Luận Văn Một số Giải pháp góp phần hoàn thiện mô hình tổ chức và hoạt động Tổng công ty Du lịch Hà Nội

Thảo luận trong 'Du Lịch' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU

    1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI KHOÁ LUẬN:

    Cùng với sự phát triển chung của ngành du lịch thế giới, ngành du lịch Việt Nam hiện nay cũng đang ngày càng lớn mạnh. Trong điều kiện kinh tế phát triển, du lịch đã và đang trở thành nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi con người. Du lịch là một hiện tượng kinh tế – xã hội đang thu hút hàng tỉ người trên thế giới mỗi năm. Du lịch đã và đang trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, “ngành công nghiệp không khói” của nhiều quốc gia trên thế giới, mang lại nguồn doanh thu lớn về ngoại tệ.
    Trong những năm gần đây, cùng với xu thế hội nhập của Việt Nam với khu vực và thế giới, tầm quan trọng và cần thiết của du lịch đã được Chính phủ Việt Nam nhận thức và quan tâm, tạo điều kiện để phát triển. Bởi lẽ đó, ngành Du lịch Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng hiện đang trong tình trạng cạnh tranh gay gắt. Chỉ riêng trên địa bàn Hà Nội đã có khoảng trên 200 Công ty hoạt động trong lĩnh vực du lịch, tổ chức hoạt động Du lịch nội địa và quốc tế, có kinh nghiệm trong việc tổ chức, thu hút vốn đầu tư , thu hút nguồn khách. Dưới những áp lực của sự cạnh tranh đó, để có vị thế lớn mạnh trên thị trường, các Công ty Du lịch đã không ngừng đổi mới, phát triển, nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh của mình.
    Ngay từ những ngày đầu thành lập, Công ty Du lịch Hà Nội đã hoạt động rất có hiệu quả, xứng đáng là một doanh nghiệp Nhà nước tiên phong trong lĩnh vực du lịch – khách sạn trên địa bàn Thủ đô.
    Ngày 12/07/2004, Theo quyết định của UBND thành phố Hà Nội, Tổng công ty Du lịch Hà Nội đã được thành lập, hoạt động thí điểm theo mô hình Công ty mẹ – Công ty con và Công ty Du lịch Hà Nội đã được chọn làm công ty mẹ. Tổng công ty mới thành lập không lâu, nhưng đã đạt được những thành quả đáng tự hào.
    Tuy nhiên trong quá trình đi vào hoạt động kinh doanh, Tổng công ty Du lịch Hà Nội cũng không tránh khỏi những khó khăn và thách thức. Sau khi tìm hiểu và nghiên cứu tình hình hoạt động của Tổng công ty, đã thôi thúc em chọn đề tài “Một số giải pháp góp phần hoàn thiện mô hình tổ chức và hoạt động Tổng công ty Du lịch Hà Nội”, với mong muốn góp một phần nhỏ bé của mình và sự phát triển chung của Tổng công ty Du lịch Hà Nội.
    2. MỤC ĐÍCH, GIỚI HẠN VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI:
    2.1 Mục đích của đề tài:

    Trong khuôn khổ nhất định, việc nghiên cứu đề tài nhằm tìm hiểu tình hình hoạt động của Tổng công ty Du lịch Hà Nội, phân tích đánh giá và tìm ra một số giải pháp góp phần hoàn thiện mô hình tổ chức và hoạt động của Tổng công ty.
    2.2 Giới hạn của đề tài:
    Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung đến những vấn đề có liên quan đến bộ máy tổ chức, hiệu quả hoạt động của Tổng công ty Du lịch Hà Nội. Từ đó có thể đánh giá tình hình hoạt động thí điểm theo mô hình Công ty mẹ – Công ty con một cách chính xác, đưa ra một số giải pháp cần thiết góp phần hoàn thiện mô hình tổ chức và hoạt động của Tổng công ty.
    2.3 Nhiệm vụ:
    Khoá luận tập trung giải quyết một số vấn đề sau:
    - Nêu một số khái niệm cơ bản có liên quan đến hoạt động kinh doanh Du lịch.
    - Tìm hiểu mô hình hoạt động, phân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh của Tổng công ty Du lịch Hà Nội.
    - Đưa ra một số giải pháp góp phần hoàn thiện bộ máy, cơ chế tổ chức và hoạt động, nâng cao hiệu quả của Tổng công ty Du lịch Hà Nội.
    3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
    3.1 Đối tượng nghiên cứu:
    Phạm vi đối tượng nghiên cứu của Khoá luận là Tổng công ty Du lịch Hà Nội, tập trung chủ yếu ở Văn phòng Tổng công ty.
    3.2 Phương pháp nghiên cứu của Khoá luận:
    - Phương pháp khảo sát điều tra.
    - Phương pháp thu thập và xử lý số liệu, tài liệu .
    4. NHỮNG ĐỀ XUẤT CỦA KHOÁ LUẬN:
    - Khoá luận tiến hành đánh giá, phân tích khái quát thực trạng hoạt động của Tổng công ty Du lịch Hà Nội.
    - Bước đầu đưa ra các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, hoàn thiện mô hình tổ chức và hoạt động của Tổng công ty.
    5. KẾT CẤU CỦA KHOÁ LUẬN:
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và mục lục, Khoá luận được chia làm 3 chương:
    Chương 1: Các khái niệm cơ bản về Du lịch.
    Chương 2: Tình hình hoạt động của Tổng công ty Du lịch Hà Nội.
    Chương 3: Một số giải pháp góp phần hoàn thiện mô hình tổ chức và hoạt động của tổng công ty Du lịch Hà Nội.














    PHẦN NỘI DUNG
    CHƯƠNG 1
    CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ DU LỊCH

    1.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DU LỊCH

    Du lịch là một hoạt động mang tính kinh tế – văn hoá - xã hội cóa sức lôi cuốn mạnh mẽ con người. Con người luôn muốn khám phá thế giới xung quanh, muốn tìm hiểu về nền văn hoá các dân tộc, về thế giới tự nhiên sống động và đầy quyến rũ. Ngày nay, với trình độ nhận thức cao, cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, con người đã có được tầm nhìn rộng lớn và sâu sắc hơn về thế giới.
    Chúng ta đang sống trong một nền kinh tế năng động, có tính chất cạnh tranh quốc tế. Vì vậy, sự phát triển cao về kinh tế giúp con người có nhiều điều kiện hơn để khám phá cuộc sống xung quanh mình, khám phá thế giới.
    1.1.1 Định nghĩa Du lịch:
    Do hoàn cảnh khác nhau, góc độ nghiên cứu khác nhau mà người ta đưa ra những khái niệm khác nhau về du lịch. Một chuyên gia về du lịch đã nhận định: “Đối với du lịch, có bao nhiêu tác giả nghiên cứu thì có bấy nhiêu định nghĩa”. Tuy vậy, muốn hiểu về du lịch một cách tổng quát phải bao gồm các thành phần tham gia và chịu ảnh hưởng của ngành du lịch:
    - Định nghĩa du lịch theo quan điểm của Mc. Intosh (Mỹ) gồm 4 thành phần sau:
    + Du khách.
    + Các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm hay dịch vụ cho du khách.
    + Chính quyền tại địa điểm du lịch.
    + Dân cư địa phương.
    Từ các thành phần trên, du lịch được định nghĩa là: “Tổng số các hiện tượng và mối quan hệ nảy sinh từ sự tác động qua lại giữa du khách, các nhà cung ứng, chính quyền và cộng đồng địa phương trong quá trình thu hút và tiếp đón du khách”.
    - Tại Điều 10 Pháp lệnh Du lịch Việt Nam quy định: “Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thoả mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”. [8,10]
    1.1.2 Các khái niệm về khách du lịch:
    - Tổ chức Du lịch thế giới (WTO) quy định khách du lịch gồm khách du lịch quốc tế và khách du lịch nội địa:
    + Khách du lịch quốc tế (International tourist): là một người lưu trú ít nhất một đêm, nhưng không quá một năm, tại một quốc gia khác với quốc gia thường trú. Du khách có thể đến với nhiều lý do nhưng không lĩnh lương tại nơi đến.
    + Khách du lịch nội địa (Domestic tourist): là một người đang sống trong một quốc gia, không kể quốc tịch nào, đến một nơi khác trong quốc gia đó, trong một thời gian ít nhất 24 giờ và không quá một năm với mục đích không phải làm việc để lĩnh lương.
    - Pháp lệnh Du lịch Việt Nam quy định: khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến. Khách du lịch gồm khách du lịch quốc tế và khách du lịch nội địa:
    + Khách du lịch quốc tế: là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch và công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch. Khách du lịch quốc tế bao gồm:
    Khách du lịch vào Việt Nam (khách inbound): là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch.
    Khách du lịch ra nước ngoài (khách outbound): là công dân Việt Nam, người nước ngoài lưu trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch.
    + Khách du lịch nội địa: là công dân Việt Nam và người nước ngoài cư trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam. [8,11]

    [​IMG]
     
Đang tải...