Luận Văn Một số giải pháp góp phần mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm tại công ty TNHH SX TM XNK Tùng Mai

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Ác Niệm, 5/12/11.

  1. Ác Niệm

    Ác Niệm New Member

    Bài viết:
    3,584
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU
    Tính cấp thiết của đề tài
    Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta có những biến chuyển tích cực, từ nền kinh tế với cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước.
    Hoạt động trong cơ chế thị trường dưới sự quản lý của nhà nước, mỗi doanh nghiệp phải vận động trên thị trường, tìm mua các yếu tố cần thiết cho sản xuất và tìm thị trường để tiêu thụ sản phẩm sản xuất ra. Phương châm chi phối hành động của các doanh nghiệp là" Sản xuất và đưa ra thị trường cái mà thị trường cần, chứ không thể bắt thị trường chấp nhận cái mà doanh nghiệp sẵn có". Điều đó chứng tỏ thị trường là chiếc " Cầu nối" giữa sản xuất và tiêu dùng, thị trường là khâu quan trọng nhất trong quá trình tái sản xuất hàng hoá của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
    Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp không những có nhiệm vụ sản xuất ra sản phẩm mà còn có nhiệm vụ tổ chức tiêu thụ số sản phẩm đó. Tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn cuôí cùng của quá trình sản xuất kinh doanh, là yếu tố quyết định sự tồn tại - phát triển của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp chỉ có thể tồn tại và phát triển bền vững nếu họ luôn bám sát thích ứng với mọi biến động của thị trường và có trách nhiệm đến cùng với các sản phẩm của mình. Vì thế tiêu thụ được sản phẩm, trang trải được cac khoản chi phí, đảm bảo kinh doanh có lãi thực sự không phải là vấn đề đơn giản. Các doanh nghiệp phải sâu tìm hiểu, nghiên cứu thị trường, đặc biệt là thị trường tiêu thụ sản phẩm, để từ đó đề ra các phương pháp, biện pháp nhằm duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm - một trong những yêu cầu hàng đầu của quản lý doanh nghiệp.
    Trong điều kiện hiện nay, việc duy trì và mở rộng thị trường là một trong những yêu cầu của quản lý doanh nghiệp. Để thực hiện tốt những yêu cầu này doanh nghiệp cần phải có những chiến lược, biện pháp phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp. Cũng như tình trạng chung đối với các doanh nghiệp hiện nay, Công Ty TNHH Tùng Mai gặp nhiều khó khăn trong khâu tiêu thụ sản phẩm. Nhận thức rõ về tầm quan trong của vấn đề này với mong muốn góp phần đẩy mạnh công tác tiêu thụ, em chọn nghiên cứu đề tài:
    “Một số giải pháp góp phần mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm tại Công Ty TNHH SX TM XNK Tùng Mai ” làm đề tài thực hiện khóa luận tốt nghiệp của mình.
    v Mục đích nghiên cứu
    - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.
    - Đánh giá thực trạng mở rộng thị trường vật liệu xây dựng của công ty Tùng Mai những năm qua, từ đó rút ra những thuận lợi, khó khăn trong việc mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm tại công ty.
    - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH Tùng Mai.
    v Đối tượng nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là thị trường tiêu thụ sản phẩm và việc mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp nói chung và thị trường tiêu thụ của công ty Tùng Mai nói riêng.
    v Phạm vi nghiên cứu
    Thị trường tiêu thụ của công ty Tùng Mai và mở rộng thị trường VLXD theo cách tiếp cận tăng thị phần của công ty Tùng Mai trên thị trường hiện có và tăng số lượng thị trường mới.
    v Phương pháp nghiên cứu
    Phương pháp nghiên cứu của đề tài là phương pháp duy vật biện chứng, bên cạnh đó khóa luận còn sử dụng phương pháp:
    - Phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu, tổng hợp kinh tế, hệ thống hóa, khái quát hóa.
    - Phương pháp so sánh, phân tích kinh tế, xã hội,phương pháp điều tra, thăm dò.
    v Kết cấu của đề tài
    Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục nội dung của đề tài được trình bày qua ba chương gồm:
    Chương 1: Cơ sở lý luận về thị trường và hoạt động mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.
    Chương 2: Thực trạng hoạt động tiêu thụ sản phẩm và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH Tùng Mai
    Chương 3: Một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm tại công ty TNHH Tùng Mai.



    MỤC LỤC


    LỜI MỞ ĐẦU
    Tính cấp thiết của đề tài 1
    Mục đích nghiên cứu 2
    Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
    Phương pháp nghiên cứu 2
    Kết cấu của đề tài 2
    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỊ TRƯỜNG VÀ HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP
    1.1 Thị trường và vai trò, chức năng của thị trường đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp 4
    1.1.1 Khái niệm về thị trường 4
    1.1.2 Vai trò của thị trường 6
    1.1.3 Chức năng của thị trường 6
    1.1.3.1 Chức năng thực hiện 6
    1.1.3.2 Chức năng thừa nhận 6
    1.1.3.3 Chức năng điều tiết, kích thích 7
    1.1.3.4 Chức năng thông tin 7
    1.1.4 Phân loại thị trường 7
    1.1.5 Thị trường phản ánh thế và lực của doanh nghiệp trong cạnh tranh 9
    1.2 Hoạt động mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp 10
    1.2.1 Khái niệm mở rộng thị trường tiêu thụ 10
    1.2.2 Quan điểm về mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp 10
    1.2.3 Vai trò của hoạt động mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm 12
    1.2.4 Nội dung của hoạt động mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm 14
    1.2.5 xây dựng chiến lược mở rộng thị trường 15
    1.2.6 Lựa chọn phương thức tiêu thụ sản phẩm 16
    1.3 Tổ chức thực hiện chiến lược mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm 18
    1.4 Tác dụng của duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm 18
    1.5 Những biện pháp nhằm duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm 18
    1.6 Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến việc mở rộng, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp 21
    1.6.1 Các nhân tố bên trong doanh nghiệp 21
    1.6.2 Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp 24
    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM VÀ HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY TNHH TÙNG MAI
    2.1 Giới thiệu tổng quát về công ty TNHH Tùng Mai 27
    2.1.1 lịch sử hình thành và phát triển 27
    2.1.2 Chức năng và lĩnh vực hoạt động 28
    2.1.3 Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý tại doanh nghiệp 28
    2.1.3.1 Cơ cấu tổ chức 28
    2.1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban trong công ty 28
    2.1.4 Thị trường tiêu thụ 30
    2.2 Hoạt động mở rộng thị trường tiêu thụ tại công ty TNHH Tùng Mai 31
    2.2.1 Đặc điểm về thị trường hàng vật liệu xây dựng (VLXD) ở Việt Nam 31
    2.2.2 Đặc điểm về sản phẩm và thị trường kinh doanh của công ty Tùng Mai 32
    2.2.2.1 Thị trường đầu vào 33
    2.2.2.2 Thị trường đầu ra 34
    2.3 Thực trạng công tác tiêu thụ và hoạt động mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty Tùng Mai 34
    2.3.1 Công tác tổ chức mạng lưới tiêu thụ 35
    2.3.2 Công tác quản trị nhân lực bán hàng 36
    2.3.3 Kết quả tiêu thụ sản phẩm theo mặt hàng 38
    2.3.4 Kết quả tiêu thụ sản phẩm theo thị trường 39
    2.4 Các chính sách và biện pháp mà công ty đã áp dụng nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm trong thời gian qua (2008 – 2010) 40
    2.4.1 Chính sách sản phẩm 40
    2.4.2 Chính sách đối với các khách hàng công nghiệp và thương mại 41
    2.4.3 Chính sách giá bán 42
    2.4.4 Chính sách khuyến mại, quảng cáo 42
    2.5 Đánh giá những ưu điểm và tồn tại của công ty trong việc mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm 43
    2.5.1 Ưu điểm 43
    2.5.2 Mặt còn tồn tại 43
    CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN ỔN ĐỊNH VÀ MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TÙNG MAI
    3.1 Một số giải pháp 45
    3.1.1 Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường 45
    3.1.2 Xác định thị trường mục tiêu 48
    3.1.3 Sử dụng chiến lược giá để cạnh tranh. 49
    3.1.4 Định hướng phát triển sản phẩm mới - Đa dạng hoá sản phẩm 50
    3.1.5 Biện pháp tổ chức tiêu thụ sản phẩm 50
    3.1.6 Mở rộng các hoạt động hỗ trợ bán hàng 52
    3.1.6.1 Quảng cáo 52
    3.1.6.2 Xúc tiến bán hàng 53
    3.1.6.3 Tăng cường đội ngũ nhân viên đi chào hàng công trình, tiếp thị quản lý của từng khu vực 53
    3.1.6.4 Dịch vụ bán hàng và sau bán hàng 54
    3.1.6.5 Đào tạo đội ngủ nhân viên bán hàng chuyên nghiệp 55
    3.1.6.6 Áp dụng chiến lược PR hợp lý 56
    3.1.6.7 xây dựng thương hiệu sản phẩm và uy tín của công ty trên thị trường 56
    3.1.6.8 Biện pháp trong quản lý điều hành kinh doanh 57
    3.1.6.9 Biện pháp vốn 57
    3.1.6.10 Củng cố duy trì quản lý chất lượng sản phẩm 58
    3.2 Kiến nghị 58
    3.2.1 Đối với nhà nước 58
    3.2.2 Đối với doanh nghiệp 59
    KẾT LUẬN 60
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...