Tài liệu Một số giải pháp đột phá phát triển du lịch vùng biển và ven biển việt nam

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Sự cần thiết của giải pháp
    2. Căn cứ xây dựng giải pháp
    3. Phạm vi, giới hạn nghiên cứu
    3.1. Về không gian
    3.2. Về thời gian
    4. Mục tiêu và nội dung chủ yếu
    4.1. Mục tiêu
    4.2. Nội dung nghiên cứu
    4.2.1. Giới hạn nghiên cứu

    MỤC LỤC

    4.2.2. Nội dung nghiên cứu chủ yếu





    PHẦN I

    THỰC TRẠNG, NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG BIỂN VÀ VEN BIỂN
    I. XÁC ĐỊNH GIỚI HẠN KHÔNG GIAN DU LỊCH BIỂN VÀ VEN BIỂN
    1. Nguyên tắc xác định ranh giới
    2. Tiêu chí xác định không gian
    II. IỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG BIỂN VÀ VEN BIỂN VIỆT NAM
    1. Thị trường khách du lịch
    1.1. hách du lịch quốc tế
    1.2. Thị trường khách du lịch nội địa
    2. Thu nhập du lịch
    3. Sản phẩm du lịch
    4. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch
    4.1. sở lưu trú:
    4.2. Các cơ sở dịch vụ ăn uống
    4.3. ác dịch vụ du lịch khác
    5. Lao động trong ngành du lịch vùng biển và ven biển
    6. Về phát triển không gian du lịch biển và vùng ven biển
    7. Công tác xúc tiến quảng bá du lịch
    8. Đầu tư phát triển du lịch
    9. Quản lý Nhà nước về du lịch
    10. Đánh giá chung
    8.2. Những hạn chế và nguyên nhân
    8.2.1. Tồn tại
    8.2.2. Những nguyên nhân
    III. TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG BIỂN VÀ VEN BIỂN
    1. Tài nguyên du lịch tự nhiên
    1.1. Cảnh quan danh thắng
    1.2. Các bãi biển



































    Nam

    1.3. Tài nguyên du lịch địa chất
    1.4. Tài nguyên nước khoáng
    1.5. Hệ sinh thái biển và ven bờ
    2. Tài nguyên du lịch nhân văn
    4. Đánh giá chung về tài nguyên du lịch
    5. Các nguồn lực kinh tế - xã hội
    5.1. Cơ sở hạ tầng vùng biển và ven biển
    5.2. Hệ thống đô thị, khu dân cư
    5.3. Cơ sở hạ tầng xã hội
    6. Đánh giá những cơ hội và thách thức phát triển du lịch vùng biển và ven biển Việt




    6.1. Những cơ hội
    6.2. Những khó khăn và thách thức

    PHẦN II
    CÁC GIẢI PHÁP ĐỘT PHÁ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG BIỂN VÀ VEN BIỂN
    VIỆT NAM
    I. NỘI DUNG CỦA CHIẾN LƯỢC VÀ ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN DU
    LỊCH VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2010 ĐỐI VỚI VÙNG BIỂN VÀ VEN BIỂN
    1. Quan điểm phát triển
    2. Mục tiêu phát triển
    3. Phát triển các loại hình, sản phẩm du lịch đặc trưng
    4. Tổ chức không gian du lịch vùng
    II. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG BIỂN VÀ VEN BIỂN VIỆT

    NAM





    1. Quan điểm phát triển
    2. Mục tiêu
    2.1. Mục tiêu tổng quát
    2.2. Mục tiêu cụ thể
    III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG BIỂN VÀ VEN

    BIỂN VIỆT NAM
    1. Tập trung ưu tiên công tác lập Quy hoạch phát triển du lịch
    2. Phát triển sản phẩm du lịch
    3. Phát triển thị trường
    4.1. Thị trường trọng điểm
    4. Phát triển không gian du lịch
    4.1. Phân vùng không gian phát triển du lịch
    4.2. Trọng điểm phát triển du lịch
    4.3. Các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch
    5. Giải pháp về đầu tư phát triển du lịch
    5.1. Mục tiêu

    5.2. Quan điểm đầu tư
    5.3. Các lĩnh vực đầu tư
    5.4. Ưu tiên đầu tư
    5.4.1. Các khu vực ưu tiên đầu tư
    5.4.2. Ưu tiên phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch
    5.4.2. Một số khu du lịch, điểm du lịch ưu tiên đầu tư
    6. Tăng cường công tác xúc tiến quảng bá du lịch
    7. Giải pháp về chính sách
    7.1. Cơ chế, chính sách đầu tư phát triển du lịch
    7.2. Chính sách về tài chính
    7.3. Chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch
    7.4. Tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động kinh doanh du lịch
    7.5. Chính sách quản lý nhà nước các tiềm năng du lịch biển có giá trị đặc biệt
    8. Giải pháp bảo vệ và tôn tạo tài nguyên, môi trường du lịch
    9. Phát triển nguồn nhân lực
    10. Đảm bảo an ninh, quốc phòng và trật tự an toàn xã hội vùng biển và ven biển
    11. Giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về du lịch
    PHẦN III
    KIẾN NGHỊ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP ĐỘT PHÁ PHÁT
    TRIỂN DU LỊCH VÙNG BIỂN VÀ VEN BIỂN VIỆT NAM
    I. KIẾN NGHỊ
    1. Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ
    2. Kiến nghị với các Bộ, ngành, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
    2.1. Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
    2.2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư
    2.3. Bộ Tài chính:
    2.4. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
    2.5. Bộ công an
    2.6. Bộ Tài nguyên- Môi trường
    2.7. Bộ Văn hoá - Thông tin
    2.8. Bộ giao thông vận tải
    2.9. Bộ Giáo dục và Đào tạo
    2.10. Bộ Nội vụ
    II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
    1. Tổng cục Du lịch
    2. Các Bộ, các cơ quan liên quan
    3. Các UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương vùng ven biển
    TÀI LIỆU THAM KHẢO




    1. Luật Du lịch - Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Hà Nội 2005.
    2. Luật đầu tư nước ngoài (sửa đổi).

    3. Luật đầu tư trong nước (sửa đổi).
    4. Các quy hoạch phát triển du lịch:


    - Chiến lược phát triển Du lịch giai đoạn 2001 – 2010, đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 22 tháng 7 năm 2002.


    - Quy hoạch Tổng thể phát triển Du lịch Việt Nam (1995 – 2010) đã được Thủ tướng
    Chính phủ phê duyệt ngày 24 tháng 5 năm 1995.


    - Điều chỉnh Tổng thể phát triển Du lịch Việt Nam (1995 – 2010) đã được Tổng cục
    Du lịch lập và đang trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.


    - Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch các vùng và địa bàn du lịch trọng điểm: ba
    vùng du lịch và sáu trung tâm du lịch.


    - Một số Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch 64 tỉnh, thành phố trực thuộc trung
    ương đã được lập, phê duyệt.


    - Điều chỉnh quy hoạch phát triển du lịch quốc gia cho Việt Nam. Tổng cục Du lịch
    Việt Nam và Tổ chức Du lịch Thế giới (WTO), Hà Nội 2001.


    5. Báo cáo của Tổng cục Du lịch: Phát triển du lịch biển, thực trạng và định hướng phát triển thực hiện Chỉ thị 339/TTg của Thủ tướng Chính phủ về kế hoạch triển khai Nghị quyết 03/NQ-TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế biển.


    6. Đề án phương hướng và giải pháp đẩy mạnh phát trỉen du lịch khu vực Miền trung - Tây nguyên. Tổng cục Du lịch 2004


    7. Quy hoạch phát triển các ngành liên quan:


    - Quy hoạch bảo tồn tôn tạo và phát huy tác dụng các di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh đến năm 2020;


    - Định hướng quy hoạch tổng thể phát triển đô thị Việt Nam đến năm 2020;

    MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỘT PHÁ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG BIỂN VÀ VEN BIỂN VIỆT NAM
    1. Sự cần thiết của giải pháp


    Vùng biển và ven biển là nơi tập trung các nguồn lực, tài nguyên và các hoạt động kinh tế xã hội của các nước có biển. Nơi phối kết hợp giữa các quá trình phát triển kinh tế-xã hội, an ninh quốc phòng, bảo vệ môi trường.


    Do ý nghĩa quan trọng của vùng biển đối với các quốc gia có biển, Liên Hợp Quốc (LHQ) và các tổ chức quốc tế đã thống nhất những nguyên tắc quản lý và phát triển bền vững vùng biển và khu vực ven biển. Agenda 21 đã xác định một số nội dung cơ bản có liên quan đối với vấn đề bảo vệ, phát triển bền vững vùng biển:


    - Biển và khu vực ven bờ là hệ sinh thái tổng hợp, có vị trí tối quan trọng đối với việc gìn giữ môi trường sống, là nơi tập trung nhiều nguồn lực KTXH phục vụ mục tiêu phát triển bền vững của các quốc gia, khu vực và thế giới.


    - Trước tình hình xuống cấp, huỷ hoại gia tăng của môi trường biển, cần thiết nhiều nỗ lực của mọi quốc gia để quản lý vùng biển và ven biển ở mọi cấp, vùng, quốc gia, khu vực và toàn cầu.


    - Các quốc gia thành viên của LHQ cần thực hiện nhiệm vụ bảo vệ và phát triển bền vững vùng biển và ven biển thuộc chủ quyền theo quyền, nghĩa vụ và khuôn khổ luật pháp quốc tế đã được thiết lập tại Luật về Biển.


    Việt Nam có điều kiện thuận lợi về biển, với trên 3.200 km bờ biển trải dài dọc theo đất nước theo 3 hướng Đông, Nam và Tây Nam, trên 1 triệu km2 vùng nước thuộc chủ quyền; với một nửa các đơn vị hành chính cấp tỉnh trong cả nước trực tiếp tiếp giáp với biển, nước ta là một trong những nước có tỷ lệ giữa đất liền và mặt nước vào loại cao so với tỷ lệ trung bình của thế giới.


    Biển có vị trí chiến lược rất quan trọng đối với Việt Nam về các mặt kinh tế-xã hội, môi trường và an ninh quốc phòng, là nơi tập trung phần lớn tài nguyên du lịch của đất nước. Trong những năm gần đây, với tiềm năng du lịch đặc sắc, biển và khu vực ven biển đã thu hút hầu hết các hoạt động du lịch với 70% các khu, điểm du lịch trong cả nước được xây dựng, khoảng 60-80% lượng khách du lịch của cả nước. Thu nhập từ hoạt động du lịch biển chiếm tỷ trọng cao trong thu nhập du lịch cả nước. Du lịch vùng biển và khu vực ven biển đã và đang thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành kinh tế khác; tạo thêm nhiều việc làm góp phần tích cực chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đảm bảo an ninh quốc phòng.


    Biển và vùng ven biển còn là địa bàn quan trọng của quá trình phát triển của du lịch Việt Nam trong tương lai theo Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam, Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2010 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.


    Tuy nhiên, trong thời gian qua sự phát triển du lịch khu vực ven biển và vùng biển còn chưa tương xứng với tiềm năng, chưa theo kịp yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước theo hướng công nghiệp hoá-hiện đại hoá.

    Do biển và khu vực ven biển là nơi tập trung phần lớn các hoạt động kinh tế-xã hội, an ninh quốc phòng của dất nước, vấn đề phối kết hợp phát triển giữa các ngành kinh tế- xã hội, yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của đất nước trên cơ sở khai thác hợp lý và có hiệu quả tài nguyên theo nguyên tắc phát triển bền vững, đảm bảo an ninh quốc phòng đang đặt ra nhiệm vụ và giải pháp mới đối với mỗi ngành kinh tế trong đó có du lịch. Để thúc đẩy phát triển vùng biển và khu vực ven biển một cách toàn diện, đòi hỏi những giải pháp tổng hợp về nhiều lĩnh vực trong đó các giải pháp hợp lý và có tính đột phá phát triển vùng biển và ven biển là hết sức cần thiết.


    2. Căn cứ xây dựng giải pháp


    Trong bối cảnh thiếu những nghiên cứu toàn diện và chi tiết về phát triển du lịch vùng biển và ven biển, nội dung của chuyên đề được tổng hợp trên cơ sở các tài liệu có liên quan được cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện, gồm các chủ trương, chính sách, Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng và Nhà nước, các định hướng phát triển du lịch và các ngành có liên quan đến vùng biển và ven biển. Cụ thể gồm:


    2.1. Nghị quyết Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ IX, năm 2001.


    2.2. Pháp lệnh du lịch số 11/1999/PL – UBTVQH ngày 8 tháng 2 năm 1999; Luật
    Du lịch ngày 14 tháng 6 năm 2005.


    2.3. Nghị quyết 03/NQ-TW của Bộ Chính trị về nhiệm vụ phát triển kinh tế biển; Chỉ thị 339/TTg của Thủ tướng Chính phủ về kế hoach triển khai Nghị quyết 03/NQ-TW của Bộ Chính trị về nhiệm vụ phát triển kinh tế biển;


    2.4. Chiến lược phát triển kinh tế Việt Nam đến năm 2010; Quy hoạch tổng thể
    phát triển kinh tế - xã hội các vùng kinh tế trọng điểm.


    2.5. Chiến lược phát triển Du lịch giai đoạn 2001 – 2010, đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 22 tháng 7 năm 2002; Quy hoạch Tổng thể phát triển Du lịch Việt Nam (1995 – 2010) đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 24 tháng 4 năm 1995; Quy hoạch Tổng thể phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2010 đang được trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...