Tiểu Luận Một số giải pháp giáo dục đạo đức học sinh trong nhà trường trung học phổ thông

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN A: ĐẶT VẤN ĐỀ

    I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

    Ở thời đại nào, dưới chế độ nào, việc giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ cũng là trung tâm chú ý của mọi thành viên xã hội.Tr¬ước đây, nhiều ngư¬ời vẫn cho rằng, khi kinh tế phát triển, con ng¬ười giàu có thì đạo đức, quan hệ giữa ngư¬ời và người sẽ tốt đẹp hơn. ngày nay, xã hội đã giàu hơn tr¬ước nhiều, như¬ng đâu đâu cũng báo hiệu về sự suy thoái đạo đức thể hiện dư¬ới những hình thức khác nhau, đang làm vẩn đục cuộc sống yên lành của xã hội loài người.

    Trong những năm vừa qua, đất nước ta đang chuyển mình trong công cuộc đổi mới sâu sắc và toàn diện, từ một nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế nhiều thành phần vạn hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Với công cuộc đổi mới đất nước ta đã có nhiều thành tựu to lớn rất đáng tự hào về phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục.

    Tuy nhiên mặt trái của cơ chế mới cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sự nghiệp giáo dục, trong đó sự suy thoái về đạo đức và những giá trị nhân văn tác động đến đại đa số thanh thiếu niên và học sinh hiện nay.Vậy giáo dục đạo đức càng trở lên cấp thiết đối với thế hệ trẻ bởi vì các em chính là chủ nhân tương lai của đất nước là những người sẽ quyết định sự phát triển của đất nước sau này. Nếu không có đạo đức các em sẽ không thể hiện tốt trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng đồng và đất nước.

    Lứa tuổi học sinh THPT là lứa tuổi đang hình thành những giá trị nhân cách, giàu ước mơ, ham hiểu biết, thích tìm tòi, khám phá song còn thiếu hiểu biết sâu sắc về xã hội, còn thiếu kinh nghiệm sống, dễ bị lôi kéo, kích động vào các hành vi tiêu cực, bạo lực, vào lối sống ích kỉ, lai căng , thực dụng dễ bị phát triển lệch lạc về nhân cách. Một trong những nguyên nhân dẫn đến các hiện tượng vi pham, sa sút về đạo đức của một bộ phận học sinh THPT trong thời gian vừa qua như: Nghiện hút, bạo lực học đường, đua xe máy, ăn chơi sa đọa, du nhập các loại văn hóa phẩm đồi trụy thông qua phương tiện, phim ảnh, game, mạng Internet, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc học tập, đến những quan điểm sống, quan điểm về tình bạn, tình yêu.

    Trong mục tiêu toàn diện của nhà tr¬ường đã xác định: đạo đức là phẩm chất quan trọng nhất của nhân cách, là nền tảng để xây dựng thế giới tâm hồn của mỗi con ngư¬ời. ý thức đạo đức là ý thức của cá nhân về mục đích cuộc sống và mối quan hệ của các cá nhân trong xã hội. Ý thức đạo đức cá nhân đ¬ược hình thành nhờ có giáo dục, trên cơ sở của truyền thống gia đình, truyền thống đạo đức, văn hoá dân tộc và sức mạnh của dư¬ luận xã hội. Trong nhiều năm qua, các thế hệ học sinh nhà tr¬ường đã phát huy đư¬ợc truyền thống hiếu học của địa phư¬ơng không ngừng cố gắng v¬ươn lên để trở thành những ng¬ười tài đức vẹn toàn, tuy nhiên hiện nay một số bậc cha mẹ học sinh, các thầy giáo đang rất lo lắng tr¬ước sự sa sút về đạo đức ngày càng gia tăng của một bộ phận học sinh. Điều đáng lư¬u ý là sự sa sút đạo đức của học sinh nói chung và học sinh THPT nói riêng không những đang tăng lên về mặt số l¬ượng mà tăng cả về mức độ nguy hại đến mức báo động

    Do đó tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Một số giải pháp giáo dục đạo đức học sinh trong nhà trường trung học phổ thông" nhằm góp phần hoàn thiện hơn nữa nhân cách cho học sinh và đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện trong nhà trường về Đức, trí, thể , mỹ.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...