Thạc Sĩ Một số giải pháp góp phần hoàn thiện hoạt động Quản Trị nguồn nhân lực tại Công ty TNHH MTV Xổ số ki

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 17/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    #1 Phí Lan Dương, 17/11/13
    Last edited by a moderator: 17/11/13
    Luận văn thạc sĩ năm 2011
    Đề tài: Một số giải pháp góp phần hoàn thiện hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại Công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết và Dịch vụ tổng hợp Đồng Nai đến năm 2015




    CHƯƠNG 1
    CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC
    1.1 Khái quát nhân lực và quản trị nguồn nhân lực
    1.1.1 Khái niệm nhân lực và nguồn nhân lực
    + Nhân lực: Nhân lực được hiểu là nguồn lực của mỗi con người mà
    nguồn lực này gồm có thể lực và trí lực. Nhân lực có ảnh hưởng rất lớn đến trình độ
    quản lý và trình độ sử dụng các yếu tố kinh doanh, nhân lực là yếu tố năng động,
    tích cực của mỗi quá trình sản xuất kinh doanh
    + Nguồn nhân lực: là tất cả các cá nhân tham gia vào bất cứ hoạt động
    nào của tổ chức, doanh nghiệp, nhằm đạt được những thành quả của tổ chức, doanh
    nghiệp đó đề ra. Bất cứ tổ chức nào cũng được tạo thành bởi các thành viên là con
    người hay nguồn nhân lực của nó.
    Nguồn nhân lực khác với các nguồn lực khác của doanh nghiệp (Tài chính,
    vốn, tài nguyên thiết bị ). Đó là tài nguyên quý giá nhất vì con người là vấn đề
    trung tâm và quan trọng bậc nhất trong mọi tổ chức, doanh nghiệp. Do đó, có thể
    nói nguồn nhân lực của một tổ chức bao gồm tất cả những người lao động làm việc
    trong tổ chức đó.
    1.1.2 Khái niệm quản trị nguồn nhân lực:
    Có nhiều cách hiểu về quản trị NNL (còn gọi là quản trị nhân sự, quản lý
    nhân sự, quản lý nguồn nhân lực). Khái niệm quản trị NNL có thể được trình bày ở
    nhiều giác độ khác nhau:
    + Quản trị NNL là việc tuyển mộ, tuyển chọn, duy trì, phát triển sử dụng,
    động viên và cung cấp tiện nghi cho nhân lực thông qua tổ chức đó.
    + Quản trị NNL là hệ thống các triết lý, chính sách và hoạt động chức năng
    về thu hút, đào tạo-phát triển và duy trì con người của một tổ chức nhằm đạt được
    kết quả tối ưu cho cả tổ chức lẫn nhân viên.
    + Quản trị NNL là nghệ thuật lãnh đạo, nghệ thuật chỉ huy, nghệ thuật sử
    dụng người, nghệ thuật thực hiện công việc thông qua người khác.
    4
    Song dù ở giác độ nào thì QTNNL vẫn là tất cả các hoạt động của một tổ
    chức để thu hút xây dựng, phát triển, sử dụng, đánh giá, bảo toàn một lực lượng lao
    động phù hợp với yêu cầu công việc của tổ chức cả về mặt chất lượng lẫn số lượng.
    Đối tượng của quản trị NNL là người lao động với tư cách là những cá nhân
    cán bộ, công nhân viên trong tổ chức và các vấn đề có liên quan đến họ như: công
    việc và các quyền lợi, nghĩa vụ của họ trong tổ chức.
    1.1.3 Chức năng của quản trị nguồn nhân lực
    Chức năng NNL là thực hiện các yêu cầu NNL của một tổ chức có hiệu quả,
    luật lao động nhà nước và địa phương và các quy định, thực hành đạo đức kinh
    doanh, một cách tối đa hoá. Tuy nhiên có thể phân chia các hoạt động chủ yếu của
    quản trị NNL theo ba nhóm chức năng chủ yếu sau đây:
    + Nhóm chức năng thu hút NNL: là đảm bảo đủ số lượng nhân viên với các
    phẩm chất phù hợp cho công việc của doanh nghiệp.
    + Nhóm chức năng đào tạo và phát triển NNL: nhằm nâng cao năng lực, kỹ
    năng, trình độ lành nghề cần thiết để hoàn thành công việc của nhân viên và tạo
    điều kiện cho nhân viên phát triển tối đa năng lực cá nhân. Bên cạng đó còn có các
    hoạt động đào tạo lại nhân viên mỗi khi có sự thay đổi về nhu cầu sản xuất kinh
    doanh hay quy trình kỹ thuật, công nghệ đổi mới.
    + Nhóm chức năng duy trì NNL: chú trọng đến việc kích thích, động viên
    nhân viên duy trì và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực trong tổ chức, gồm ba hoạt
    động: đánh giá thực hiện công việc, thù lao lao động và duy trì - phát triển mối quan
    hệ lao động tốt đẹp trong doanh nghiệp.
    ++ Chức năng kích thích, động viên gồm các hoạt động: Xây dựng và
    quản lý hệ thống thang lương, bảng lương. Thiết lập và áp dụng các chính sách
    lương bổng, tiền lương, thăng tiến, kỷ luật, phúc lợi, phụ cấp. Là những biện pháp
    hữu hiệu để thu hút và duy trì được đội ngũ lao động lành nghề cho doanh nghiệp.
    ++ Chức năng quan hệ lao động: Liên quan đến các hoạt động nhằm hoàn
    thiện môi trường làm việc và các mối quan hệ trong công việc như: ký kết hợp đồng
    5
    lao động, giải quyết khiếu tố, tranh chấp lao động, cải thiện môi trường làm việc, y
    tế bảo hiểm và an toàn lao động.
    Tất cả các yếu tố này đều có tầm quan trọng tác động tới kết quả kinh doanh
    bởi NNL là một loại tài sản cố định chính của doanh nghiệp.
    1.2 Những nội dung chủ yếu của hoạt động quản trị NNL trong doanh nghiệp
    Quy trình quản trị NNL hoạt động theo trình tự sau:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...