Luận Văn Một số giải pháp gia tăng xuất khẩu surimi tại công ty cổ phần thủy sản và xuất nhập khẩu côn đảo (c

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 1/12/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC



    Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt 1
    Danh sách các bảng sử dụng 3
    Danh sách các biểu đồ, đồ thị, sơ đồ, hình ảnh 4



    Lời mở đầu 5
    1. Lý do chọn đề tài .5
    2. Mục tiêu và mục đích nghiên cứu .5
    2.1 Mục tiêu nghiên cứu .5
    2.2 Mục đích nghiên cứu 6
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .6
    4. Phương pháp nghiên cứu .6
    5. Kết cấu của khóa luận .6

    Chương 1: Cơ sở lý luận vấn đề xuất khẩu thủy sản .7
    1.1Những vấn đề chung về xuất khẩu 7
    1.1.1 Khái niệm .7
    1.1.2 Vai trò và tác động của xuất khẩu đối với nền kinh tế .7
    1.2Những vấn đề chung về thủy sản .8
    1.2.1 Khái niệm 8
    1.2.2 Vai trò của ngành thủy sản đối với nền kinh tế .8
    1.2.3 Những lợi thế phát triển ngành thủy sản ở nước ta 10
    1.2.3.1 Về điều kiện tự nhiên 10
    1.2.3.2 Về điều kiện xã hội .12
    1.3Những vấn đề về xuất khẩu thủy sản .13
    1.3.1 Tổng quan .13
    1.3.2 Một số quy định về xuất khẩu thủy sản 15
    1.3.2.1 Trong nước 15
    1.3.2.2 Quốc tế 16
    1.4 Tìm hiểu về Surimi .19
    1.4.1 Khái niệm 19
    1.4.2 Đặc điểm 19
    1.4.3 Quy trình xuất khẩu surimi .20
    1.4.4 Tổng quan .24
    1.4.5 Các loại surimi trên thị trường 25
    Chương 2: Thực trạng xuất khẩu Surimi tại Công ty Cổ phần Thủy sản và
    Xuất nhập khẩu Côn Đảo (COIMEX) .26
    2.1 Giới thiệu khái quát về công ty .26
    2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 26
    2.1.1.1 Tên và địa chỉ của công ty .26
    2.1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của công ty .27
    2.1.1.2.1 Vốn kinh doanh .27
    2.1.1.2.2 Giới thiệu ngắn gọn về lịch sử hình thành công ty .27
    2.1.1.2.3 Nguồn nhân lực .28
    2.1.1.2.4 Hoạt động kinh doanh các năm gần đây .29
    2.1.2 Các ngành nghề kinh doanh 31
    2.1.3 Nguyên tắc tổ chức, quản trị và điều hành .31
    2.1.4 Cơ cấu tổ chức bộ máy và quản lý của công ty .32
    2.1.4.1 Mô hình tổ chức bộ máy của công ty 32
    2.1.4.2 Chức năng, nhiệm vụ của bộ phận quản lý 32
    2.1.4.3 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban 35
    2.2 Thực trạng xuất khẩu Surimi tại Công ty Cổ phần Thủy sản và Xuất nhập khẩu
    Côn Đảo (COIMEX) 36
    2.2.1 Thị trường xuất khẩu 36
    2.2.2 Nguồn nguyên liệu chính 38
    2.2.3 Trình độ công nghệ 39
    2.2.4 Hoạt động marketing của công ty 43
    2.2.5 Thủ tục, quy trình xuất khẩu .44
    2.3 Đánh giá chung 45
    2.3.1 Những ưu điểm của công ty .45
    2.3.2 Những mặt hạn chế của công ty 49
    Chương 3: Một số giải pháp gia tăng xuất khẩu Surimi tại Công ty Cổ phần
    Thủy sản và Xuất nhập khẩu Côn Đảo (COIMEX) .51
    3.1 Định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới 51
    3.1.1 Mục tiêu tổng quát .51
    3.1.2 Định hướng gia tăng xuất khẩu surimi tại Công ty Cổ phần Thủy sản và
    Xuất nhập khẩu Côn Đảo trong thời gian tới 51
    3.2 Một số giải pháp gia tăng xuất khẩu Surimi của Công ty Cổ phần Thủy sản và
    Xuất nhập khẩu Côn Đảo (COIMEX) .52

    3.2.1 Nhóm giải pháp về thị trường xuất khẩu 52
    3.2.2 Nhóm giải pháp về nguồn nguyên liệu chính .56
    3.2.3 Nhóm giải pháp về trình độ công nghệ 58
    3.2.4 Nhóm giải pháp về thủ tục, quy trình xuất khẩu .59
    3.2.5 Nhóm giải pháp về hoạt động marketing của công ty .60

    Kết luận và kiến nghị 62

    Tài liệu tham khảo .65


    Phụ lục A: Giấy chứng nhận ISO 9001:2000 67
    Phụ lục B: Giấy chứng nhận HALAL .68
    Phụ lục C: Danh sách đính kèm sản phẩm theo Giấy chứng nhận HALAL 69
    Phụ lục D: Trích “Luật thủy sản số 17/2003/QH11 ngày 26/11/2003” 70
    Phụ lục E: Trích “Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
    thủy sản số 31/2010/NĐ-CP ngày 29/03/2010” 91


    Lời mở đầu
    1. Lý do chọn đề tài:
    Nền kinh tế Việt Nam khởi nguồn từ cái nôi nông nghiệp; dù cho hiện nay tỷ trọng
    công nghiệp và dịch vụ đang dần tăng trưởng nhanh chóng thì ngành nông nghiệp vẫn chiếm
    một vai trò quan trọng. Năm 2009, giá trị sản lượng nông nghiệp của nước ta đạt 71,473 ngàn
    tỷ đồng, chiếm 13,85% tổng sản phẩm trong nước. Ngoài ra, theo số liệu điều tra của ILO,
    năm 2007 nước ta có 23,8 triệu người làm việc trong ngành này, chiếm khoảng 52% tổng số
    người có việc làm. Điều đó cho thấy vai trò của nông nghiệp trong việc tạo công ăn việc làm
    cho nền kinh tế quốc dân rất quan trọng. So với những năm trước đó, lao động nông nghiệp đã
    có xu hướng giảm, tuy nhiên tính chất nông thôn và sự phụ thuộc nặng nề vào nông nghiệp
    vẫn đang tồn tại gốc rễ trong xã hội Việt Nam.
    Ngành thủy sản là một bộ phận thuộc nông nghiệp, từ lâu đã trở nên gần gũi, thân quen
    với con người Việt Nam trong sản xuất lương thực cho tiêu dùng và kinh doanh. Với những
    thuận lợi về địa lý và điều kiện tự nhiên, ngành thủy sản nước ta sớm đã trở thành cường quốc
    xuất khẩu thủy sản trên thế giới, góp phần tăng trưởng kinh tế trong nước, giải quyết công ăn
    việc làm và làm thay đổi diện mạo đời sống các tỉnh vùng ven biển. Cụ thể, trong những năm
    gần đây ngành thủy sản luôn nằm trong top 10 những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn
    nhất nước ta. Đặc biệt, kim ngạch xuất khẩu năm 2009 của ngành thủy sản đạt trên 4,2 tỷ USD
    (gấp 40 lần so với năm 1986, tăng bình quân 17%/năm). Trở thành ngành có kim ngạch xuất
    khẩu lớn thứ 3 của Việt Nam, đưa Việt Nam trở thành một trong sáu nước xuất khẩu thủy sản
    hàng đầu thế giới. Năm 2010, xuất khẩu thủy sản cả nước đạt mức kỷ lục 1,353 triệu tấn, trị
    giá 5,034 tỷ USD (tăng 11,3% về lượng và 18,4% về giá trị so với năm 2009). Tuy nhiên, kỷ
    lục này lại tiếp tục được thay thế vào năm 2011 khi kim ngạch cả nước đạt 6,1 tỷ USD.
    Những thông tin này khơi gợi lên trong em sự hứng thú và trỗi dậy niềm tự hào dân
    tộc, đó là lý do tại sao em chọn ngành này làm đề tài chính cho bài khóa luận tốt nghiệp này.
    2. Mục tiêu và mục đích nghiên cứu:
    2.1 Mục tiêu:
    Đánh giá thực trạng xuất khẩu thủy sản, cụ thể là surimi – một sản phẩm của công
    nghệ chế biến thủy sản tại Công ty Cổ phần Thủy sản và Xuất nhập khẩu Côn Đảo trong giai
    đoạn 2007-2012. Qua đó, xác định những lợi thế, cũng như những thách thức về xuất khẩu
    thủy sản của Công ty Cổ phần Thủy sản và Xuất nhập khẩu Côn Đảo. Trên cơ sở đó, đưa ra
    một số giải pháp gia tăng sản lượng xuất khẩu surimi tại Công ty Cổ phần Thủy sản và Xuất
    nhập khẩu Côn Đảo.
    2.2 Mục đích:
    Thúc đẩy gia tăng sản lượng xuất khẩu sản phẩm surimi của Công ty Cổ phần Thủy
    sản và Xuất nhập khẩu Côn Đảo.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
    Hoạt động của ngành thủy sản nói chung rất rộng lớn, bao gồm: nuôi trồng, khai thác,
    chế biến, đánh bắt, bảo quản, mua bán, xuất nhập khẩu, các sản phẩm thủy sản. Vì vậy,
    trong phạm vi bài khóa luận nay, em xin tập trung nghiên cứu khái quát về tình hình xuất khẩu
    và chế biến thủy hải sản ở nước ta trong giai đoạn 2007-2012, qua đó phân tích chi tiết về thực
    trạng xuất khẩu sản phẩm surimi tại Công ty Cổ phần Thủy sản và Xuất nhập khẩu Côn Đảo
    giai đoạn 2007-2012. Đây là một sản phẩm còn rất mới mẻ đối với người tiêu dùng Việt Nam,
    nhưng nó vốn đã trở thành một thực phẩm quen thuộc đối với người dân Nhật Bản, Hàn
    Quốc, trong nhiều năm gần đây.
    4. Phương pháp nghiên cứu:
    Sử dụng phương pháp khoa học thu thập thông tin từ sự quan sát, điều tra, thu thập số
    liệu và dựa vào số liệu để chọn lọc, xử lý, phân tích, nhận xét, so sánh và cuối cùng là đưa ra
    kết luận.
    Nguồn tài liệu được thu thập chủ yếu từ các luận cứ khoa học, khái niệm, định lý, từ
    sách giáo khoa và tài liệu chuyên ngành; số liệu thống kê từ Tổng cục thống kê; văn bản luật,
    chính sách từ các cơ quan quản lý Nhà nước và các thông tin mang tính đại chúng từ báo chí,
    mạng internet;
    Các số liệu nghiên cứu được trình bày dưới dạng văn viết, dạng bảng, biểu đồ (biểu đồ
    cột, biểu đồ tròn), sơ đồ và hình ảnh.
    5. Kết cấu của khóa luận:
    Bên cạnh lời mở đầu và phần kết luận ở cuối bài, bài nghiên cứu này được trình bày
    gồm 3 chương chính như sau:
    Chương 1: Cơ sở lý luận vấn đề xuất khẩu thủy sản.
    Chương 2: Thực trạng xuất khẩu Surimi tại Công ty Cổ phần thủy sản và Xuất nhập
    khẩu Côn Đảo.
    Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hoạt động xuất khẩu Surimi của Công ty Cổ
    phần Thủy sản và xuất nhập khẩu Côn Đảo.
    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VẤN ĐỀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN


    1.1 Những vấn đề chung về xuất khẩu (Export):
    1.1.1 Khái niệm:
    Trong nền kinh tế hội nhập như hiện nay, các quốc gia ngày càng tăng cường mở rộng
    mối quan hệ với nhau cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Trong mối quan hệ đó nảy sinh các hoạt
    động từ đầu tư vốn, xuất nhập khẩu lao động, chuyển giao công nghệ, cho đến xuất nhập khẩu
    hàng hóa, . Có thể nói, xuất nhập khẩu hàng hóa là bộ phận chủ yếu của thương mại quốc tế.
    Đối với nước ta, một nền kinh tế đang phát triển thì thương mại quốc tế không chỉ là xu hướng
    tất yếu khách quan của thời đại, mà còn là cơ hội để tranh thủ nguồn lực bên ngoài góp phần
    phát triển kinh tế trong nước nhanh chóng, bền vững và có hiệu quả. Một số thuật ngữ liên
    quan đến xuất khẩu hàng hóa như sau:


    -

    Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa


    vào các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo
    quy định của pháp luật (Theo Điều 28 - Luật thương mại 2005).


    -

    Kim ngạch xuất khẩu là số tiền thu về từ hoạt động xuất khẩu hàng hóa hay dịch vụ


    trong một thời gian nhất định nào đó.
    1.1.2 Vai trò và tác động của xuất khẩu đối với nền kinh tế:
    Bất kỳ quốc gia nào trên thế giới cũng hi vọng xuất khẩu hàng hóa càng nhiều càng tốt
    bởi vì:


    -

    Xuất khẩu thu về một lượng lớn ngoại tệ. Lượng ngoại tệ này chính là nguồn vốn


    chủ yếu cho nhập khẩu. Góp phần chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát
    triển, tạo điều kiện cho các ngành khác cũng phát triển theo.


    -

    Xuất khẩu tích cực giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống người dân.


    Xuất khẩu tăng GDP, làm gia tăng nguồn thu nhập quốc dân, từ đó có tác động làm tăng tiêu
    dùng nội địa.


    -

    Xuất khẩu giúp phát huy lợi thế trong nước, mở rộng thị trường, đưa hàng hóa nội


    địa đến tận tay người tiêu dùng trên toàn thế giới.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...