Luận Văn Một số giải pháp giải quyết việc làm cho lực lượng lao động trẻ

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Ác Niệm, 28/12/11.

  1. Ác Niệm

    Ác Niệm New Member

    Bài viết:
    3,584
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    LỜI CẢM ƠN
    CAM ĐOAN
    DANH MỤC BẢNG BIẾU
    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
    MỞ ĐẦU
    CHUƠNG I: SỰ CẦN THIẾT PHẢI GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG TRẺ 1
    I. Vai trò của lực lượng lao động trẻ đối với sự nghiệp phát triển đất nước 1
    1. Một số quan niệm về lực lượng lao động trẻ 1
    2. Các bộ phận cấu thành (phân loại) 5
    3. Vai trò của lực lượng lao động trẻ đối với sự nghiệp phát triển đất nước 5
    II. Một số vấn đề về việc làm 7
    1. Những đặc điểm chung 7
    2. Đặc điểm về việc làm của lực lượng lao động trẻ 12
    3. Sự cần thiết tạo việc làm cho lao động trẻ 15
    III. Các yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề giải quyết việc làm 19
    1. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước 19
    2. Hệ thống luật pháp và các chính sách tác động đến giải quyết việc làm 21
    3. Quy mô và sự phân bố dân số - nguồn nhân lực. 23
    4. Vấn đề toàn cầu hóa và hội nhập 24
    4.1. Cơ hội 24
    4.2. Thách thức 25
    5. Đô thị hóa 26
    6. Sự phát triển của khoa học công nghệ 27


    CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG TRẺ 28
    I. Phân tích và đánh giá thực trạng lực lượng lao động trẻ 28
    1. Quy mô 28
    2. Cơ cấu 30
    2.1. Cơ cấu theo giới tính 30
    2.2. Cơ cấu theo vùng, lãnh thổ 32
    3. Chất lượng lực lượng lao động trẻ 33
    3.1. Trình độ học vấn 33
    3.2. Trình độ chuyên môn kỹ thuật 36
    II. Phân tích và đánh giá thực trạng việc làm cho lực lượng lao động trẻ 39
    1. Quy mô số việc làm 39
    2. Cơ cấu việc làm 40
    2.1 Cơ cấu theo nhóm ngành 40
    2.2 Cơ cấu theo các thành phần kinh tế 43
    2.3. Cơ cấu theo vị thế 44
    3. Về tình hình thất nghiệp và thiếu việc làm 46
    3.1 Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trẻ khu vực thành thị 46
    3.2 Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động nông thôn 47
    III. Đánh giá tác động của các chính sách việc làm trong giai đoạn từ năm 2000 đến nay 49
    1. Những kết quả đạt được và nguyên nhân thành công. 50
    1.1. Kết quả đạt được 50
    1.2. Nguyên nhân thành công 64
    2. Mặt hạn chế của chính sách và những nguyên nhân tồn tại 65
    2.1 Mặt hạn chế 65
    2.2 Nguyên nhân hạn chế 68
    3. Bài học kinh nghiệm và những vấn đề đặt ra 69
    3.1 Bài học kinh nghiệm 69
    3.2 Những vấn đề đặt ra 70
    CHƯƠNG III: HOÀN THIỆN CÁC GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG TRẺ 72
    I. Định hướng mục tiêu giải quyết việc làm cho lực lượng lao động trẻ của Nhà nước ta trong những năm tới 72
    1. Quan điểm 72
    2. Mục tiêu 73
    3. Phương hướng 75
    II. Các nhóm giải pháp 76
    1. Nhóm giải pháp về phát triển kinh tế 76
    1.1. Các chính sách tăng trưởng kinh tế tạo việc làm 76
    1.2. Chính sách kích cầu và cơ chế huy động các nguồn vốn đầu tưu toàn xã hội cho phát triển sản xuất kinh doanh tạo nhiều việc làm 78
    1.3 Các chính sách hạn chế tác động rủi ro của cải cách thể chế và các rủi ro xã hội khác đến người lao động nói chung, thanh niên nói riêng 79
    1.4. Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế vĩ mô nhằm đối xử công bằng giữa các thành phần kinh tế. 80
    2. Nhóm các giải pháp trực tiếp tạo việc làm 81
    2.1 Các giải pháp hỗ trợ trực tiếp thông qua hoạt động cho vay vốn của Quỹ 120 81
    2.2 Giải pháp hỗ trợ xuất khẩu lao động và chuyên gia 82
    2.3 Nhóm giải pháp về giáo dục và đào tạo nghề 83
    3. Nhóm các giải pháp hỗ trợ 86
    3.1 Nâng cao năng lực các Trung tâm Giới thiệu Việc làm 86
    3.2 Xây dựng và phát triển hệ thống sàn giao dịch hiệu quả và có thương hiệu. 87
    3.3 Hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường lao động 90
    KẾT LUẬN
    TÀI LIỆU THAM KHẢO

    DANH MỤC BẢNG BIẾU
    Sơ đồ cơ cấu lao động 3
    Cơ cấu lao động chia theo tình trạng việc làm 10
    Sơ đồ phân loại dân số và Nguồn lao động 12
    Bảng 1: Dự báo tăng dân số trong tuổi lao động đến năm 2015 16
    Bảng 2: Số thanh niên bước vào độ tuổi lao động hàng năm 2000 – 2007 28
    Biểu đồ 1 Dân số trong độ tuổi 15 -34 năm 2006 – 2010 29
    Biểu đồ 2: Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động theo độ tuổi năm 1996 và 2007 30
    Biểu đồ 3: Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của lao động trẻ theo nhóm tuổi,
    giới tính 32
    Bảng 3: Trình độ học vấn của lao động trẻ qua các năm 2000 – 2007 34
    Bảng 4: Trình độ học vấn của lao động trẻ trong các doanh nghiệp năm 2001, 2003, 2007 35
    Biểu đồ 4: Trình độ học vấn của lao động trẻ nói chung và trong các doanh nghiệp năm 2007 35
    Bảng 5: Tỷ lệ lao động phân theo nhóm tuổi và trình độ chuyên môn kỹ thuật 36
    Bảng 6: Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động trẻ trong các doanh nghiệp năm 2001, 2007 38
    Biểu đồ 5: Tổng cầu lao động trẻ trong nền kinh tế quốc dân và số việc làm mới trong các năm 2000 - 2007 39
    Bảng 7: Cơ cấu đầu tư xã hội theo các nhóm ngành năm 2000 – 2007 41
    Bảng 8: Cơ cấu việc làm mới tạo ra cho lao động trẻ các năm 2005 – 2007 42
    Biểu đồ 6: Cơ cấu việc làm phân theo thành phần kinh tế năm 2007 43
    Biểu đồ 7: Tỷ lệ lao động trẻ làm công ăn lương chia theo vùng năm 2006 và 2007 45
    Bảng 9: Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trẻ và lao động lớn tuổi khu vực thành thị 46
    Biểu đồ 8: Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trẻ ở khu vực nông thôn giai đoạn 1996 – 2007 48
    Biểu đồ 9: Tỷ lệ đào tạo nghề ngắn hạn và dài hạn 52
    Bảng 10: Nguồn vốn bổ sung cho quỹ 120 từ 2001 – 2008. 57
    Bảng 11: Số việc làm tạo ra từ Quỹ 120 theo các giai đoạn 57

    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

    ILO : Tổ chức lao động quốc tế
    KV : Khu vực
    NGO : Tổ chức phi Chính phủ
    ODA : Vốn đầu tư gián tiếp của nước ngoài
    Quỹ 120 : Quỹ quốc gia về việc làm
    THCS : Trung học cơ sở
    THPT : Trung học phổ thông

    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của vấn đề
    Việt Nam là một đất nước đông dân có nguồn lao động dồi dào, đặc biệt nhóm dân số trẻ từ 15 – 34 tuổi chiếm tỷ lệ khá cao (khoảng 45,47% tổng dân số). Trong các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, lực lượng này luôn được coi là “lực lượng rường cột, nắm giữ vận mệnh của nước nhà”. Vì thế, quá trình trưởng thành của nhóm dân số trẻ là một trong những vấn đề được xã hội quan tâm nhiều nhất. Mối quan tâm này càng trở nên có ý nghĩa hơn trong giai đoạn có những biến đổi to lớn về kinh tế - xã hội như những gì đang diễn ra ở Việt Nam. Mức sống trong xã hội được nâng cao và tỷ lệ theo học đại học và sau đại học gia tăng khiến cho lớp trẻ ngày hôm nay không nhất thiết phải đi làm ngay sau khi học xong tiểu học hay trung học cơ sở như các thế hệ cha anh họ trước đây. Biến đổi xã hội ở Việt Nam gây nên những sức ép tâm lý trong đời sống của giới trẻ, hiện đang lớn lên giữa các giá trị truyền thống và hiện đại. Sự chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường trong xã hội Việt Nam, song song với tác động của quá trình toàn cầu hóa, đã và đang làm xói mòn những giá trị truyền thống. Thời gian đi học dài hơn, kết hôn muộn hơn và những đòi hỏi chuyên môn ngày một cao hơn là những điểm khác biệt trong đời sống của lớp người trẻ hôm nay so với thế hệ cha anh họ trước đây.Những khoảng cách và khác biệt thế hệ có thể dẫn đến những xung đột trong sinh hoạt thường ngày, trong nội bộ từng gia đình, cộng đồng và ngay tại nơi làm việc. Cái khó của các chính sách là làm sao đảm bảo được công ăn việc làm tốt và hữu ích cho lực lượng lao động trẻ.
    Trong mối liên kết giữa quá độ thị trường, toàn cầu hoá và biến đổi xã hội, giải quyết được các vấn đề nói trên và nắm bắt được bức xúc việc làm của lực lượng lao động trẻ là vô cùng quan trọng, không chỉ về lâu dài cho đất nước mà còn đối với ngay chính thế hệ trẻ hôm nay. Mặc dù nhiều vấn đề khác cũng rất quan trọng như tình dục, tàn tật, tiêm chích ma túy, mại dâm, HIV, di dân và trẻ lang thang song mục tiêu giảm thất nghiệp, tạo việc làm, tăng khả năng tìm việc của lao động trẻ là những ưu tiên hàng đầu hiện nay đối với sự phát triển của đất nước.
    Nhận thức được vấn đề đó và bản thân cũng là một trong những người sắp bước vào lực lượng lao động trẻ trong thời gian tới, tôi đã lựa chọn nghiên cứu đề tài “Một số giải pháp giải quyết việc làm cho lực lượng lao động trẻ”.
    2. Mục đích nghiên cứu
    - Đưa ra cái nhìn tổng quan về các khái niệm có liên quan đến lao động và việc làm, đặc biệt là lao động trẻ.
    - Phân tích và đánh giá thực trạng một số giải pháp giải quyết việc làm cho lực lượng lao động trẻ hiện nay, tìm ra những vấn đề chưa được giải quyết thoả đáng từ đó có hướng đề xuất để nâng cao hiệu quả, hoàn thiện các giải pháp đó.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    - Đối tượng nghiên cứu: việc làm cho lực lượng lao động trẻ.
    - Phạm vi nghiên cứu: đề tài nghiên cứu trên phạm vi cả nước, đối với tất cả các thành phần kinh tế, các ngành nghề, chủ yếu trong giai đoạn từ năm 2000 đến nay.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau:
    - Phương pháp duy vật biện chứng
    - Phương pháp thống kê và mô tả.
    - Phương pháp phân tích tổng hợp và so sánh số liệu
    5. Kết cấu của chuyên đề
    Ngoài các phần phụ lục, danh mục bảng biểu, các từ viết tắt, chuyên đề gồm ba phần chính được chia làm ba chương:
    - Chương I: Sự cần thiết phải giải quyết việc làm cho lực lượng lao động trẻ
    - Chương II: Đánh giá một số giải pháp giải quyết việc làm cho lực lượng lao động trẻ
    - Chương III: Hoàn thiện các giải pháp giải quyết việc làm cho lực lượng lao động trẻ
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...