Luận Văn Một số giải pháp giải quyết nguồn tài nguyên nguyên môi trường nước

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐỀTÀI : Một số giải pháp giải quyết nguồn tài nguyên nguyên môi trường nước


    Chương 1: TỔNG QUAN
    Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ
    Cùng với sự phát triển của nền văn minh nhân loại, nhu cầu về nước ngày càng nhiều, lượng nước công nghiệp cũng như lượng nước sinh hoạt thải ra đưa vào các nguồn nước tự nhiên ngày càng lớn, gây ô nhiễm đáng kể đến nước bề mặt và môi trường.
    Để đánh giá chất lượng nước cũng như mức độ ô nhiễm nước cần dựa vào một số thông số cơ bản so sánh với các chỉ tiêu cho phép về thành phần hoá học và sinh học đối với từng loại nước sử dụng cho các mục đích khác nhau.
    Các thông số cơ bản để đánh giá chất lượng nước là: độ pH, mầu sắc, độ đục, hàm lượng chất rắn, các chất lơ lửng (huyền phù), các kim loại nặng, oxi hoà tan . và đặc biệt là hai chỉ số COD và BOD.
    1.1. Các thông số biểu thị độ nhiễm bẩn của nước thải sinh hoạt
    1.1.1. Màu sắc [1,6]
    Màu sắc của nước là do các chất bẩn trong nước gây nên. Màu sắc của nước ảnh hưởng tới chất lượng của sản phẩm khi sử dụng nước có mầu trong sản xuất.
    Màu của nước là do:


    Các chất hữu cơ và phần chiết của thực vật gọi là mầu thực, màu này rất khó xử lý bằng phương pháp đơn giản. Ví dụ các chất mùn humic làm nước có màu vàng, các loài thuỷ sinh, rong tảo làm nước có màu xanh.
    Các chất vô cơ là những hạt rắn có màu gây ra, gọi là màu kiến, màu này xử lý đơn giản hơn. Ví dụ, các hợp chất của sắt hoá trị +3 không tan làm nước có màu nâu đỏ.
    Cường độ màu của nước xác định bằng phương pháp so màu sau khi đã lọc bỏ các chất vẩn đục.
    1.1.2. Mùi vị [1]r+
    1.1.3.
    Nước sạch không màu, không mùi, khôngvị. Nếu nước có mùi vị khó chịu là triệu chứng nước bị ô nhiễm. Mùi vị trong nước gây ra do hai nguyên nhân chủ yếu sau:
    v Do các sản phẩm phân huỷ các chất hữu cơ trong nước.
    v Do nước thải có chứa những chất khác nhau, màu mùi vị của nước đặc trưng cho từng loại.
    Mùi của nước được xác định theo cường độ qui ước, ví dụ nếu mẫu nước có mùi nhẹ và pha loãng bằng nước sạch đến thể tích bằng 1:1; mà mùi biến mất thì chỉ số ngưỡng có mùi (TON) bằng 1, còn nếu pha loãng gấp đôi mùi mới biến mất thì chỉ số mùi bằng 2. Nếu pha loãng mùi gấp 4, 5, 8, 100 .mùi mới biến mất thì chỉ số ngưỡng mùi tương ứng là 4, 5, 8 .
    1.1.4. Độ đục [1]
    Nước tự nhiên thường bị vẩn đục do những hạt keo lơ lửng trong nước, các hạt keo này có thể là mùn, vi sinh vật, sét. Nước đục làm giảm sự chiếu sáng của ánh sáng mặt trời qua nước. Độ đục của nước được xác định bằng phương pháp so độ đục với một độ đục của một thang chuẩn.
    1.1.5. Nhiệt độ [1]
    Nguồn gốc ô nhiễm chính là nguồn nước thải từ các bộ phận làm nguội ở các nhà máy . Nhiệt độ trong loại nước thải này thường cao hơn 10 -20[SUP]0[/SUP]C so với nước thường.
    Ở những vùng nhiệt đới như nước ta, nhiệt độ nước thải vào sông, hồ tăng sẽ làm giảm lượng oxy tan vào nước và tăng nhu cầu oxy của cá lên hai lần, tăng nhiệt độ còn xúc tiến sự phát triển của các sinh vật phù du.
    Nhiệt độ nước thường được đo bằng nhiệt kế.
    1.1.6. Chất rắn trong nước [1]
    Nước có hàm lượng chất rắn cao là nước kém chất lượng.
    Chất rắn trong nước gồm hai loại: chất rắn lơ lửng và chất rắn hoà tan, và tổng hai chất rắn trên gọi là tổng chất rắn.
    v Chất rắn lơ lửng thường làm cho nước bị đục, là một phần của chất rắn có trong nước ở dạng không hoà tan. Căn cứ vào tổng hàm lượng chất rắn lơ lửng có trong nước, ta có thể xét đoán hàm lượng mùn, sét và những phần tử nhỏ khác có trong nước. Chúng có thể có hại vì làm giảm tầm nhìn của các động vật sống trong nước và độ dọi của ánh sáng mặt trời qua nước. Tuy nhiên nước có chất rắn lơ lửng là đất mùn ( như nước phù sa ) được dùng làm nước tưới cho nông nghiệp rất tốt.
     
Đang tải...