tiếp thị trực tiếp 56
    3.2.1.4.2 Tiếp thị qua hội chợ triển lãm 56
    3.2.1.4.3 Tiếp thị qua mạng Internet .57
    3.2.2 Biện pháp công nghệ 57
    3.2.3 Biện pháp vốn .58
    3.2.4 Biện pháp phát triển nguồn nhân lực có kỹ năng .58
    3.2.5 Biện pháp về nghiên cứu và phát triển 59
    3.3 Kiến nghị 59
    Kết luận 61
    Tài liệu tham khảo .62

    Danh mục các bảng


    Vai trò của ngành dệt may trong nền kinh tế Việt Nam 17
    Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu của Công ty May Tây Đô 21
    Kết quả haọt động kinh doanh của Công ty May Tây Đô .23
    Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Công ty May Tây Đô 26
    Những thị trường cung cấp hàng dệt may lớn nhất sang Mỹ .32
    Kim ngạch xuất khẩu của Công ty May Tây Đô vào thị trường Mỹ .33
    Kim ngạch xuất khẩu của Công ty May Tây Đô vào thị trường EU 35
    Kim ngạch xuất khẩu của Công ty May Tây Đô vào thị trường Nhật Bản .36

    Danh mục các đồ thị

    Đồ thị 2.1. Doanh thu của may Tây Đô qua 3 năm 2001 – 2003 .24
    Đồ thị 2.2. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của các thị trường 37

    MỞ ĐẦU
    Lý do chọn đề tài

    Trong giai đoạn hiện nay, khi nền kinh tế nước ta chuyển sang hoạt động
    theo cơ chế thị trường, quan hệ buôn bán với nước ngoài được mở rộng và xu thế
    phải hòa nhập vào nền kinh tế thế giới đã trở thành tất yếu và cấp bách, với
    điểm xuất phát thấp, Việt Nam cần phải tìm cho mình một hướng đi riêng để vừa
    có thể khai thác được lợi thế của đất nước, đồng thời nhanh chóng đuổi kịp đà
    phát triển của thế giới.
    Dệt may được coi là một trong những ngành trọng điểm của nền công
    nghiệp Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Với
    những lợi thế riêng biệt như: vốn đầu tư không lớn, thời gian thu hồi vốn nhanh,
    thu hút nhiều lao động và có nhiều điều kiện mở rộng thị trường trong và ngoài
    nước, ngành dệt may Việt Nam hiện nay đang được xem là ngành sản xuất mũi
    nhọn và có tiềm năng phát triển khá mạnh. Tuy nhiên, do có cùng những thế
    mạnh riêng nên ngành dệt may cũng là ngành được hầu hết các nước đang phát
    triển tham gia. Do đó, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này phải đương
    đầu với sự cạnh tranh hết sức gay gắt ngay cả trên thị trường nội địa và thị
    trường xuất khẩu. Đặc biệt trong xu thế hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế như
    hiện nay, ngành dệt may Việt Nam đang phải đối đầu với nhiều thách thức lớn,
    phải cạnh tranh ngang bằng với các cường quốc xuất khẩu như Trung Quốc, Ấn
    Độ, Pakistan, Hàn Quốc .
    Tình hình trên đòi hỏi mọi doanh nghiệp phải tự thân vận động để tồn tại
    và phát triển. Tuy hàng dệt may đạt kim ngạch xuất khẩu cao, nhưng chủ yếu
    làm gia công, nguyên liệu sản xuất hầu như hoàn toàn phải nhập khẩu từ nước
    ngoài, hàng xuất khẩu phải qua khâu trung gian nên đã làm giảm hiệu quả công
    tác xuất khẩu. Trước những thách thức này, nếu ngành dệt may không kịp đầu tư
    đổi mới công nghệ, nâng cấp quản lý và chất lượng sản phẩm, thay đổi phương
    thức kinh doanh phù hợp thì sẽ bị mất thời cơ và sẽ khó có khả năng hội nhập và
    phát triển trong thời gian tới.
    Trong thời gian qua, mặc dù công ty May Tây Đô rất thành công trên thị
    trường nội địa (chủ yếu là thị trường ở khu vực Đồng Bằng sông Cửu Long),
    doanh số bán hàng tăng lên rất nhanh hàng năm. Tuy nhiên, xuất khẩu vẫn
    chiếm một vị trí rất quan trọng quyết định doanh thu của một công ty có truyền
    thống về may gia công này. Song doanh thu về xuất khẩu trong những năm gần
    đây liên tục bị biến động trên thị trường thế giới như việc giảm dần áp dụng hạn
    ngạch của các nước EU, Canada nhằm bảo hộ ngành dệt may trong nước. Bên
    cạnh đó, doanh thu từ các khách hàng truyền thống đặt hàng may gia công như
    Nhật Bản, Đài Loan cũng giảm mạnh do thị trường tiêu thụ chính của các khách
    hàng này là Mỹ đang gặp nhiều vấn đề nghiêm trọng về kinh tế
    Từ thực tế đó, việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may và phát triển thị
    trường trong cũng những ngoài nuớc, hơn lúc nào hết đã và đang trở nên vô cùng
    quan trọng cho tương lai của mỗi doanh nghiệp nói riêng và của cả ngành dệt
    may Việt Nam nói chung. Xuất phát từ nhận thức đó, chúng tôi chọn đề tài
    MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU
    CHO CÔNG TY MAY TÂY ĐÔ ĐẾN NĂM 2010
    ” làm luận văn Thạc sĩ Kinh tế
    chuyên ngành Kinh tế, Quản trị kinh doanh.

    Phạm vi nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu của luận văn là Công ty May Tây Đô.
    Phạm vi nghiên cứu của luận văn chủ yếu xoay quanh thị trường xuất khẩu
    của Công ty May Tây Đô để từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm mở rộng thị
    trường xuất khẩu.
    Các phương pháp nghiên cứu
    Để có thông tin làm nền tảng đề xuất những giải pháp, người nghiên cứu sử
    dụng những phương pháp cơ bản như: phương pháp đọc tài liệu, phương pháp
    quan sát. Phương pháp luận của luận văn là phương pháp duy vật biện chứng và
    duy vật lịch sử nhằm vận dụng các kiến thức tổng hợp thuộc chuyên ngành kinh
    tế, quản trị kinh doanh về phương pháp nghiên cứu, sử dụng các phương pháp
    phân tích và phương pháp tổng hợp như phương pháp thống kê-toán, phương
    pháp logic và lịch sử, phương pháp hệ thống, phương pháp nghiên cứu tương
    quan làm căn cứ, áp dụng các thành tựu nghiên cứu về giải pháp chiến lược mở
    rộng và phát triển thị trường.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...